Những bài tập thể dục an toàn cho người cao tuổi (P1)
Thực tế thể dục có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên thể dục chỉ có lợi khi tập đúng. Vậy người cao tuổi nên lựa chọn những bài tập thể dục thế nào cho an toàn?
Để bắt đầu thực hiện và tham gia vào quá trình tập thể dục, người cao tuổi cần tự lượng sức mình để lựa chọn các môn thể thao phù hợp với sức khỏe và kiểm tra sức khỏe của bản thân có đang gặp phải một vài vấn đề như tim mạch, đau tức ngực, dễ ngất xỉu, hay xây xẩm mặt mày hay không.
Ngoài ra, vấn đề sức khỏe khi tuổi càng cao, xu hướng vận động càng ít cũng gây ra những vấn đề đáng lo ngại cho sức khỏe người cao tuổi. Trước khi thực hiện luyện tập thể dục, người cao tuổi cần tìm hiểu các vấn đề sức khỏe của mình và thăm khám bác sĩ để việc tập luyện đạt được an toàn, hiệu quả. Người cao tuổi nên tập thể dục thế nào để an toàn với các bài tập thể dục dưới đây:
1. Đi bộ
Đi bộ được xem là một môn thể dục thể thao dễ thực hiện nhất, khi thực hiện bài tập này người cao tuổi chỉ cần đi dạo xung quanh khu vực sinh sống nếu thời tiết không quá nắng nóng hoặc quá lạnh.
Với điều kiện thời tiết không thuận lợi thì người cao tuổi có thể lựa chọn cách đi bộ trong nhà, thực hiện các bài tập với đôi chân để giúp đôi chân dẻo dai, tránh ảnh hưởng lên các cơ quan khác trong cơ thể như tập các bài tập thể dục nặng.
2. Chạy bộ
Đối với thói quen chạy bộ người cao tuổi có thể thực hiện trong nhà hay ngoài trời tùy theo sở thích và thời tiết.
Thực hiện bài tập chạy bộ nhẹ nhàng, hít thở đều giúp người cao tuổi khỏe hơn. Lưu ý đối với người cao tuổi không nên thực hiện bài tập thể dục chạy bộ quá nhanh.
Người cao tuổi thực hiện bài chạy bộ nhẹ nhàng – Ảnh Internet
3. Động tác Squat
Khi tuổi cao, cơ thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu của sự lão hóa, không còn giữ được sự dẻo dai, săn chắc như xưa. Lúc này các bài tập như động tác Squat có thể giúp người cao tuổi dẻo dai hơn cho đôi chân và vùng hông bằng bài tập đơn giản này.
Động tác Squat là ngồi xổm, đứng lên ngồi xuống vài lần, đúng động tác sẽ đem lại hiệu quả tốt cho sức khỏe của người cao tuổi.
Bài tập này đòi hỏi người tập giữ thăng bằng tốt, hữu ích đối với việc ngăn chặn chứng đột quỵ ở người cao tuổi.
Khi mới bắt đầu bài tập cần dùng tay vịn vào ghế và giữ thăng bằng trên một chân, sau đó vài phút bạn có thể đổi chân.
Đối với bài tập này sẽ giúp khả năng giữ thăng bằng của bạn tăng dần, bắt đầu vịn vào ghế bằng một tay và sau đó tiến tới việc giữ thăng bằng mà không cần sử dụng ghế để vịn. Tuy nhiên, khi thực hiện bài tập, người tập cần có người bên cạnh, không nên luyện tập một mình để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
5. Động tác đung đưa chân
Video đang HOT
Không khác với bài tập đứng trên 1 chân, đối với động tác này cũng giúp người cao tuổi giữ thăng bằng và cải thiện sự dẻo dai của phần thân dưới làm giảm tình trạng té ngã.
Thực hiện động tác đung đưa chân giúp người cao tuổi giữ thăng bằng tốt hơn – Ảnh Internet
Thực hiện động tác bằng cách đứng thẳng hai chân chụm lại với nhau, hai tay dang rộng hai bên, ngang vai và lòng bàn tay úp xuống. Sau đó nâng chân phải lên, sang bên phải, giữ thăng bằng trên chân trái, đu chân phải ra phía trước, chéo qua chân trái, sau đó đu ngược lại vị trí ban đầu.
6. Nâng chân
Đối với người cao tuổi, bài tập nâng chân sẽ giúp bạn duy trì sự dẻo dai của cơ và tăng sức mạnh cho đôi chân.
Thực hiện bài tập nâng chân bằng cách ngồi trên ghế, cố gắng nâng hai chân lên và hạ xuống nhưng giữ chân ở tư thế thẳng. Nếu không thể giữ chân thẳng hãy cố gắng giữ chân ở tư thế hơi cong nhẹ. Chỉ như vậy thì các bài tập mới có thể phát huy được hiệu quả.
