Những ai cần bổ sung axit folic?
Axit folic cần được bổ sung trước và trong quá trình mang thai nhưng vitamin nhóm B này cũng quan trọng với mỗi người ở mọi thời điểm vì giúp giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Axit folic, folate hay vitamin B9 thường được bổ sung vào các thực phẩm như: ngũ cốc, mì sợi, bánh mì và các loại chế phẩm bổ sung.
Các loại rau cải có lá màu xanh sậm chứa hàm lượng folate cao – Ảnh minh họa
Tuy nhiên, folate cũng có mặt tự nhiên trong các loại rau cải có lá màu xanh sậm, các loại quả họ cam chanh và trứng. Axit folic và folate có tác dụng tốt với sức khỏe tim mạch. Cần lưu ý hấp thu đủ vitamin này trong các trường hợp sau:
1. Phụ nữ chuẩn bị mang thai
Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh con cần hấp thu khoảng 400 mcg axit folic mỗi ngày cùng các thực phẩm có chứa folate trong chế độ ăn đa dạng – theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC).
Lưu ý, người nữ cần bổ sung vitamin này ít nhất 1 tháng trước khi mang thai. Hầu hết phụ nữ đều không nhận ra mình mang thai trong những ngày đầu và hầu hết các dị tật ở thai nhi xảy ra trong 3-4 tuần thai đầu tiên.
2. Phụ nữ đang mang thai
Hấp thu đủ axit folic là một trong những cách ngăn chặn các khiếm khuyết thai nhi trước và trong quá trình mang thai. Nếu đang mang thai, bạn cần hơn 400 mcg axit folic, theo Tổ chức Sức khỏe Phụ nữ Hoa Kỳ.
Mức này có thể dao động từ 400 – 800 mcg mỗi ngày. Thai phụ trước đây từng có con với khuyết tật ống thần kinh cần hấp thu mức axit folic cao hơn. Theo CDC, các trường hợp này nên hấp thu 4.000 mcg axit folic mỗi ngày trong 1 tháng trước khi mang thai và trong suốt 3 tháng đầu của quá trình mang thai.
Và người nữ mang thai đôi hay nhiều thai cần mức hấp thu gấp đôi. Tuy nhiên, cần trao đổi các vấn đề liên quan với bác sĩ sản khoa để được tư vấn.
3. Phụ nữ đang cho con bú
Video đang HOT
Người nữ cần bổ sung axit folic trong thời gian cho con bú để đảm bảo cung cấp đủ axit folic cho em bé.
Một số phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ được khuyên hấp thu 500 mcg axit folic mỗi ngày.
4. Người bị chứng thiếu máu
Nếu không hấp thu đủ axit folic, bạn có nguy cơ thiếu máu do thiếu folate. Folate và axit folic thúc đẩy sản sinh tế bào hồng cầu (tế bào làm nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các phần cơ thể).
Thiếu máu do thiếu folate là bất ổn phổ biến nhất trong thai kỳ và cũng có thể xảy ra ở người nữ nghiện rượu hay đang uống thuốc điều trị nôn ói, lo lâu, viêm khớp.
Các biểu hiện của bất ổn này gồm có mệt mỏi, đau đầu, cơ thể yếu kiệt, xanh xao, các mụn viêm trong miệng và lưỡi. Bạn cần tham vấn bác sĩ nếu có các biểu hiện này.
5. Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh
Phụ nữ trong giai đoạn này cần bổ sung 400 mcg axit folic mỗi ngày. Các chuyên gia lưu ý, không sử dụng axit folic để điều trị các biểu hiện mãn kinh như bốc hỏa, khó chịu.
6. Người có biến đổi gene
Một số người sinh ra với biến đổi gene làm ảnh hưởng khả năng chuyển đổi axit folic thành folate. Đó là người mang biến đổi gene methylene-tetrahydrofolate reductase (MTHFR ), gặp khó khăn trong việc xử lý axit folic và cần bổ sung thêm vitamin này.
7. Người có nguy cơ đau tim và đột quỵ
Axit folic giúp giảm mức homocysteine – loại amino axit có liên quan đến bệnh tim và đột quỵ, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ. Đối với nhóm đối tượng có nguy cơ, các chuyên gia không khuyên uống bổ sung vitamin này nhưng khuyến khích hấp thu qua chế độ ăn khỏe mạnh, giàu rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt để giảm nguy cơ bệnh.
Mức homocysteine cao là 1 trong 6 yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch.
8. Người đang có bất ổn tâm thần
Các vitamin nhóm B, trong đó có axit folic giúp duy trì khả năng tập trung ở người rối loạn tâm thần.
Axit folic và folate cần thiết cho sức khỏe nhưng không nên lạm dụng. Các chuyên gia khuyên không nên hấp thu quá 1.000 mcg axit folic mỗi ngày nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Nhìn chân bắt bệnh - phương pháp chẩn đoán bệnh từ thời cổ đại giúp sớm phát hiện các bệnh nguy hiểm
Vào thời cổ đại, việc kiểm tra các ngón chân cũng quan trọng như việc kiểm tra lưỡi để các thầy thuốc chẩn đoán bệnh.
