Những ai không nên ăn cơm rượu nếp ngày Tết Đoan Ngọ?
Cơm rượu nếp là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch. Dù nó có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe nhưng không phải bất cứ ai cũng có thể ăn món này.
Cơm rượu nếp là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ – Ảnh: Minh họa
Tác dụng bất ngờ của cơm rượu nếp
Cơm rượu nếp được làm từ nếp cẩm, nếp cái hoa chỉ bỏ lớp vỏ trấu, giữ lại lớp vỏ lụa và lớp cám bên ngoài. Lớp cám này rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm cả gluxit, protit, lipit, các muối khoáng. Trong đó, vitamin nhóm B và chất xơ là có nhiều hơn hết.
Do đó, ăn cơm rượu nếp không những có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn có thể ngăn ngừa được nhiều bệnh tật như:
- Phòng bệnh thiếu sắt
Lượng sắt trong gạo nếp rất cao. Do vậy nếu chúng ta ăn gạo nếp cẩm mỗi ngày sẽ phòng được các bệnh về thiếu sắt. Đặc biệt là những phụ nữ mang thai, nên ăn ít nhất 2 lần/tuần để hạn chế các tai biến cho cả mẹ và con về những nguyên nhân do thiếu sắt gây ra.
- Tốt cho tim mạch
Kết quả nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ men gạo nếp có chứa hoạt chất lovastatine và egosterol giúp hạn chế tình trạng tai biến tim mạch và giúp tái tạo mạch máu cho các bệnh nhân sau khi phẫu thuật về tai biến mạch máu não. Đặc biệt thuốc chế tạo từ men rượu nếp cẩm không gây phản ứng phụ và không thay đổi huyết áp như các loại thuốc khác.
- Kích thích tiêu hóa
Rượu nếp cái, rượu nếp cẩm là thức ăn đồng thời cũng là đồ uống, dùng nguyên cả nước lẫn cái, hương vị ngon thơm được nhiều người ưa chuộng, kể cả người cao tuổi và trẻ em. Món ăn này không những có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa.
Video đang HOT
Những ai không được ăn cơm rượu nếp trong ngày Tết Đoan Ngọ?
Không phải ai cũng có thể ăn được cơm rượu nếp – Ảnh: Minh họa
Theo Đông y, rượu nếp có vị ngọt, tính ấm do đó không nên sử dụng cho người có thể trạng nóng. Biểu hiện của người có thể trạng nóng thường là mẩn ngứa hay nổi mụn, vàng da do chức năng gan suy giảm, người mệt mỏi, môi căng đỏ, khô ráp, chảy máy chân răng, lưỡi đỏ không có rêu lưỡi hoặc rêu lưỡi vàng, khó ngủ, bứt rứt…
Người có những biểu hiện này không nên ăn cơm rượu vì sẽ càng làm cho cơ thể nóng hơn gây mụn nhọt, dị ứng hoặc lở mẩn, nóng âm ỉ, thậm chí ra máu cam, nổi ban ở trẻ nhỏ. Đối với trẻ đang ở độ tuổi dậy thì, ăn rượu nếp sẽ gây ra tình trạng nổi mụn trứng cá nhiều hơn. Các thực phẩm có tính cay nóng, kích thích khác như gia vị cay, rượu bia, thuốc lá, cà phê cũng được khuyến cáo không nên dùng cho người thể trạng nóng.
Bên cạnh đó, việc bổ sung một số loại thức ăn mát, luộc, hầm như: Canh khổ qua, bí đao, bí đỏ, bầu, diếp cá, rau ngót, mã đề, rau má, rau đay, mồng tơi… và các loại hoa quả dưa hấu, dưa gang, cam, bưởi, thanh long… sẽ giúp những người có thể trạng nóng giảm dần các triệu chứng. Giữ một chế độ sinh hoạt lành mạnh, tránh thức khuya, stress, nên thường xuyên vận động, thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe cũng như sức đề kháng cơ thể.
Cách làm cơm rượu nếp Tết Đoan Ngọ ngon đạt chuẩn
Gạo xay bỏ vỏ, rửa sạch, ngâm nước lã từ 4-6 tiếng, nấu thành cơm rồi rải mỏng ra mâm cho nguội.
Giã nhuyễn men, rắc đều men lên cơm, đảo đều rồi ủ vào âu, đậy nắm và để chỗ mát.
Sau 2 đến 3 ngày, cơm đã lên men, dậy mùi thơm thì cho đường vào. Có thể kết hợp với sữa chua để được món sữa chua nếp cẩm thơm ngon, bổ dưỡng.
Lưu ý, khi nếp cẩm đã chín nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để hạn chế quá trình lên men.
