Những cách giúp kiểm soát đường huyết tốt nhất
Có nhiều phương pháp trị tiểu đường khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp tốt nhất phụ thuộc vào người bệnh đang mắc tiểu đường loại 1 hay loại 2. Dù mắc loại nào thì nguyên tắc chung là phải giúp hạ và kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Người bị tiểu đường nên ưu tiên ăn các loại trái cây, rau củ lành mạnh và tránh ăn nhiều tinh bột, đường – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Những người bị tiểu đường loại 1, do tuyến tụy không thể tiết ra đủ insulin, nên cần phải điều trị thường xuyên bằng insulin, theo Business Insider.
Trong khi đó, những người bị tiểu đường loại 2 hay tiểu đường thai kỳ không phải lúc nào cũng cần insulin. Thông thường, bác sĩ khuyến nghị họ phải thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh hơn.
Dưới đây là những cách giúp kiểm soát tiểu đường tốt nhất:
1. Dùng insulin
Insulin là loại hoóc môn do tuyến tụy tiết ra, giúp chuyển hóa đường glucose trong máu thành năng lượng đế cung cấp cho tế bào. Khi tuyến tụy không tiết đủ insulin, đường glucose sẽ tích tụ trong máu dẫn đến tăng đường huyết.
Người bị tiểu đường sẽ bổ sung lượng insulin thiếu hụt bằng thuốc tiêm hoặc thuốc uống. Với những người bị tiểu đường loại 2, phương pháp bổ sung insulin chỉ được sử dụng khi họ không thể thay đổi lối sống bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hay tập luyện thể thao, theo Business Insider.
Video đang HOT
2. Uống thuốc
Những người bị tiểu đường loại 1 có thể được kê một số loại thuốc nếu chức năng tuyến tụy có vấn đề. Các loại thuốc này có tác dụng kích thích tuyến tụy tiết insulin.
Những người bị tiểu đường loại 2 cũng có thể được kê các loại thuốc này khi không thể kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn uống hay tập luyện. Tuy nhiên, thuốc không được khuyến khích dùng cho những người bị tiểu đường thai kỳ.
Các loại thuốc thường được dùng cho bệnh nhân tiểu đường gồm metformin, sulfonylurea và thiazolidinedione (TZD), theo Business Insider.
Tập thể thao giúp người bị tiểu đường tăng quá trình trao đổi chất, chống lại tình trạng kháng insulin, đốt cháy đường glucose và giúp giảm cân – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
3. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục rất quan trọng với bệnh nhân thuộc mọi loại tiểu đường, giúp tăng tốc độ trao đổi chất, chống lại tình trạng kháng insulin, đốt cháy đường glucose và giảm cân.
Người bị tiểu đường nên tập thể dục với cường độ trung bình ít nhất 150 phút/tuần, trong đó có 2 ngày tập các bài sức mạnh nhắm vào các nhóm cơ chính như nâng tạ ngực, squat, cuộn bắp tay hay tập vai, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến cáo.
Tập nâng tạ sẽ giúp cơ bắp đốt nhiều đường glucose hơn, loại bỏ đường khỏi máu, từ đó giúp hạ đường huyết.
4. Duy trì chế độ ăn lành mạnh
Ăn uống lành mạnh là cực kỳ quan trọng với người tiểu đường. Một số món nhiều đường và tinh bột trắng sẽ khiến đường huyết tăng lên rất nhanh.
Do đó, người bệnh cần hạn chế và cẩn thận với các món nhiều đường, tinh bột trắng. Họ cần ưu tiên ăn các món giàu protein, trái cây, rau củ, tinh bột phức tạp như các loại ngũ cốc nguyên hạt, theo Business Insider.
6 lý do tại sao bạn nên thêm hành sống vào bữa ăn hàng ngày
Hành tây có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật mạnh đã được chứng minh là có tác dụng tăng cường sức khỏe theo nhiều cách như: cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa ung thư, kiểm soát lượng đường trong máu,...
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Các flavonoid trong hành tây giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể và chất thiosulfinates có trong hành tây được biết đến là chất giữ cho máu có độ đặc vì chúng làm cho máu loãng hơn. Do đó, nguy cơ đau tim và đột quỵ giảm, theo The Times of India.
Hành tây là một trong những loại rau củ có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật có tác dụng tăng cường sức khỏe theo nhiều cách. Ảnh: NHẬT LINH
Ngăn ngừa ung thư
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Ung thư Lâm sàng Châu Á Thái Bình Dương đã so sánh 833 người bị ung thư đại trực tràng với 833 người không mắc bệnh. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nguy cơ ung thư đại trực tràng thấp hơn 79% ở những người thường xuyên ăn các loại rau allium, chẳng hạn như hành tây. Hơn nữa, một chén hành tây cắt nhỏ cung cấp ít nhất 13,11% lượng vitamin C. Như một chất chống oxy hóa, vitamin này giúp chống lại sự hình thành các hợp chất gốc tự do có liên quan đến ung thư.
Giàu chất chống oxy hóa
Hành tây là một nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời. Trên thực tế, chúng chứa hơn 25 loại chất chống oxy hóa flavonoid khác nhau. Những chất chống oxy hóa này ức chế quá trình oxy hóa, một quá trình dẫn đến tổn thương tế bào và góp phần gây ra các bệnh như ung thư, tiểu đường và bệnh tim.
Góp phần giúp xương khỏe mạnh
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một củ hành tây chứa 25,3 mg canxi. Canxi giúp duy trì xương chắc khỏe, vì vậy thêm hành tây vào món salad của bạn có thể giúp xương khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, hành tây còn được biết tới với công dụng giúp giảm căng thẳng oxy hóa, tăng cường mức độ chống oxy hóa và có thể ngăn ngừa loãng xương và tăng cường mật độ xương.
Cho làn da và mái tóc đẹp hơn
Vitamin A, C và K trong hành tây giúp loại bỏ sắc tố và bảo vệ bạn khỏi tia UV có hại. Là một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, hành tây có thể hỗ trợ việc xây dựng và duy trì collagen, chất cung cấp cấu trúc cho da và tóc.
Giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Ăn hành tây có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt có ý nghĩa đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Các hợp chất cụ thể được tìm thấy trong hành tây chẳng hạn như quercetin và các hợp chất lưu huỳnh có tác dụng chống bệnh tiểu đường, theo The Times of India.
4 lời khuyên giảm cân dành cho người tiểu đường Với những người có nhiều mỡ thừa thì giảm cân sẽ cải thiện sức khỏe tim mạch và mang lại nhiều lợi ích khác cho cơ thể. Nhưng nếu cũng đang bị tiểu đường, họ cần biết một số điều quan trọng khi giảm cân. Tập thể dục thường xuyên rất cần thiết với người bị tiểu đường - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK...