Những bệnh thường gặp trong dịp Tết và cách phòng tránh
Thay vì ăn uống và nghỉ ngơi điều độ như bình thường, nhiều người lại có xu hướng ăn uống không lành mạnh trong dịp Tết, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau.
(Ảnh: Getty Images)
Tết Nguyên đán thường được xem là mùa của những giây phút thư giãn và nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng sau một năm dài vất vả.
Tuy nhiên, Tết thường được xem là thời điểm người dân dễ mắc các bệnh lý phổ biến bởi nhiều yếu tố khác nhau. Một trong số đó là việc thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt. Thay vì ăn uống và nghỉ ngơi điều độ như bình thường, nhiều người lại có xu hướng ăn uống không lành mạnh trong dịp Tết, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau.
Để có một Tết Nguyên đán vui khỏe, chúng ta nên biết một số căn bệnh thường gặp và có một kế hoạch phòng ngừa đúng đắn.
Đột quỵ
Theo thống kê từ các bệnh viện, trong mùa lạnh, số lượng bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ tăng từ 15-30%. Điều này xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả việc uống rượu bia trong thời tiết giá lạnh.
Bên cạnh yếu tố thời tiết, việc ăn uống, vận động và sinh hoạt thiếu điều độ trong dịp Tết cũng là nguyên nhân gây nguy cơ đột quỵ cao.
Khi uống nhiều rượu bia trong mùa lạnh, chất cồn trong má.u sẽ lưu lại lâu hơn do khả năng bài tiết qua đường mồ hôi giảm. Điều này khiến huyết áp tăng cao và dễ dẫn đến đột quỵ não.
Theo một nghiên cứu khoa học, chỉ cần uống 2 ly rượu mỗi ngày cũng đủ khiến tỷ lệ đột quỵ lên đến 34%.
Do đó, để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ, chúng ta cần có một lối sống lành mạnh và điều độ trong dịp Tết. Một số biện pháp cụ thể để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ như uống rượu bia có mức độ vừa phải; ăn uống điều độ và cân đối; vận động thường xuyên; tránh stress và căng thẳng; kiểm soát huyết áp và cholesterol.
Để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ, chúng ta nên uống rượu bia có mức độ vừa phải.
Các bệnh về gan
Trong dịp Tết, đa phần mọi người thường xuyên ăn nhiều bữa gồm rất nhiều đồ chiên xào dầu mỡ. Bên cạnh đó, mọi người có thói quen chúc nhau bằng rượu bia vì thế dịp Tết chúng ta dễ mắc phải những căn bệnh về gan, đặc biệt là gan nhiễm mỡ.
Ăn nhiều đồ ngọt và uống nhiều nước có ga cũng là nguyên nhân góp phần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan. Tuy nhiên, không chỉ trong thời gian Tết, chúng ta vẫn có thể gặp những vấn đề về sức khỏe kể trên. Người dân Việt Nam có xu hướng sáng tạo ra những món ăn ngon chiên xào dầu mỡ, đây là nguyên nhân gây ra các căn bệnh về gan, đặc biệt là gan nhiễm mỡ thêm vào đó lúc Tết mọi người uống rượu bia để chúc Tết. Mặt khác, các đồ ăn có đường và đồ uống có ga cũng có thể dẫn đến căn bệnh gan nhiễm mỡ.
Để giảm tránh mắc bệnh về gan trong dịp này, chúng ta nên hạn chế uống rượu bia vào ngày Tết. Trong bữa ăn, cũng như đi chúc Tết nên chủ động tránh để không uống quá nhiều bia rượu, gây ảnh hưởng tới gan.
Ngoài ra chế độ ăn uống cũng nên chú ý. Không ăn quá nhiều đồ ngọt và những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.
Viêm tụy cấp
Viêm tụy cấp thường khởi phát do ăn quá nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng. Mà Tết lại chính là dịp chúng ta ăn rất nhiều bữa và nhiều chất khiến nguy cơ mắc căn bệnh này càng cao. Triệu chứng điển hình gồm đau bụng dữ dội vùng thượng vị, nôn mửa, mệt mỏi, sốt và tim đậ.p nhanh. Khi có những triệu chứng này cần nhập viện ngay để điều trị kịp thời.
Vì vậy, trong dịp Tết chúng ta nên ăn uống điều độ, tránh nạp quá nhiều chất đạm trong một bữa ăn.
