Người đàn ông đi cấp cứu nghi đột quỵ nhưng phát hiện ung thư giai đoạn cuối
Người đàn ông ở Phú Thọ đột nhiên yếu liệt nửa người nên đi cấp cứu vì nghi bị đột quỵ nhưng bác sĩ chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn cuối, di căn não.
Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) vừa cấp cứu 1 trường hợp nam bệnh nhân 75 tuổi (trú tại Cẩm Khê) được người thân đưa vào bệnh viện cấp cứu nghi ngờ đột quỵ. Người đàn ông này có triệu chứng yếu liệt nửa người trái, tiền sử khỏe mạnh, chơi thể thao thường xuyên.
Các bác sĩ nghi ngờ đột quỵ não, bệnh nhân được chỉ định chụp cắt lớp vi tính sọ não. Kết quả chụp cho thấy nam khối u 4,5-5cm, gây đè ép não thất bên bên phải và đè đẩy đường giữa lệch qua trái. Sau khi thực hiện thêm các chiếu chụp khác, bác sĩ nghi ngờ u phổi.
Sau đó, Bệnh viện K (Hà Nội) cũng chẩn đoán bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối di căn não gây yếu liệt nửa người.
Theo các bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê, nguyên nhân chính gây ra tình trạng yếu hoặc liệt nửa người là do đột quỵ não bao gồm thể xuất huyết não hoặc thể nhồi máu não.
Ngoài ra, các nguyên nhân gây liệt nửa người như chấn thương sọ não, khối u, áp- xe, tổn thương não. Khối u di căn có thể chèn ép vào vùng chức năng vận động, cảm giác dẫn đến yếu cơ hoặc tê liệt ở một hoặc nhiều bộ phận của cơ thể.
Video đang HOT
Đối với bệnh ung thư phổi, tế bào ác tính thường tiến triển nhanh, di căn sớm, đa số phát hiện ở giai đoạn muộn. Các triệu chứng chỉ xuất hiện khi khối u kích thước đủ lớn và xâm lấn vào những tổ chức lân cận xung quanh trong đó có não.
Khi có các triệu chứng yếu liệt nửa người, đau đầu, giảm thị lực người dân hết sức cẩn trọng, cần đi kiểm tra ngay. Đây có thể là dấu hiệu của ung thư phổi di căn não.
6 điều cần làm và 3 điều không nên làm đối với bệnh nhân đột quỵ
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đột quy cao nhất với khoảng 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm.
Với những người sống sót sau đột quỵ, tỷ lệ bị khuyết tật ở mức cao.
Những năm gần đây, nhờ công tác truyền thông nên số người dân bị đột quỵ đến viện sớm đạt khoảng 20%. Tuy nhiên, con số này vẫn là rất thấp so với thế giới. Với thực trạng như vậy, việc nâng cao nhận thức để người dân đến viện sớm trong "giờ vàng" là vô cùng quan trọng.
PGS.TS Mai Duy Tôn - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai thăm khám cho bệnh nhân đột quỵ
6 điều cần làm
Theo PGS.TS Mai Duy Tôn - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, đột quỵ não có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tàn tật vĩnh viễn. Vì vậy, điều tối quan trọng khi phát hiện người thân có dấu hiệu đột quỵ là cần hành động nhanh để kịp đến viện trong giờ vàng. Cụ thể:
- Lập tức gọi xe cứu thương: Gọi 115 là lựa chọn thông minh nhất khi người thân của bạn bị đột quỵ. Xe cứu thương 115 sẽ đưa người thân của bạn đến địa điểm có thể thực hiện kỹ thuật cấp cứu bệnh nhân đột quỵ chuẩn nhất và nhanh nhất.
Thêm vào đó, nhân viên y tế của 115 được trang bị kiến thức y tế để xử lý các tình huống khẩn cấp khác nhau, họ có thể hỗ trợ cứu sống bệnh nhân trên đường đến bệnh viện và có khả năng làm giảm các tác động của đột quỵ não.
