Theo thống kê từ Hội đột quỵ Hoa Kỳ, cứ 4 người còn sống sót sau đột quỵ lần đầu, có 1 người xuất hiện cơn đột quỵ tái phát. Tuy nhiên, tỉ lệ này không phải lẽ tự nhiên và không thể thay đổi.
Nếu bạn đã từng trải qua một cơn đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não ) hay thiếu máu não thoáng qua thì bạn có nguy cơ cao gặp tình trạng tương tự trong tương lai. Điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ loại đột quỵ mà bạn đã bị, nguyên nhân chính gây nên cơn đột quỵ đó để có kế hoạch phù hợp dự phòng cơn đột quỵ tái phát.
Sau đây là những bước quan trọng mà bạn cần kiểm soát nhằm ngăn ngừa hiệu quả cơn đột quỵ tái phát, đồng thời giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống hiện tại.
1. Kiểm soát huyết áp
Theo thống kê của bệnh viện Nhân dân 115, 80% các trường hợp đột quỵ có liên quan đến tăng huyết áp . Nếu bạn bị tăng huyết áp, việc quan trọng là kiểm soát huyết áp dưới ngưỡng cho tối đa theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngưỡng huyết áp khuyến cáo với đã số người bệnh là dưới 140/90 mmHg. Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi và bệnh mắc kèm mà đích huyết áp sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Việc theo dõi huyết áp hằng ngày là rất cần thiết, do huyết áp có thể tăng mà bạn không hề có triệu chứng gì. Bạn nên đo huyết áp hằng ngày, ghi sổ theo dõi và mang tới cho bác sĩ trong mỗi lần tái khám.
Kiểm tra huyết áp thường xuyên giúp kiểm soát và dự phòng đột quỵ tái phát
2. Kiểm soát Cholesterol máu
Cholesterol là một trong những loại mỡ máu của cơ thể. Có 2 loại Cholesterol cần quan tâm đó là: HDL-Cholesterol hay Cholesterol tốt và LDL-Cholesterol hay còn gọi là Cholesterol xấu, góp phần tạo nên những mảng xơ vữa trong lòng mạch. Khi những mảng xơ vữa vỡ ra sẽ thu hút những thành phần khác của máu như hồng cầu, tiểu cầu… dẫn tới sự hình thành các cục máu đông lưu hành trong máu.
Đây cũng là yêu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến đột quỵ, đặc biệt là đột quỵ thể nhồi máu. Nếu bạn bị rối loạn mỡ máu, bạn cần tuân thủ điều trị thuốc của bác sĩ và luyện tập thể lực đều đặn và lựa chọn nguồn thực phẩm phù hợp.
Tăng LDL-Cholesterol khiến hình thành mảng xơ vữa, tăng nguy cơ đột quỵ
3. Kiểm soát đường huyết
Nhiều người mắc đái tháo đường mà không hề biết cho tới khi biến cố xảy ra, ví dụ như đột quỵ. Đái tháo đường là một yếu tố nguy cơ độc lập với bệnh đột quỵ. Nhiều người mắc đái tháo đường cũng đồng thời mắc các bệnh lý khác như tăng huyết áp, tăng cholesterol máu và thừa cân, những yếu tố này càng làm cho nguy cơ mắc đột quỵ tăng cao.
Vì vậy, kiểm soát tốt đường huyết sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ đột quỵ lần đầu cũng như đột quỵ tái phát.
4. Bỏ thuốc lá
Hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất gây đột quỵ, đặc biệt ở người trẻ tuổi. Điều này đúng với cả đột quỵ thể nhồi máu hay thể chảy máu, đột quỵ lần đầu hay tái phát. Nếu bạn đang hút thuốc, dù ít hay nhiều, hãy tìm phương pháp phù hợp để bỏ thuốc.
Hút thuốc là yếu tố nguy cơ quan trọng gây đột quỵ lần đầu và tái phát
5. Duy trì hoạt động thể lực
Luyện tập thể lực giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp, tăng cholesterol máu , đái tháo đường, thậm chí trực tiếp giảm nguy cơ đột quỵ. Hơn nữa, luyện tập thể lực đều đặn, dù chỉ là những bài tập nhẹ như đi bộ, làm vườn nhẹ nhàng cũng có thể thúc đầy quá trình phục hồi sau đột qụy.