(Ảnh: Getty images)
Táo bón
Đây là căn bệnh rất nhiều người mắc trong dịp Tết. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh trong dịp Tết. Đa phần chúng ta không chú ý bổ sung chất xơ và ít vận động dẫn đến tình trạng bị táo bón.
Ngoài ra, ăn nhiều đồ ngọt, uống nhiều nước ngọt thay cho nước lọc cũng khiến cho tình trạng này tồi tệ hơn.
Do đó, để phòng tránh, dù là trong dịp Tết nhưng các bạn cũng không nên quên việc ăn rau để bổ sung chất xơ. Các thực phẩm tốt cho sức khỏe như trái cây, ngũ cốc cũng góp phần bổ sung chất xơ cho cơ thể. Kết hợp thêm uống nhiều nước cũng giúp cho tình trạng này được cải thiện đáng kể.
Ngộ độc thực phẩm
Do vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm dịp lễ Tết rất phức tạp và khó kiểm soát nên rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xuất hiện.
Đây cũng là dịp mọi người tụ họp, ăn uống cùng nhau thường xuyên. Việc kết hợp nhiều loại thức ăn kỵ nhau có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm. Người bị ngộ độc thực phẩm thường có dấu hiệu đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy đi ngoài.
Mặt khác, ngộ độc rượu có thể xảy ra do uống quá nhiều rượu bia hoặc uống phải rượu giả. Những ca ngộ độc rượu cũng luôn chiếm tỷ lệ cao trong các ca nhập viện ngày Tết.
Nếu gặp phải tình trạng này chúng ta nên đến bệnh viện kiểm tra và chữa trị kịp thời để không bị ảnh hưởng tới những cuộc vui tiếp theo.
Vì vậy, nếu gặp phải những dấu hiệu trên, việc đầu tiên là hãy dừng ăn ngay những thực phẩm bạn đã ăn trước đó. Giải pháp nhanh nhất là hãy nôn ra, sau đó uống nước cháo muối để bổ sung lượng nước đã mất của cơ thể. Nếu vẫn chưa thấy đỡ, bạn nên đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời.
Video đang HOT
(Ảnh: Vietnam )
Cảm cúm
Thay đổi thời tiết liên tục là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh như sốt, cảm, đau họng, hắt hơi sổ mũi,… Thời tiết lạnh cùng với không khí ẩm là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và tấ.n côn.g cơ thể con người.
Tuy cảm cúm là căn bệnh thường gặp và dễ chữa, nhưng nếu để bệnh kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh khác như viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang,…
Để phòng tránh, chúng ta cần giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt ở các vùng như cổ, tay, chân để tránh bị cảm lạnh hoặc viêm họng. Nếu thấy có dấu hiệu bị cảm lạnh hoặc viêm họng, bạn có thể tìm hiểu những cách chữa dân gian như ngậm chanh mật ong, trà gừng,… và bổ sung Vitamin C.
Tăng huyết áp
Những người trung niên, đặc biệt là những người cao tuổ.i trong dịp Tết dễ gặp phải căn bệnh này. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống , sử dụng rượu bia, sinh hoạt không lành mạnh. Những người có tiề.n sử mặc bệnh này thì nên hạn chế sử dụng rượu bia cũng như ăn uống ngủ nghỉ điều độ trong dịp Tết.
Để có một cái Tết an toàn, vui vẻ, chúng ta nên hạn chế sử dụng rượu bia, tránh uống quá nhiều sẽ khiến huyết áp tăng cao. Ngoài ra, chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng cần chú ý hơn. Ăn ít đạm, bổ sung chất xơ và các vitamin sẽ giúp cơ thể thông huyết, dễ ngủ hơn. Những người trung niên, đặc biệt là những người cao tuổ.i nên chú ý nhiều hơn cũng như hãy biết cách giữ gìn sức khỏe cho bản thân.
(Ảnh: Getty images)
Bệnh về da
Ngày Tết, phái đẹp thường xuyên trang điểm với nhiều loại mỹ phẩm, nước hoa. .. và di chuyển nhiều nơi với bạn bè, người thân dễ khiến làn da của bạn phải “chịu đựng quá mức” nếu không được quan tâm và xử lý kịp thời.