Quỳnh Chi
Theo nguoilaodong
Đây là những nguyên nhân chẳng ngờ đến khiến mụn cứ mọc đi mọc lại ở cùng một vị trí
Rất nhiều người thường gặp phải tình trạng này nhưng lại không biết rõ nguyên nhân đến từ đâu. Và hóa ra, nó lại xuất phát từ chính những thói quen trong cuộc sống mà bạn tưởng là vô hại.
Khi bạn nhận thấy những nốt mụn gần đây thường xuất hiện tại cùng một khu vực trên khuôn mặt của bạn thì đó không hoàn toàn là điều ngẫu nhiên chút nào. Một trong những nguyên nhân sâu xa có thể đến từ chính những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này bằng cách tìm ra nguyên nhân khiến mụn của bạn cứ mọc đi mọc lại ở cùng một vị trí trên khuôn mặt nhé!
Do thay đổi nội tiết tố khi đến kỳ
Thử để ý xem có phải bạn đang bước vào những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt hay không. Nếu điều này xảy ra thì rất có thể là do lượng hormone androgen trong cơ thể bạn đang dư thừa. Khi lượng hormone này sản sinh quá nhiều sẽ làm tăng tiết bã nhờn và khiến mụn nổi nhiều hơn.
Lời khuyên tốt nhất cho bạn lúc này là nên giữ làn da sạch sẽ, khô thoáng và tránh để vi khuẩn có cơ hội bám vào da mặt của bạn.
Do trang điểm chưa đúng cách
Một số thói quen khi trang điểm cũng có thể là nguyên nhân khiến mụn "tái đi tái lại" ở một chỗ trên khuôn mặt bạn. Nếu bạn dùng nhiều phấn trên da thì làn da sẽ bị cọ xát liên tục và dễ gây bí bách, dẫn đến tình trạng nổi mụn chi chít.
Bác sĩ Alain Michon (Giám đốc Y khoa kiêm bác sĩ thẩm mỹ tại Ottawa Skin Clinic) cho biết, ông thường nhìn thấy nữ giới đánh phấn tập trung ở khu vực gần mắt vì bọng mắt thường rất dễ lộ diện sau một đêm ngủ không sâu giấc. Chính vì thế, bạn nên sửa lại cách trang điểm của mình để mụn không có cơ hội phát triển trên da nữa.
Do chọn mua mỹ phẩm không rõ nguồn gốc
Giá của các loại mỹ phẩm bạn chọn mua có thể không quan trọng, nhưng thành phần của chúng lại rất quan trọng. Trên thực tế, những loại mỹ phẩm chứa nhiều comedogenic có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và làm xuất hiện mụn trứng cá lẫn mụn đầu đen. Do đó, ngay khi thấy một vùng da mặt thường xuyên bị nổi mụn thì hãy kiểm tra kỹ thành phần trong loại mỹ phẩm đó và ngừng sử dụng trong trường hợp da nổi dị ứng rõ rệt.
Do nặn mụn thường xuyên
Nhiều người rất hứng chí sau khi nặn xong được một cục mụn trên da mặt. Thế nhưng, việc dùng tay nặn đi nặn lại những đầu mụn ở cùng một vị trí có thể làm lây lan vi khuẩn vào các lỗ chân lông gần nốt mụn ban đầu. Điều này tạo ra một chu kỳ mụn biến mất rồi mọc lại liên tiếp ở cùng một nơi nên bạn cần bỏ ngay thói quen nặn mụn xấu xí này đi.
Do hay vô thức chạm tay lên mặt
Một số người thường có thói quen chống tay lên cằm hoặc sờ tay lên mặt của mình. Tuy nhiên, mỗi cú chạm tay này có thể làm vi khuẩn dễ lây lan từ tay sang mặt và làm mụn xuất hiện ở vùng má.
Nếu bạn cũng có thói quen chạm tay vào một số vị trí nhất định trên khuôn mặt của mình thì hãy sửa ngay. Đồng thời, nên duy trì việc ăn uống lành mạnh, tránh để tay chạm lên mặt sau khi đi vệ sinh hay mua thực phẩm ngoài chợ.
Source (Nguồn): Businessinsider
Theo Helino
Xem lại ngay sản phẩm chăm sóc da bạn đang sử dụng nếu làn da xuất hiện những vấn đề này Việc sử dụng những sản phẩm chăm sóc da không phù hợp với cơ địa da của bạn có thể làm tăng cao nguy cơ viêm nhiễm, nổi mụn và khiến làn da ngày càng tồi tệ hơn. Trước khi tìm mua bất kỳ sản phẩm chăm sóc da nào, bạn cần nắm rõ cơ địa da của mình thuộc loại da gì...