6. Hạn chế tối đa hoặc bỏ rượu
Uống nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ. Đồng thời, uống rượu còn làm tăng nồng độ Triglycerid trong máu, đây là một loại mỡ máu có thể gây xơ cứng động mạch.
Vì vậy, nếu bạn đang uống rượu hằng ngày hoặc uống nhiều rượu ở những cuộc vui, hãy dần hạn chế. Nếu bạn không uống rượu thì đừng bao giờ bắt đầu.
Hạn chế uống rượu giúp giảm nguy cơ đột quỵ tái phát
Ngoài những biện pháp gián tiếp kể trên, bạn cũng cần chủ động dự phòng đột quỵ tái phát. Thuốc bổ huyết, hoạt huyết, ôn kinh, thông mạch Đông y thế hệ 2 được xem là biện pháp hiệu quả cho mục tiêu này.
Thuốc không chỉ giúp điều trị đột quỵ mà còn hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ tái phát, hỗ trợ điều trị bệnh lý mạch vành hiệu quả.
DS Phạm Hảo
Đột quỵ vì kiêng cơm
Bệnh đái tháo đường là bệnh mạn tính, nếu kiểm soát không tốt có thể để lại nhiều biến chứng như tàn phế, thậm chí tử vong cho người bệnh.
Bệnh nhân đái tháo đường nhiều năm thường có tâm lý kiêng cơm, thậm chí không ăn cơm mà thay bằng các thức ăn ngoài cơm như khoai, ngô, mì, miến và nghĩ rằng thức ăn này không làm tăng đường, nên ăn thoải mái.
Ảnh minh họa
Bà Trần Thị Hà (Lào Cai) được cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, liệt nửa người, tiểu tiện không tự chủ. Các bác sĩ xác định bà bị đột quỵ thể nhẹ do biến chứng của đái tháo đường nhiều năm. Nguyên nhân là do bà quá kiêng khem, một thời gian bỏ cơm, chuyển sang ăn khoai, miến, bánh mì để giảm đường máu.
Lời bàn: ThS.BS Đỗ Đình Tùng, BV ĐH Y HN cho biết, bệnh đái tháo đường là bệnh mạn tính, nếu kiểm soát không tốt có thể để lại nhiều biến chứng như tàn phế, thậm chí tử vong.
Bệnh nhân đái tháo đường nhiều năm thường có tâm lý kiêng cơm, thậm chí không ăn cơm mà thay bằng các thức ăn ngoài cơm như khoai, ngô, mì, miến và nghĩ rằng thức ăn này không làm tăng đường, nên ăn thoải mái.
Tuy nhiên, các thức ăn là tinh bột, đường đều làm tăng đường, do đó trong các bữa ăn chính cần phải ăn vừa đủ khẩu phần chất bột, tránh ăn thừa tinh bột, gây ra đường huyết cao.
Nếu ăn thêm loại tinh bột khác thì cần giảm bớt cơm thì mới kiểm soát được đường huyết. Một bữa ăn của người bệnh đái tháo đường cũng phải có đầy đủ và cân đối các thành phần tinh bột, đạm và chất béo...
Việc mất cân đối một thành phần nào đều không có lợi cho sức khỏe. Chất bột là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể hoạt động, nếu bỏ hẳn chất bột cũng không phải là chế độ dinh dưỡng phù hợp.
KT ghi
Cứu sống bệnh nhân bị nhồi máu não đã qua giai đoạn vàng Bệnh viện Gia An 115 vừa cứu sống thành công bệnh nhân H.N.T. (sinh năm 1985, ngụ TP Rạch Giá, Kiên Giang) bị nhồi máu não đỉnh thái dương, đã qua giai đoạn vàng can thiệp. Ảnh minh họa Do bệnh nhân còn trẻ, chưa rõ nguyên nhân gây nhồi máu não nên các bác sĩ đã đi tìm nguyên nhân để điều...
Tin mới nhất
Bệnh nhân gan nhiễm mỡ có nên ăn trứng?
18:23:41 28/02/2021
Trứng là một thực phẩm rất bổ dưỡng. Tuy nhiên trứng chứa nhiều cholesterol nên nhiều người thắc mắc liệu có nên sử dụng trứng khi mắc gan nhiễm mỡ?