Bệnh lý ngoài da thường gặp nhất là viêm da dị ứng tiếp xúc hay đi kèm với tình trạng sưng viêm, mẩn đỏ và ngứa ngáy nhưng nó chỉ xuất hiện ở nơi da tiếp xúc với độc tố, chất gây dị ứng hoặc ánh nắng Mặt Trời…
Bạn có thể tự phát hiện những nguyên nhân gây viêm da như do ánh nắng, sử dụng dầu gội, kem dưỡng da, mỹ phẩm hay do đồ trang sức mới, thậm chí do nước hoa mới. Để biết chắc chắn, bạn hãy thử loại trừ những nguyên nhân trên để theo dõi liệu bạn có bị viêm da nữa hay không.
Những ngày Tết, với biết bao sinh hoạt bất thường thức khuya, dậy sớm, ăn uống không hợp lý… đều là những tác nhân gây ra lão hóa làn da của bạn. Chúng ta cảm nhận thấy cơ thể đang dần lão hóa khi trên da xuất hiện nếp nhăn, các vết thâm, nám hay nguy cơ ung thư.
Làn da có khỏe mạnh mới cho thấy cơ thể đang khỏe mạnh. Để có làn da khỏe mạnh, bạn không nên bỏ qua các bước chăm sóc da cơ bản, hạn chế thức quá khuya, ăn ít đồ dầu mỡ, uống ít rượu bia; uống nhiều nước để giữ da luôn ẩm và khỏe./.
Phục hồi chức năng cho người mắc Hội chứng Apallic
Việc phục hồi chức năng cho người mắc Hội chứng Apallic nên được thực hiện càng sớm càng tốt, ngay sau khi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ổn định.
Tuy nhiên, thời điểm cụ thể còn phụ thuộc vào tình trạng tổng thể, mức độ tổn thương và chỉ định của bác sĩ...
Hội chứng Apallic (hay trạng thái thực vật kéo dài), là tình trạng rối loạn nhận thức mà trong đó người bệnh tổn thương não nghiêm trọng và chỉ nhận thức được một phần chứ không hoàn toàn ý thức được về môi trường xung quanh.
Các bác sĩ sử dụng thuật ngữ như "trạng thái mất vỏ", "trạng thái mất chức năng não" để mô tả về Hội chứng này.
Hội chứng Apallic xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như tổn thương não do chấn thương, do phẫu thuật, siêu vi (viêm màng não), đột quỵ não, thiếu oxy não...
Đây là một tình trạng cấp cứu cần được điều trị và chăm sóc y tế toàn diện, liên tục nhằm đảm bảo chức năng tuần hoàn, hô hấp và các biện pháp hỗ trợ cho người bệnh.
1. Vai trò của tập luyện đối với người mắc Hội chứng Apallic
Đối với người mắc Hội chứng này, các bài tập phục hồi chức năng thường được thiết kế nhằm:
Duy trì chức năng cơ học của cơ thể, tránh co cơ, cứng khớp, teo cơ, loét tỳ đè...
Hỗ trợ hô hấp, giảm biến chứng nằm lâu, giảm nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp.
Vận động nhẹ giúp kích thích nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác.
Các bài tập vận động thụ động và kích thích giác quan (thính giác, thị giác, xúc giác) giúp kích thích các vùng não còn hoạt động, tăng khả năng phục hồi nhận thức.
Cải thiện tuần hoàn má.u, giảm nguy cơ huyết khối.
Trong một số trường hợp, tập luyện đều đặn có thể góp phần cải thiện chức năng não bộ, giúp người bệnh có khả năng phục hồi ý thức một phần hoặc phát triển các phản xạ có ý thức.
2. Các bài tập phục hồi chức năng cho người mắc Hội chứng Apallic
2.1. Nguyên tắc khi tập luyện cho người mắc Hội chứng Apallic
Cá nhân hóa: Các bài tập phục hồi chức năng phải phù hợp với tình trạng sức khỏe, mức độ tổn thương của từng người bệnh.
- Kiên trì và đều đặn: Việc tập luyện cho người mắc Hội chứng Apallic cần kiên trì, đều đặn để đạt hiệu quả.
- An toàn:Thực hiện các bài tập một cách nhẹ nhàng, tránh gây đau hoặc tổn thương thêm cho bệnh nhân.
- Kết hợp chăm sóc tổng quát:Tập luyện nên đi đôi với dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh cơ thể và kích thích giác quan.
- Theo dõi thường xuyên: Theo dõi và đán.h giá tiến trình phục hồi để điều chỉnh phương pháp tập luyện khi cần.