7. Bài tập duỗi
Đối với bài tập duỗi, người cao tuổi có thể thực hiện khi ngồi trên ghế, sau đó cúi đầu xuống nhưng vẫn giữ hai tay xuôi thẳng xuống đất. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên để thân người quá căng hoặc gập người quá sâu. Hành động để thân người quá căng và gập người quá sâu có thể gây nguy hiểm cho người tập.
Ngoài ra, khi thực hiện bài tập này các thiết bị y học cũng sẽ giúp ích cho người cao tuổi như cảm giác thoải mái như khi ngồi ghế massage,… thái độ sống tích cực, tâm trạng thoải mái có thể giúp người cao tuổi sống khỏe, sống lâu.
Danh y 98 tuổi hàng đầu TQ: Sự kỳ diệu của động tác ít ai để ý - nhón gót chân!
Danh y Trần mặc dù đã 98 tuổi nhưng trông bà khỏe mạnh nhanh nhẹn hơn nhiều so với những người ở ngưỡng 70. Bà được khen ngợi là người yêu dưỡng sinh nhờ bí quyết nhón gót chân.
Danh y 98 tuổi: Chỉ kiên trì thực hiện 1 động tác nhỏ để kéo dài tuổi thọ
Danh y Trần Đồng Vân (Chen Tongyun) là một trong những vị danh y nổi tiếng hàng đầu ở Trung Quốc, vẫn có thể đi bộ 2.000 bước mỗi ngày khi bà 98 tuổi. Điều này liên quan đến việc tập thể dục thường xuyên.
Bà chia sẻ bí quyết sống thọ của mình để chúng ta cùng tham khảo, áp dụng vào thực tế.
Đi bộ nhón gót chân: Đi bộ đã tốt, nhón gót lại còn tốt hơn
Nhón chân, đừng xem đó chỉ là một hành động nhỏ, nhưng đó là một phương pháp chăm sóc sức khỏe cổ xưa tuyệt vời! Nó không chỉ giúp tăng cường sức mạnh của đùi, mà còn cải thiện các triệu chứng đau vai, đau thắt lưng, táo bón, mất ngủ và nhiều tác dụng tương tự như vậy!
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đi bộ có lợi cho sức khỏe của xương, cơ và khớp, vì vậy đây cũng là một trong những bài tập tốt nhất được Tổ chức Y tế Thế giới khuyên mọi người nên áp dụng.
Tuy nhiên, chạy bộ hay đi bộ nhanh lại không phù hợp với người cao tuổi, vậy làm thế nào để người trung niên và người cao tuổi có thể hưởng lợi từ việc đi bộ?
Một: Đi bằng mũi chân, nhón gót chân lên: Vừa tốt cho phổi lại có thể làm cho đôi chân linh hoạt
"Ăn cùng nhau không tốt bằng đổ mồ hôi cùng nhau!" Bác sĩ Lý, bác sĩ trưởng của khoa Phẫu thuật mạch máu BV Bắc Kinh (TQ) từng nhấn mạnh: Người trung niên và người cao tuổi thường xuyên đứng nhón đôi chân lên mang lại hiệu quả thật bất ngờ.
1, Bảo vệ tim mạch
Khi đứng nhón chân, trọng lượng dồn lên phần trước của các ngón chân, lượng máu bị dồn ép đẩy ra từ cơ bắp của bắp chân hai bên mỗi lần bị co lại, tương đương với lượng máu của tim. Điều này có thể khiến cho nhịp tim bảo đảm hoạt động được 150 lần/phút, cung cấp đủ máy cho hệ tuần hoạt hoạt động cung cấp tới các cơ quan.
2, Bảo vệ đầu gối
Khi ngồi trong một thời gian dài, máu xung quanh khoang khớp về cơ bản ở trạng thái ứ đọng, khiến sụn khớp thiếu độ ẩm và lão hóa của dịch khớp có thể xảy ra. Lâu dần, lão hóa sẽ trở nên mạnh hơn.
Đứng nhón chân lên thường xuyên có thể cung cấp máu lưu thông xuống chi dưới một cách thuận lời, từ đó có tác dụng chăm sóc tốt cho đầu gối.
3, Loại bỏ mệt mỏi
Khi bạn tập nhón chân, không cần phải có các điều kiện cầu kỳ, không bị giới hạn bởi địa điểm, thời gian và thiết bị tập, chỉ cần đứng bất kỳ nơi nào đều có thể tập. Mỗi lần 5 đến 10 phút, nó có thể giảm mệt mỏi một cách hiệu quả và nhanh chóng.
