Những bệnh nhi Ukraine khao khát được về nhà
Những đứa trẻ bị bệnh hiểm nghèo không thể về nhà hoặc chạy khỏi thủ đô Kiev và buộc phải trú ẩn trong hầm bệnh viện để điều trị khi xung đột Ukraine – Nga leo thang.
Một người đàn ông bế đứa trẻ đi sơ tán để tránh chiến sự tại Irpin, gần Kiev ngày 6/3 (Ảnh: Reuters).
Nadia Tymoshchuk đang chờ một đợt hóa trị ung thư nữa để có thể trở về nhà với chú rùa cưng và ôm anh chị của mình.
“Con nhớ họ rất nhiều. Con đã từng phát điên vì họ quá ồn ào và không thể chịu được tiếng ồn”, cô bé 14 tuổi chia sẻ khi đang nằm điều trị tại tầng hầm của Bệnh viện Nhi đồng 7 ở thủ đô Kiev của Ukraine.
Cô bé Nida đã chiến đấu với căn bệnh u thần kinh đệm, một loại ung thư não ác tính hiếm gặp, kể từ năm 2019. Nhưng gần đây, ung thư đã di căn và các khối di căn bắt đầu đè lên thận của cô bé.
Nadia đã phải nhập viện để điều trị thận vào ngày 9/2 và phải xuống trú ẩn trong tầng hầm của bệnh viện sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Video đang HOT
Maryna, mẹ của cô bé, cho biết họ đã ở 8 hoặc 9 ngày qua trong một căn phòng nhỏ được thắp sáng bằng những ngọn đèn phát quang cùng với hàng chục bệnh nhân khác. Nhiều nhân viên y tế cũng ở đây suốt ngày đêm. Lối vào bệnh viện ở trung tâm Kiev do một người cầm súng săn đứng bảo vệ.
“Chúng tôi phát ốm và mệt mỏi khi ngồi ở đây”, Maryna nói. “Mỗi ngày trong bệnh viện là một ngày không có ánh sáng mặt trời, chán nản với những thủ tục y tế cần làm, ăn uống và những cơn đau hành hạ. Con bé rất đau đớn, nằm co quắp”.
Vùng ngoại ô Kiev, bao gồm cả khu phố của gia đình Tymoshchuk gần ga tàu điện ngầm Akademgorodok ở phía tây thủ đô, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc giao tranh hiện nay.
“Ngay cả khi ở nhà, tôi cũng sẽ không thể bình tĩnh”, Nadia nói. Trong khi đó, các bác sĩ y tế ở Kiev tỏ ra bi quan về phương pháp điều trị của Nadia vì không bệnh viện nào ở Ukraine có thể cung cấp đợt hóa trị mới cho cô bé.
“Các bác sĩ nói hãy ra nước ngoài, không ai có thể giúp bạn ở Ukraine”, Nadia kể lại.
Một bệnh viện ở Italy đã đồng ý tiếp nhận điều trị cho cô bé. Tuy nhiên, chuyến đi bằng tàu hỏa đến thành phố Lviv, miền tây Ukraine và sau đó đi đến Italy đã bị hoãn lại do việc sơ tán thường dân khỏi Irpen. Việc này khiến hầu hết các chuyến tàu chạy về phía tây vào cuối tuần này bị mắc kẹt.
Không có nơi nào để đi
Một nhà bị hư hại nặng nề do trúng hỏa lực gần Kiev, Ukraine (Ảnh: Reuters).
Khi giao tranh bùng nổ, Bệnh viện 7 đang điều trị cho khoảng 20 trẻ em. Còn bây giờ, chỉ còn lại 5 trẻ, và hầu hết đều không có nơi nào để đi.
Kira Rihtik, 10 tuổi, đến bệnh viện trong tình trạng viêm phổi nặng, bắt đầu 3 ngày trước khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24/2.
