Những “bữa cơm có thịt” của học sinh vùng cao Quảng Nam
Câu chuyện về những thầy cô giáo đi vận động để xây trường học, tổ chức bữa cơm có thịt cho học sinh dân tộc thiểu số, hay sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị ở huyện nghèo 30a Nam Trà My để hàng trăm em học sinh ở ngôi làng vùng sạt lở Khe Chữ có nơi học cái chữ… là câu chuyện đẹp trong năm học 2018-2019 ở miền núi Quảng Nam.
Lội bộ hơn 1 giờ đồng hồ, chúng tôi mới có thể đến được điểm trường Long Riêu, ở xã Trà Nam, huyện Nam Trà My, Quảng Nam. Trong năm học 2018-2019, không riêng các cô giáo, mà gần 100 phụ huynh, học sinh ở các điểm trường xa xôi, cách trở này đều rất vui mừng.
Bữa trưa ở điểm trường Mô Rỗi
Đây là lần đầu tiên một ngôi trường xây bán kiên cố được hoàn thành giữa bản làng ở lưng chừng núi, điều mà lâu nay người dân có nằm mơ cũng không dám nghĩ đến. Cũng chính vì lẽ đó, hàng ngày từ sáng sớm, hơn 20 chị em phụ nữ Cadong đã xuống tận chân núi để gùi cõng quần áo, sách vở, bánh kẹo, đường, sữa, ống nước… phục vụ cho việc học tập của con em mình.
Trong tô cơm có rau xào thịt
Video đang HOT
Điểm trường Long Riêu có 2 phòng học, 1 khu ở tạm cho giáo viên và công trình nước sạch, vệ sinh cho học sinh… được xây dựng khoảng 345 triệu đồng, trong đó 300 triệu là do cô hiệu trưởng và các giáo viên vận động các mạnh thường quân đóng góp, số còn lại là ngân sách của huyện Nam Trà My đối ứng. Ở xã Trà Nam đã có 5 ngôi trường xây bán kiên cố như thế này được hoàn thành từ nguồn xã hội hóa, do chính các cô giáo mầm non nơi đây đứng ra kêu gọi, vận động.
Cô Lê Thị Hồng Thanh – Hiệu trưởng Trường mẫu giáo Trà Nam chia sẻ: Không có sự đóng góp hỗ trợ của bà con thì cái trường này phải xây trên 1 tỷ, vì tiền vận chuyển lên đây phải đắt gấp 3, 4 lần, nhờ vận động được bà con vận chuyển cát, sạn, xi măng lên đây mới xây dựng được như vậy. Giờ xong cái trường này bà con rất là mừng, khi có trường bán kiên cố này nhà trường mới tổ chức được bữa ăn bán trú cho các em ở lại trưa.
Bữa sáng của các cháu được ăn cháo thịt
Không chỉ Long Riêu, mà ở hàng trăm điểm trường ở miền núi Quảng Nam, chính quyền địa phương, giáo viên, phụ huynh… cũng đã và đang tất bật chăm lo cho chuyện học cái chữ cho con em đồng bào dân tộc.
Vận động xây trường, các cô còn vận động bữa ăn hàng ngày cho các em học sinh. Tại điểm trường Mô Rỗi (thuộc trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập, xã Trà Tập, Nam Trà My) có 24 học sinh; trong đó mẫu giáo có 17 em và tiểu học có 7 em. Tất 24 em học sinh này được nhà nước hỗ trợ tiền ăn trưa mỗi em 120 ngàn/tháng.
Cô Trà Thị Thu, phụ trách điểm trường Mô Rỗi cho biết, điểm trường này có 9 em nhà ở quá xa, cách trường 1 tiếng rưỡi đi bộ nên phải ở lại để thuận tiện cho việc đi lại cũng như đảm bảo được việc học của các em tốt hơn. Còn 15 em nhà gần điểm trường thì sáng đi chiều về.