Đôi chân vốn là bộ phận cơ thể ít được chăm chút nhất, nên đây cũng là nơi mà bạn ít khi quan sát nhất. Nhưng bạn biết không, đôi chân có thể nói cho bạn biết rất nhiều về sức khỏe của cơ thể đấy.
Bác sĩ nổi tiếng người Anh, Tony Gavin - Giám đốc điều hành phòng khám Davenport House Clinic, đồng thời là thành viên của tổ chức Podiatrists của Vương quốc Anh giải thích: "Bàn chân chúng ta thường đưa ra những cảnh báo về sức khỏe ở bên trong cơ thể. Vào thời cổ đại, việc kiểm tra các ngón chân cũng quan trọng như việc kiểm tra lưỡi để các thầy thuốc chẩn đoán bệnh. Vậy mà ngày nay chúng ta hầu như bỏ qua việc quan sát chân cho đến khi chúng khiến ta đau đớn hoặc khó chịu".
Do đó, bác sĩ Tony gợi ý một số điều bất thường trên chân ẩn chứa lời cảnh báo rằng cơ thể bạn đang gặp nguy hiểm
1. Bàn chân thay đổi màu sắc
Khi thấy bàn chân thay đổi màu sắc, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt (Ảnh minh họa).
Bác sĩ Tony nói: "Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh khiến bạn gặp rắc rối với đôi chân. Trước tiên là chân sẽ thay đổi màu sắc, sau đó là thay đổi hoặc mất cảm giác ở chân và đôi khi đau không rõ nguyên nhân ở bàn chân.
Do đó, khi bạn thấy bàn chân của mình có màu xanh da trời thì nên đi khám ngay vì điều này cho thấy đã có vấn đề gì đó xảy ra trong quá trình lưu thông máu".
2. Bàn chân lạnh
Thông thường, bàn chân của những người khỏe mạnh sẽ ở hai trạng thái: Mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Vì vậy, nếu bạn luôn cảm thấy bàn chân lạnh thì có khả năng cao là do lượng máu lưu thông đến chân kém. "Bàn chân lạnh cũng do vấn đề lưu thông máu gây ra, đặc biệt phụ nữ rất hay có bàn chân lạnh. Nói chung điều này không có gì đáng lo ngại nhưng trong một số trường hợp, nó có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, thiếu máu hoặc suy giáp", bác sĩ Tony cho biết.
3. Chân bị sưng
Bác sĩ Dina Gohil - chuyên gia về bàn chân và phẫu thuật chân, người sáng lập và điều hành trung tâm chăm sóc và trị liệu chân DG Podiatrist (Anh) cho biết, đột nhiên sưng tấy ở chân có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang bị huyết áp cao hoặc bệnh tim. "Sưng ở một bên mắt cá chân có thể bạn đang bị rối loạn tim nhưng nếu cả hai bên đều sưng lên thì có nhiều khả năng liên quan đến rối loạn thận", bà Dina chia sẻ.
4. Móng chân thay đổi
Móng chân của người khỏe mạnh thường có màu hồng và mịn màng (Ảnh minh họa).
Bác sĩ Tony nói rằng, móng chân cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe. Nếu "Móng chân khỏe mạnh thường có màu hồng và mịn màng. Nếu móng chân của bạn phát triển các đường vân hoặc thay đổi màu sắc, bạn cần đến gặp bác sĩ gấp để khám tổng quát. Móng chân thay đổi màu sắc có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm. Nhưng nếu chúng thay đổi màu sắc rõ ràng và thay đổi tốc độ tăng trưởng thì có thể bạn đã mắc phải các căn bệnh như phổi, tim, thận, gan, tiểu đường và thiếu máu".
5. Bàn chân khô
Bác sĩ Dina cho biết thêm, bàn chân khô hoặc ra mồ hôi chân có liên quan đến tình trạng tuyến giáp. Thế nên, nếu bạn nhận thấy bàn chân mình trông khô cứng hoặc ra mồ hôi nhiều hơn bình thưởng thì nên đi kiểm tra chức năng tuyến giáp.
6. Tê chân
Bạn thường bị tê chân khi đứng hoặc ngồi sai tư thế, gây áp lực chèn ép lên dây thần kinh làm máu không thể lưu thông đến các chi dưới. Đây là nguyên nhân khiến bạn bị tê chân tạm thời. Nhưng nếu bạn liên tục bị tê chân khi hoạt động và di chuyển thì hãy lưu ý đến bệnh động mạch và tiểu đường.
Trứng cút: Dinh dưỡng và những lưu ý cần thiết khi ăn Trứng cút là lựa chọn của rất nhiều bà nội trợ, bởi đây là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cho cơ thể con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này và biết những nguyên tắc khi ăn trứng cút. Trứng cút có lợi cho sức khỏe con người,...