Bà Mary, mẹ của Kira nói với Al Jazeera, tòa nhà chung cư 8 tầng nơi gia đình sinh sống ở quận Borshchahivka, miền tây Kiev đã hứng chịu các vụ nổ trong giao tranh. “Các vụ nổ mạnh đến nỗi toàn bộ ngôi nhà rung chuyển”, cô Mary nói.
Bệnh viêm phổi của con gái cô càng trầm trọng hơn sau khi gia đình và hàng chục người hàng xóm của họ phải trú ở một bãi đậu xe ngầm lạnh giá trong 3 đêm. Sau 3 ngày địa ngục, bệnh viện là nơi ẩn náu tốt nhất cho gia đình cô. “Con có những thứ tôi cần”, Kira nói.
Nhưng một khi quá trình điều trị kết thúc, Kira và Mary sẽ phải trở lại Borshchahivka. “Chúng tôi sợ hãi khi phải rời Kiev, không còn nơi nào để ở lại Lviv”, Mary nói, đề cập đến một thành phố ở miền tây Ukraine là cửa ngõ để di tản đến Ba Lan.
Tổng thống Nga, Pháp tiếp tục điện đàm trong ngày 20/2
Theo hãng tin TASS của Nga, ngày 19/2, Điện Kremlin xác nhận rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron sẽ điện đàm trong ngày 20/2.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh tình hình tại miền Đông Ukraine đang nóng lên.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) tại cuộc họp báo chung ở Moskva, Nga, ngày 7/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, ngày 12/2, hai nhà lãnh đạo này đã có cuộc điện đàm kéo dài khoảng 1 giờ 40 phút, thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraine. Vào thời điểm đó, Tổng thống Putin đã khẳng định rằng những cáo buộc về việc Nga lên kế hoạch tấn công Ukraine là "sự suy đoán mang tính khiêu khích" và có thể dẫn đến một cuộc xung đột ở Ukraine.
Trong khi đó, Điện Elysee cho hay tại cuộc điện đàm trên, Tổng thống Macron đã nói với người đồng cấp Putin rằng những cuộc đàm phán chân thành không thể diễn ra nếu không có những nỗ lực giảm leo thang căng thẳng liên quan đến Ukraine. Cả hai nhà lãnh đạo "đều bày tỏ mong muốn tiếp tục đối thoại" về biện pháp "thúc đẩy các thỏa thuận Minsk" liên quan đến khu vực Donbass, cũng như "những điều kiện an ninh và ổn định ở châu Âu".
Tổng thống Macron cũng vừa thực hiện chuyến công du lần lượt tới Nga và Ukraine trong các ngày 7 và 8/2 và hội đàm với nhà lãnh đạo hai nước nhằm tìm cách giải quyết tình trạng căng thẳng hiện nay giữa Moskva và phương Tây.
Căng thẳng leo thang trong quan hệ Nga và phương Tây thời gian gần đây khi Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho rằng có khả năng Nga triển khai hành động quân sự đối với Ukraine. Phía Moskva luôn bác bỏ và khẳng định những cáo buộc trên là động thái gây leo thang căng thẳng vô căn cứ, đồng thời nhấn mạnh Nga không gây đe dọa cho bất cứ quốc gia nào. Theo quan điểm của Moskva, việc NATO vẫn đang tìm cách mở rộng về phía Đông và đưa vũ khí vào lãnh thổ Ukraine cũng đang đe dọa trực tiếp đến an ninh của Nga.
So sánh sức mạnh quân sự của Nga và Ukraine khi căng thẳng leo thang Hiện Nga có hỏa lực quân sự mạnh hơn Ukraine, cả trên bộ, trên không và trên biển. Theo trang tin News.sky.com (Anh) ngày 19/2, Nga hiện có sức mạnh quân sự thông thường vượt trội gấp 5 lần Ukraine. Nga chiếm ưu thế áp đảo so với Nga về tiềm lực quân sự. Ảnh: Skynews Moskva có 900.000 binh sĩ đang phục...