Để có bữa ăn “tươm tất” cho các em như thế này, các cô giáo phải vận động thêm các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân giúp đỡ
Với mỗi bữa ăn của một em chỉ khoảng 6 ngàn đồng thì để nấu cơm, rau, thịt cho các em là cả một vấn đề. Để tăng thêm thịt, cá vào bữa ăn của các cháu, các cô kêu gọi hỗ trợ của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm nên bữa ăn của các cháu cũng đảm bảo đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên, vì ở miền núi nên các cô vận động cũng rất khó khăn.
“Nhà nước chỉ cấp tiền cho học sinh bán trú, ở chỗ em không phải học sinh bán trú nên em tự xin tiền để nấu ăn cho học sinh. Các cháu mẫu giáo có 6 ngàn tiền ăn trưa do nhà nước cấp, mà chỗ em học sinh ăn ngày 3 bữa nên phải xin thêm mới đủ”, cô Thu chia sẻ.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Võ Đăng Thuận – Trưởng phòng Giáo dục Nam Trà My – cho biết, theo quy định, không phải em học sinh miền núi nào cũng đủ điều kiện theo Nghị định 116 để ở bán trú. Các em ở bán trú được nhà nước hỗ trợ mỗi tháng 480 ngàn đồng và 15kg gạo. Tuy nhiên, các trường ở các điểm vùng cao đều nuôi luôn các em từ đầu đến cuối tuần.
“Nếu có các nhà hảo tâm, mạnh thường quân hỗ trợ thêm cho các cháu có thêm bữa thịt, con cá thì quá tốt. Địa phương còn khó khăn nên sự giúp đỡ nào cũng đều quý”, Trưởng phòng Giáo dục Nam Trà My nói.
C.Bính
Theo Dân trí
Tiếp sức học sinh dân tộc thiểu số đến trường
Sáng 13/9, tại Trường Trung học cơ sở Hợp Giang, thành phố Cao Bằng, Quỹ học bổng Vừ A Dính phối hợp với Quỹ tài trợ VinaCapital Foundation (VCF) và Ngân hàng Nam Á tổ chức trao bổng "Nâng bước em đến trường, thắp sáng tương lai" cho 115 học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tổng giá trị học bổng 115 triệu đồng.
Bà Trương Mỹ Hoa, Chủ tịch quỹ học bổng Vừa A Dính, cùng lãnh đạo tỉnh Cao Bằng trao học bổng cho học sinh.
Năm học 2018 - 2019, tỉnh Cao Bằng có 658 trường mầm non và phổ thông, với trên 121 nghìn học sinh, trong đó, 96,47% là học sinh dân tộc thiểu số. Đội ngũ giáo viên, cơ bản đủ số lượng, đạt chuẩn trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Phát biểu tại buổi lễ, bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính bày tỏ vui mừng, phấn khởi trước những kết quả tích cực của ngành Giáo dục tỉnh Cao Bằng trong thời gian qua. Chia sẻ những khó khăn với học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, trong 19 năm qua, Quỹ học bổng Vừ A Dính đã trao trên 80.000 suất học bổng tặng học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn có tinh thần hiếu học, rèn luyện tốt.
Qua chương trình, các phần quà, học bổng sẽ là nguồn động lực, động viên, khích lệ học sinh yên tâm học tập, rèn luyện, trở thành người có ích, đóng góp cho sự phát triển của quê hương, đất nước, xứng đáng với truyền thống quê hương cách mạng Cao Bằng.
Theo baotintuc.vn
Học trò ăn sáng, trưa cùng hiệu trưởng Để lắng nghe, chia sẻ tâm tư, tình cảm với học trò của mình, nhà trường không thể thụ động chờ học sinh đến mà cần có nhiều hình thức tiếp cận các em. Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM) luôn tìm hình thức để tiếp cận học trò - ẢNH: LONG HOÀNG Mời cả cha mẹ cùng tham gia Trở...