2.2. Các bài tập phục hồi chức năng cho người mắc Hội chứng Apallic
Bài tập vận động thụ động hỗ trợ duy trì độ linh hoạt khớp.
Bài tập vận động thụ động
Các bài tập vận động thụ động là các bài tập cần người hỗ trợ giúp di chuyển tay, chân của người bệnh để thực hiện các động tác, giúp hỗ trợ duy trì độ linh hoạt khớp, ngăn ngừa biến chứng teo cơ, cứng khớp và cải thiện tuần hoàn.
Cách thực hiện:
Người chăm sóc hoặc chuyên viên hỗ trợ di chuyển tay, chân của bệnh nhân
Gập, duỗi khuỷu tay, cổ tay, ngón tay.
Xoay nhẹ nhàng vai, hông, đầu gối, cổ chân.
Thực hiện mỗi khớp 10-15 lần, 2-3 lần/ngày.
Lưu ý không ép khớp, tránh gây đau. Quan sát phản ứng của người bệnh nếu thấy nhăn mặt, khó chịu do đau cần thực hiện nhẹ nhàng hơn, hoặc ngừng không tập động tác đó nữa, chuyển sang động tác khác phù hợp với thể trạng của người bệnh.
Bài tập kéo giãn cơ
Bài tập này phù hợp cho những người có nguy cơ co cứng cơ do nằm bất động lâu ngày, giúp kéo giãn cơ, giảm đau nhức do co cơ.
Cách thực hiện:
Người chăm sóc duỗi nhẹ tay - chân theo hướng duỗi cơ, giữ trong 10 - 15 giây rồi thả ra.
Thực hiện đều đặn hai bên, mỗi bên từ 10 - 15 lần/ngày.
Lưu ý không kéo quá mức gây đau, chấn thương cơ.
Bài tập kích thích các giác quan
- Kích thích thính giác: Những bệnh nhân giảm nghe hoặc không có phản ứng với lời nói nên được áp dụng các bài tập phục hồi kích thích thính giác nhằm kích thích vùng não bộ, cải thiện khả năng nhận thức và phản ứng với âm thanh.
Cách thực hiện:
Lựa chọn âm thanh nhẹ nhàng, dễ chịu với người bệnh như lời nói của người thân, âm nhạc nhẹ, thư giãn, tiếng động tự nhiên.
Đảm bảo âm lượng không quá lớn, đặt thiết bị phát âm gần tai người bệnh.
Thực hiện lặp đi lặp lại việc phát âm thanh và quan sát phản ứng của người bệnh (như cử động mắt, phản ứng cơ thể, hoặc bất kỳ dấu hiệu nhận thức nào khác).
Nếu bệnh nhân không phản ứng ngay lập tức, không cần ép buộc, tiếp tục lặp lại trong những lần sau với sự thay đổi về loại âm thanh.
Thực hiện 10 - 15 phút/lần, ngày 2 - 3 lần.
- Kích thích xúc giác: Giúp tăng cường kích thích dây thần kinh cảm giác cho những bệnh nhân mắc Hội chứng Apallic mất hoặc giảm cảm giác ở vùng tay - chân.
Cách thực hiện:
Sử dụng khăn mềm, bàn chải, lông vũ nhẹ nhàng lướt qua da tay, chân.
Quan sát sắc mặt và biểu hiện của người bệnh.
Thực hiện 5 - 10 phút/lần, ngày 2 lần.
- Kích thích vị giác: Tương tự các giác quan khác, kích thích vị giác nhằm cải thiện khả năng nhận thức qua vị giác, giúp kích thích não bộ và cải thiện các phản ứng của cơ thể.
Cách thực hiện:
Lựa chọn thức ăn, đồ uống lỏng, mềm, nhẹ, có vị rõ ràng, dễ tiêu hóa.
Đảm bảo người bệnh ngồi thẳng hoặc có người hỗ trợ giữ đầu để tránh sặc khi ăn hoặc uống.
Dùng tăm bông nhúng vào thực phẩm hoặc dùng muỗng/ống hút để người bệnh nếm một lượng nhỏ thức ăn có vị ngọt, chua, đắng, mặn.
Lắng nghe bệnh nhân có phản ứng hay không, như cử động lưỡi, miệng, hoặc ánh mắt khi tiếp xúc với các vị giác.