Giấc mơ có thật của cặp vợ chồng hiếm muộn sau 12 năm cưới nhau
18:23:19 28/02/2021
Hành trình 10 năm ròng tìm con, cuối cùng cặp vợ chồng hiếm muộn ở Bình Định vỡ òa hạnh phúc, nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định thực hiện.
Nấu bí đao theo cách này vừa giúp giải nhiệt, vừa thanh lọc gan
18:07:10 28/02/2021
Gan cần thường xuyên được giải độc, để đảm bảo cơ quan này có thể vận hành tốt các chức năng quan trọng của mình.
Bác sĩ hướng dẫn cách nhận biết nốt ruồi dễ ác tính hóa
18:06:07 28/02/2021
Các bớt sắc tố, thậm chí là các nốt ruồi cũng có thể biến thành ác tính. Người bệnh cần được thăm khám để xử lý kịp thời.
Món ăn rẻ bèo nhưng lại mang đến nhiều giá trị về mặt sức khỏe
18:05:01 28/02/2021
Đậu phụ với thành phần chủ yếu từ đậu nành không chứa cholesterol, gluten, có rất ít calo và là nguồn protein hoàn chỉnh cung cấp đầy đủ tất cả các axit amin thiết yếu cho cơ thể.
Nhập viện cấp cứu vì tự phá thai bằng thuốc
17:11:51 28/02/2021
Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung nhấn mạnh việc tự ý dùng thuốc phá thai có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng, mất máu, thai chưa ra hết bị sót lại..., ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh.
Nổ bình dầu, 1 người bị bỏng nặng
16:41:33 28/02/2021
Bệnh nhân vào viện trong tình trạng đau đớn dữ dội, run cơ toàn thân, toàn thân mùi dầu, bỏng da toàn bộ cơ thể độ II, có vùng bỏng sâu, sốc và đặc biệt bệnh nhân bị bỏng hô hấp rất nặng, suy hô hấp, nguy cơ tử vong cao.
Tại sao nên đi bộ nhẹ nhàng sau bữa tối?
15:53:47 28/02/2021
Đi bộ sau bữa ăn tối là một hoạt động phổ biến, kết hợp lợi ích cải thiện sức khỏe và hỗ trợ tiêu hóa, hạn chế việc tích tụ mỡ.
Bí quyết để vừa có 1 cơ thể khỏe mạnh, vừa có thể khắc phục thói lười biếng
15:52:19 28/02/2021
Muốn sống lâu và khỏe mạnh hơn, chúng ta phải thường xuyên duy trì những thói quen tốt và dần dần loại bỏ các thói quen xấu trong cuộc sống, ví dụ như thói lười biếng chẳng hạn.
Cứu sống bệnh nhân cao tuổi sốc tim biến chứng suy đa phủ tạng
15:18:29 28/02/2021
Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận điều trị thành công trường hợp bệnh nhân bị sốc tim biến chứng suy đa phủ tạng.
Phát hiện thêm một tác động kéo dài ở bệnh nhân Covid-19 đã khỏi bệnh
14:56:40 28/02/2021
Nhiều người sau khi được trị khỏi Covid-19 đã xuất hiện tình trạng rụng tóc. Rụng tóc xảy ra ở gần 22% người khỏi Covid-19, xuất hiện trong vòng 6 tháng kể từ ngày hết bệnh.
Làm gì khi trẻ đau tăng trưởng?
14:47:51 28/02/2021
Đau tăng trưởng được xem là đau lành tính trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ.
Cuộc sống kỳ lạ của cô gái sinh ra không có khứu giác
14:44:47 28/02/2021
Căn bệnh lạ khiến cô Gabriella Sanders ở Anh không có khứu giác. Cô bị mất hoàn toàn khứu giác ngay từ khi sinh ra, khiến cô chưa bao giờ ngửi được bất kỳ thứ gì. Ngoài ra, cô cũng không nếm được thức ăn có vị gì.
Virus gây bệnh Covid-19 có thể sống 3 ngày trên quần áo
14:41:08 28/02/2021
Một nghiên cứu mới đây phát hiện virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 có thể tồn tại vài ngày trên quần áo. Trong đó, virus tồn tại lâu nhất trên quần áo làm từ vải polyester.
