Những bệnh lý trẻ em thường mắc phải trong những năm đầu đời
Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, tạo cơ hội tốt cho sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh trong tương lai.
Chủng ngừa là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất, giúp bảo vệ trẻ trước các bệnh nguy hiểm như viêm phổi, bạch hầu, ho gà, sởi, quai bị, rubella, viêm gan B…
TS BS. Nguyễn Huy Luân thăm khám và tư vấn tiêm chủng cho bệnh nhi.
Các căn bệnh thường gặp ở trẻ trong những năm tháng đầu đời
TS BS. Nguyễn Huy Luân, Trưởng Đơn vị tiêm chủng BV ĐHYD TPHCM cho biết, các bệnh lý trẻ em thường mắc phải trong những năm đầu đời có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và từng giai đoạn phát triển.
Theo thống kê năm 2019, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhóm trẻ em dưới 1 tuổi là do các vấn đề chu sinh và dị tật bẩm sinh, đặc biệt là các dị tật về tim mạch, hô hấp, thần kinh. Nhiễm trùng đường hô hấp dưới cũng là một nguyên nhân quan trọng.
Trong khi đó, đối với trẻ từ 1 đến 4 tuổi, các bệnh lý như lao, tiêu chảy, sởi và nhiễm trùng hô hấp dưới chính là những nguyên nhân chính. Tiếp đến là các dị tật bẩm sinh và những bệnh không truyền nhiễm khác.
Video đang HOT
Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc hoặc tử vong do các bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa bằng vaccine như viêm gan B, cúm, phế cầu, virus rota, ho gà…
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm trên thế giới có khoảng 3 triệu người tử vong do các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine, trong đó một nửa là trẻ em dưới 5 tuổi.
Như vậy, bằng cách chủ động tiêm vaccine, cha mẹ có thể bảo vệ trẻ em khỏi những căn bệnh nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Theo TS BS. Nguyễn Huy Luân, có nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe của trẻ trong những năm đầu đời, đặc biệt là sự phát triển chưa hoàn thiện của hệ tiêu hóa, hô hấp và miễn dịch.
Ngoài ra, việc trẻ chưa đạt mức miễn dịch tối đa do tiêm chủng chưa đầy đủ cũng là một nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua vi khuẩn và virus.
Một trong các cách thức giúp đảm bảo cho trẻ có sức khỏe tốt là tiêm chủng để phòng ngừa các bệnh có thể phòng được bằng vắc-xin.
Lịch tiêm chủng trẻ em 6 tuần tuổi
ThS BS. Nguyễn Hiền Minh – Phó Trưởng Đơn vị tiêm chủng BV ĐHYD TPHCM nhấn mạnh, trong những năm tháng đầu đời, trẻ em rất dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.
Khi này, việc tiêm vaccine có thể giúp cơ thể trẻ chủ động tạo ra kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Nếu trẻ mắc bệnh, thời gian bệnh sẽ ngắn hơn và triệu chứng nhẹ hơn, từ đó giảm rủi ro để lại di chứng sau bệnh.
Theo lịch tiêm chủng được khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho trẻ em và với các vaccine hiện có tại Việt Nam thì , từ 6 tuần tuổi trẻ cần tiêm các mũi vaccine quan trọng như Vaccine 6 trong 1 (phòng chống bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B, và các bệnh do vi khuẩn Hib, vaccine phế cầu, vaccine phòng bệnh tiêu chảy và viêm dạ dày ruột do virus Rota).
Trẻ tiêm vaccine phòng cúm, khi 6 tháng tuổi. Đến 9 tháng tuổi, trẻ có thể tiêm vaccine thủy đậu, viêm não Nhật Bản thế hệ mới và vaccine phòng viêm màng não do não mô cầu type A, C, W, Y.
Từ 12 tháng tuổi, trẻ tiếp tục được bảo vệ bằng vaccine sởi, quai bị, rubella và viêm gan A Khi đến 9 tuổi, vaccine ngừa virus HPV sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi các loại ung thư liên quan đến HPV lây lan qua đường tình dục.
ThS BS. Nguyễn Hiền Minh nhấn mạnh, tất cả mũi vaccine này đều là biện pháp phòng bệnh chủ động, an toàn và hiệu quả, giúp xây dựng hệ miễn dịch và bảo vệ trẻ luôn khỏe mạnh.