Nếu có thể, khuyến khích bệnh nhân nuốt hoặc phản ứng lại bằng cách tạo ra âm thanh hoặc cử động. Thực hiện bài tập từ 1-2 lần/ngày và thử nghiệm với các vị giác khác nhau (ngọt, mặn, chua, đắng, cay) trong từng buổi tập.
Bài tập vận động chủ động
Với những người mắc Hội chứng Apallic cải thiện nhận thức, tự thực hiện được các động tác, có thể kết hợp thêm các bài tập vận động chủ động nhằm tăng cường sức mạnh cơ và cải thiện tầm vận động khớp.
Bài tập bóp bóng giúp tăng cường sức mạnh cơ cho người mắc Hội chứng Apallic.
Cách thực hiện:
Tập cầm nắm: Sử dụng quả bóng xốp hoặc chai nhựa mềm, cho người bệnh nắm vào vật, hỗ trợ giữ trong vài giây và thả ra.
Tập nhấc tay - chân: Hướng dẫn bệnh nhân nhấc nhẹ tay hoặc chân với sự hỗ trợ.
Tập ngồi dậy với những người đã cải thiện sức mạnh cơ thân trên: Người hỗ trợ giúp bệnh nhân ngồi dậy từ tư thế nằm, giữ trong 10 giây rồi từ từ hạ xuống.
Tập với khung: Sử dụng khung tập đi hoặc thiết bị nâng để tập đứng. Thực hiện đều đặn mỗi bài tập từ 10 - 15 lần, ngày 2 - 3 lần.
Bài tập hô hấp
Bài tập hô hấp là bài tập quan trọng giúp tăng cường thông khí phổi, giảm nguy cơ viêm phổi, hỗ trợ dẫn lưu đờm cho người mắc Hội chứng Apallic.
Bài tập vỗ rung.
Bài tập vỗ rung
Người hỗ trợ đỡ người bệnh ở tư thế ngồi, tay chụm lại như vỏ sò, vỗ nhẹ hai bên lưng gần vùng phổi trong 1 - 2 phút. Vỗ theo chiều từ dưới lên trên, từ hai bên vào giữa để kích thích long đờm, phản ứng ho khạc đờm.
Bài tập hít thở sâu giảm căng thẳng cho người mắc Hội chứng Apallic (ảnh minh họa).
Bài tập hít thở sâu
Với người bệnh có khả năng nhận thức tốt, việc hướng dẫn các bài tập hít thở sâu, thở bụng giúp cải thiện lưu thông khí, giảm căng thẳng lo âu và kích thích sự tập trung của não bộ.
Cách thực hiện:
Đặt người bệnh ở tư thế nằm hoặc ngồi thoải mái.
Dùng tay nhẹ nhàng đặt lên bụng người bệnh để cảm nhận quá trình thở.
Yêu cầu người bệnh hít vào từ từ qua mũi, đếm đến 4 (giữ lại hơi thở trong 2 giây), rồi thở ra nhẹ nhàng qua miệng đếm đến 6.
Tập trung vào việc thở sâu vào bụng, thay vì thở bằng ngực.
3. Lưu ý khi tập luyện cho người mắc Hội chứng Apallic
Trước khi tập, cần xác định khả năng nhận thức, thể lực của người bệnh để chọn bài tập phù hợp.
Bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng và tăng dần mức độ lên, không tạo áp lực cho người bệnh.
Tập luyện đều đặn mỗi ngày, kiên nhẫn chờ đợi phản ứng của người bệnh.
Tạo không gian yên tĩnh, đảm bảo sự thoải mái và tránh nguy cơ chấn thương khi tập luyện.
Sử dụng âm thanh, hình ảnh để kích thích nhận thức và phản ứng của các giác quan.
Thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ hoặc chuyên gia phục hồi chức năng.
Đảm bảo bệnh nhân có chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất để hỗ trợ quá trình hồi phục.
Theo dõi và điều chỉnh bài tập theo sự cải thiện của người bệnh.
Chữa đột quỵ bằng 'ho mạnh, sấy vào gáy', bác sĩ lên tiếng BS. Mạnh khẳng định việc ho mạnh hay sấy vào gáy đều không có tác dụng chữa đột quỵ như thông tin lan truyền trên mạng. Làm chậm "giờ vàng" cứu chữa Thời gian gần đây, thời tiết đang trong những ngày giá lạnh, nhiệt độ thấp và không khí lạnh kéo dài là tác nhân khiến nhiều bệnh lý gia tăng, đặc...