- Hãy nói "đột quỵ não" với cấp cứu 115: Khi bạn gọi 115 và yêu cầu trợ giúp, hãy thông báo cho người điều hành rằng bạn nghi ngờ bệnh nhân bị đột quỵ não. Nhân viên cấp cứu 115 sẽ được chuẩn bị phương tiện y tế phù hợp và chọn bệnh viện chuyên điều trị đột quỵ não trước khi họ chuyển bệnh nhân.
- Phải theo dõi các triệu chứng và hỏi chuyện người bệnh: Người thân của bạn có thể không giao tiếp được tại bệnh viện. Vì vậy, trong khi chờ xe cứu thương đến hãy hỏi người bệnh càng nhiều thông tin càng tốt. Hỏi về tất cả các loại thuốc mà người bệnh đang dùng, tình trạng sức khỏe, có dị ứng gì không? Ghi lại tất cả các triệu chứng bao gồm: thời điểm đột quỵ, tiền sử bệnh tật của người bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim, ngừng thở khi ngủ, tiểu đường. Những thông tin này rất hữu ích khi bác sĩ khai thác bệnh sử...
- Hãy khuyến khích người bệnh nằm xuống: Nếu người bệnh đang ngồi hoặc đứng, hãy khuyến khích họ nằm nghiêng với tư thế đầu cao. Để giữ cho người bệnh thoải mái, hãy nới lỏng quần áo của họ. Tư thế này giúp tăng cường lưu lượng máu đến não. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ngã thì đừng cố di chuyển họ.
- Thực hiện hồi sinh tim phổi (CPR): Một số người bệnh có thể bất tỉnh trong cơn đột quỵ não. Nếu điều này xảy, hãy đánh giá tình trạng hô hấp của họ, xem họ có còn thở không. Nếu bạn không thể bắt được mạch, hãy bắt đầu thực hiện hồi sinh tim phổi...
- Phải bình tĩnh: Cố gắng giữ bình tĩnh trong suốt quá trình chờ cứu thương 115 đến
3 điều không nên làm
Bên cạnh những việc cần làm, PGS.TS Mai Duy Tôn cũng khuyến cáo những điều không nên làm đối với bệnh nhân đột quỵ não như sau:
- Không được cho người bệnh uống thuốc: Mặc dù aspirin là chất làm loãng máu, tuy nhiên không được cho người bệnh uống aspirin hay bất kỳ một loại thuốc nào khác. Cục máu đông chỉ là một trong vô số nguyên nhân dẫn dến đột quỵ não.
Đột quỵ não cũng có thể do một mạch máu vỡ trong não gây ra. Vì vậy, khi không biết người thân bị mắc loại đột quỵ nào thì tuyệt đối không cho họ uống bất kỳ loại thuốc nào. Đã có nhiều sự cố vô cùng đáng tiếc khi người thân cho bệnh nhân uống An cung.
- Không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì: Tránh đưa thức ăn hoặc nước uống cho người bị đột quỵ não. Bởi vì bệnh nhân đột quỵ não thường không tỉnh táo và có thể có rối loạn nuốt. Do đó, cho người bệnh ăn hoặc uống có thể dẫn đến tình trạng nghẹn, gây sặc dẫn đến suy hô hấp và hệ quả là viêm phổi.
- Không cho người bệnh tự đi xe đến bệnh viện: Các triệu chứng đột quỵ não rất khó để nhận biết ngay từ đầu. Người bệnh có thể nhận ra có gì đó không ổn, nhưng không nghi ngờ đột quỵ não. Nếu bạn phán đoán người bệnh đang bị đột quỵ não thì tuyệt đối không để người bệnh tự đi xe đến viện mà hãy gọi 115 và chờ sự giúp đỡ.
Đột quỵ gia tăng sau Tết Trước, trong và sau Tết Nguyên đán, nhiều bệnh viện tiếp nhận số ca đột quỵ gia tăng, có nơi còn quá tải bệnh nhân cần can thiệp cấp cứu. Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau tim mạch và ung thư. TS.BS Nguyễn Văn Tuyến, Chủ nhiệm Khoa Đột quỵ não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108...