4, Cơ xương chắc khỏe
Bàn chân được kết nối với kinh tuyến của toàn bộ cơ thể. Lặp đi lặp lại việc đứng nhón trên bàn chân có thể huy động sức mạnh của cơ và xương bàn chân và điều chỉnh độ cong sinh lý của cột sống.
5, Ngăn ngừa đau thắt lưng
Đi bộ nhanh trong 30 phút có thể kích thích vừa phải các cơ ở thắt lưng, từ đó loại bỏ chứng đau thắt lưng. Trên cơ sở đi bộ nhanh, nếu bạn tập nhón chân trong khi tăng cường đi bộ, xen kẽ, hiệu quả mang lại sẽ tốt hơn rất nhiều.
6, Thúc đẩy lưu thông máu
Khi đi bằng mũi chân, phần bắp cẳng chân phía dưới có trọng lượng lớn hơn, tiêu thụ và đòi hỏi nhiều năng lượng hơn, và do đó tăng tốc lưu thông máu.
Thông thường, Danh y Trần đi dạo trong chính ngôi nhà của mình mà không gặp quá nhiều trở ngại, và môi trường tương đối quen thuộc, nên không dễ bị ngã. Bà đi bộ với tốc độ 100 bước trong vòng một phút mỗi ngày. Ngoài ra, bà sẽ thực hiện 20 bài tập thở.
Đi bộ là bí quyết chăm sóc sức khỏe tim mạch, còn bài tập thở là để nuôi dưỡng chức năng phổi. Đây là hai bài tập bạn có thể thực hiện đều đặn trong chương trình tập thể dục toàn thân tại nhà.
Danh y Trần 98 tuổi nhưng rất trẻ trung
Bí quyết đi bộ nhón gót trở nên rất nổi tiếng
Theo danh y Trần, các bài tập nhón chân rất dễ thực hiện bất kể tuổi tác và trạng thái. Những động tác này rất dễ thực hiện. Khi bạn ngồi xem TV ở nhà cũng có thể tranh thủ đứng nhón chân. Hoặc khi ngồi nghỉ ngơi thư giãn, đứng dậy nhón chân một chút cũng rất hiệu quả.
Tập thói quen vận động, di chuyển đôi chân khi nghỉ ngơi có thể giúp cơ thể bạn thúc đẩy lưu thông máu và làm cho bàn tay và bàn chân của bạn linh hoạt và khỏe mạnh!
1, Cách nhón chân khi đi bộ
Mỗi lần bạn đi bộ nhón chân từ 30 đến 50 bước một cách có ý thức, sau đó nghỉ ngơi ngắn, và sau đó lặp lại một vài vòng nữa theo tình trạng thể chất của bạn. Tốc độ có thể được điều chỉnh bởi chính bạn để bạn cảm thấy thoải mái và thư giãn.
Danh y Trần 98 tuổi nhưng rất trẻ trung
2, Cách nhón chân khi ngồi
Khi bạn ngồi, khép hai chân với nhau, giữ chặt tay bám vào ghế và dựa lưng, sử dụng các ngón chân làm điểm hỗ trợ, nâng gót chân từng cái một và sau đó thả chúng xuống một lần nữa, bạn có thể thực hiện 4-8 lần một ngày.
Nếu không có ghế phù hợp, bạn cũng có thể dựa vào tường bằng cả hai tay.
3, Cách nhón chân khi nằm
Khi nghỉ ngơi trên giường, duỗi hai chân của bạn khép với nhau và đặt các ngón chân lại gần với nhau. Bạn có thể thực hiện co duỗi ngón chân của cả hai bàn chân cùng lúc hoặc luyện tập bằng một chân.
Lưu ý: Nếu bạn cảm thấy bắp chân không thoải mái, hãy dừng lại và nghỉ ngơi.
Mỗi lần thực hiện 20-30 lần, tốc độ có thể tự điều chỉnh.
Từng bước một
Đừng dùng quá nhiều lực
Khi ngồi nhiều, ít vận động thì nên tập
Tốt nhất là tập thể dục chân khoảng 1 giờ/lần
Đây là cách tốt nhất để giúp cho lưu lượng máu vận hành trơn tru đến các chi dưới.
Chúc các bạn luôn luôn khỏe mạnh. Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn bí quyết tuyệt vời này.
Chăm sóc người dễ bị tổn thương bởi dịch Covid-19 Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người cao tuổi dễ bị tổn thương trong dịch Covid-19 - xét về cả số ca mắc và số ca tử vong. Do vậy, ở bất kỳ thời điểm nào, việc quan tâm chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể trạng người cao tuổi bằng chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý là đặc biệt...