Ăn vặt 7 món ngon này, không lo có hại mà còn tốt cho tim
14:34:07 28/02/2021
Nói đến ăn vặt, mọi người thường liên tưởng đến những thứ kém lành mạnh như bánh kẹo hoặc nước ngọt đầy đường, hoặc khoai tây chiên nhiều chất béo và calo.
Những thực phẩm giúp bạn giảm hơn một nửa nguy cơ ung thư ruột
14:11:48 28/02/2021
Mới đây các nhà khoa học đã phát hiện một số loại thực phẩm có thể ngăn ngừa ung thư ruột đến 52%, theo First For Woman.
Bé gái 4 tuổi bị viêm não sau khi ăn thuốc tẩy giun
14:04:53 28/02/2021
Nói đến loại thuốc tẩy giun quả núi, tin rằng hầu hết những người sinh ra trong những năm 80, 90 đều có ấn tượng sâu sắc, nó trông giống như kẹo, là loại thuốc khiến nhiều trẻ em đến bây giờ vẫn mê mẩn.
Người chồng hồi sinh từ quả thận của vợ
13:34:51 28/02/2021
Anh James Reeser, 48 tuổi, Nam Dakota, trở lại cuộc sống mới nhờ quả thận người vợ Lindy hiến tặng.
Liên tục ói ra máu
12:10:52 28/02/2021
Người phụ nữ lớn tuổi bị vỡ mạch máu hành tá tràng, ói ra máu nhiều lần suốt một tháng qua, dẫn đến sốc mất máu, nguy cơ tử vong.
5 triệu chứng bất thường cho thấy bạn đang có nguy cơ mắc ung thư miệng
10:00:31 28/02/2021
So với các bệnh ung thư khác như ung thư dạ dày, ung thư gan thì ung thư miệng là một loại ung thư mà mọi người ít biết đến.
Stress vì tình trạng “khô hạn” của chị em sau tuổi 35
09:57:53 28/02/2021
Bốc hỏa, mất ngủ, khô hạn... là hàng loạt vấn đề chị em phải đối mặt khi nội tiết tố bị suy giảm, chức năng sinh lý cũng suy giảm có thể ảnh hưởng tới đời sống của rất nhiều chị em.
Những công dụng tuyệt vời của quả óc chó
09:55:22 28/02/2021
Sau nhiều nghiên cứu khoa học quả óc chó được ví như là vua của các loại hạt bởi những tác dụng tích cực với sức khỏe cho người dùng. Kết quả mau chóng có được khi đều đặn áp dụng với lượng nhỏ mỗi ngày.
Những sai lầm đáng tiếc khi ăn trái cây có thể gây hại cho sức khỏe, nhiều người đang vô tình mắc phải mỗi ngày
09:52:39 28/02/2021
Những sai lầm khi ăn trái cây không những không có tác dụng hỗ trợ mà có thể khiến sức khoẻ bị ảnh hưởng. Dưới đây là một số sai lầm khi ăn trái cây phổ biến mà bạn cần tránh.
Cảnh báo chất bổ sung điều trị trầm cảm bất hợp pháp
09:49:17 28/02/2021
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa ra cảnh báo tới 10 công ty liên quan vì đã bán bất hợp pháp các chất bổ sung chế độ ăn uống có công dụng chữa bệnh, điều trị, giảm nhẹ hoặc ngăn ngừa trầm cảm và các rối loạn sức khỏe...
7 dấu hiệu cảnh báo bạn tập thể dục quá sức
09:46:27 28/02/2021
Ngủ không ngon, luôn kiệt sức, dễ bị chấn thương hay hệ miễn dịch suy giảm có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang tập thể dục quá sức.
Vaccine Covid-19 có ảnh hưởng đến điều trị ung thư?
09:44:03 28/02/2021
Dù nằm trong nhóm đối tượng ưu tiên, nhiều người bệnh ung thư lo lắng tiêm vaccine Covid-19 có thể ảnh hưởng hoặc giảm hiệu quả điều trị.
Tiến sĩ. Bác sĩ Lê Sĩ Trung - Người có nhiều đóng góp to lớn trong điều trị Thận Tiết niệu
09:39:06 28/02/2021
Tiến sĩ. Bác sĩ Lê Sĩ Trung đã làm nên nhiều thành công trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đóng góp nhiều cho nền y học nước nhà.