Tuy nhiên, hệ tiêm chủng cần thời gian hoàn thiện và tiêm đầy đủ tất cả loại vaccine. Do đó, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm chủng đều đặn theo lịch tiêm chủng của Bộ Y tế.
Nguy hiểm khi đồng nhiễm cúm A và COVID-19
Dịch cúm A, B đang tăng mạnh ở Hà Nội kể từ tháng 12/2023 tới nay, bên cạnh đó, thời tiết mùa Đông - Xuân cũng làm gia tăng ca mắc COVID-19.
Đã ghi nhận ca bệnh đồng mắc cúm A và COVID-19, diễn biến nặng rất nhanh, phải thở máy.
Theo ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tại đây tiếp nhận nam bệnh nhân 66 tuổi vào nhập viện trong tình trạng suy hô hấp rất nặng. Trước đó, bệnh nhân bị sốt, ho, sau 3 ngày bệnh không đỡ đã được gia đình đưa đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng suy hô hấp. Tại Khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân được xét nghiệm cho kết quả mắc cả cúm A và COVID-19. Do có bệnh nền tiểu đường nên bệnh nhân diễn biến nặng rất nhanh khi cùng lúc mắc cả hai bệnh truyền nhiễm.
Bệnh nhân phải thở máy khi đồng nhiễm cúm A và COVID-19.
BS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, thời gian gần đây, do thời tiết thay đổi thất thường nên số ca COVID-19 và cúm A gia tăng. Bác sĩ lo ngại nếu người dân đồng nhiễm 2 loại virus cúm A và COVID-19 sẽ làm cho bệnh chuyển xấu rất nhanh, đặc biệt là trẻ em và người có bệnh nền. Bởi đây là bệnh do virus gây ra và chủ yếu tấn công vào đường hô hấp, gây tổn thương tiến triển nhanh hơn, điều trị cũng khó khăn hơn.
Tại Khoa Hồi sức tích cực đang có 15 ca mắc cúm A nặng, trong đó 8 ca có bệnh lý nền, có trường hợp phổi trắng xoá cả hai bên. Đó là nữ bệnh nhân 59 tuổi ở Thái Nguyên có tiền sử đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp. Khi mắc cúm A, bệnh diễn biến nặng rất nhanh, gây tổn thương phổi nghiêm trọng.
PGS.TS.BS Phạm Quang Thái, Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, bản thân cơ thể con người, khi gánh một tác nhân (ví dụ virus), cò thể tiêu hao hết cả "đội quân" miễn dịch chống lại bệnh đó. Do vậy, đến lúc nhiễm thêm tác nhân tiếp theo, cơ thể không còn miễn dịch để chống chọi nữa, tình trạng bệnh nặng lên. Điều này không chỉ đúng khi đồng nhiễm COVID-19 với cúm, mà còn với bệnh khác nữa như như sốt xuất huyết hay Andenovirus. Do vậy, phải bằng mọi cách giảm nhiều nhất nguy cơ có thể. Chẳng hạn như cúm mùa, phế cầu đã có vaccine, người dân nên tiêm phòng để tạo kháng thể.
Vị chuyên gia y tế này cũng nhận định, hiện nay đang trong giai đoạn vào mùa Đông - Xuân, thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường là nguyên nhân của sự xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm như cúm, sởi, rubella, ho gà...
Hơn nữa, đây cũng là thời điểm nhu cầu giao thương, du lịch cuối năm tăng cao, vui xuân Tết Nguyên đán cùng các lễ hội, là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, có thể làm gia tăng số mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nhất là với nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh như trẻ em có sức đề kháng yếu, người cao tuổi có bệnh lý nền. Để phòng bệnh, ngoài vaccine, người dân cần đeo khẩu trang khi tới nơi đông người, khi có dấu hiệu bệnh hô hấp hoặc giữ vệ sinh cá nhân cũng sẽ giúp phòng bệnh.
Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục giảm mạnh Ngày 18/12, thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho thấy, tuần qua (từ ngày 8 đến ngày 15/12), Hà Nội ghi nhận 761 ca mắc số xuất huyết, số ca mắc tiếp tục giảm so với tuần trước đó (1.141 ca). Cụ thể, dịch sốt xuất huyết ghi nhận tại 29 quận, huyện, thị xã. Các đơn...