Nhức đầu: Đừng vội dùng thuốc!
Thông thường, muốn bán thuốc thì cần quảng cáo nhưng cũng có thuốc dù không rao nhiều mà vẫn có người tìm mua. Đó là thuốc nhức đầu, vì không ai trên trái đất này chưa hề vướng cảnh một lần “búa bổ” lên đầu.
Theo Hiệp hội Đau đầu Quốc tế, đang có ít nhất 180 loại nhức đầu. Tất nhiên nên hiểu là các nhà nghiên cứu thường có tật bằm chuyện to ra trăm mảnh khi làm thống kê.
Mặt khác, khó xác minh nguyên nhân của nhức đầu khi không dưới 80% trường hợp không dễ tìm ra lý do. Dù vậy, điều đó không có nghĩa là “trời kêu ai nấy dạ”, là mua sẵn thuốc nhức đầu như mua hàng khuyến mãi.
Bằng chứng là Hiệp hội Đau đầu Quốc tế sau khi đúc kết tư liệu nghiên cứu với cả chục ngàn người bệnh ở nhiều quốc gia đã phổ biến một số lời khuyên, nhằm phòng chống chứng nhức đầu, như sau:
- Điều chỉnh huyết áp. Đừng xem huyết áp thấp là chuyện… nhỏ.
- Điều hòa rối loạn kinh nguyệt. Đừng xem đó như chuyện bình thường.
Video đang HOT
- Đừng để mất giấc ngủ, nhất là vào cuối tuần. Chú trọng giấc ngủ trưa dù không cần lâu hơn 15 phút.
- Tránh món ăn dẫn đến nhức đầu như rượu, cà phê, sô-cô-la…
- Tránh khác biệt thái quá về nhiệt độ, chẳng hạn từ nơi làm việc có máy lạnh bước ngay vào phòng xông hơi.
- Tăng cường hoạt động thể dục thể thao nhưng đừng đến độ mệt lả.
- Tránh căng thẳng trong giờ nghỉ. Đừng mang theo công việc khi nghỉ hè.
- Đừng cố gắng thực hiện điều bất khả thi trong thời biểu làm việc hằng ngày.
- Đừng là nô lệ của nguyên tắc trong công việc. Không phải chuyện gì cũng cần điểm 10/10.
- Đừng làm việc theo kiểu một ngày có “hơn”… 48 giờ.
- Thưởng thức cuộc sống hôm nay với hạnh phúc trong tầm tay, đừng đợi đến ngày mai.
Điểm lạ là Hiệp hội Đau đầu Quốc tế không hề khuyến khích dùng thuốc nhức đầu. Đơn giản bởi vì phản ứng phụ tai hại của tất cả thuốc trị nhức đầu. Xa hơn nữa, các nhà nghiên cứu khuyến khích nên ưu tiên áp dụng các phương pháp như thoa dầu, xoa bóp, ấn huyệt, ngâm chân, chườm lạnh, châm cứu…, thay vì vừa chớm đau đầu thì đã vội nuốt thuốc.
Khuyên đừng uống thuốc cũng từa tựa như khuyên đừng nhậu nhẹt, đừng hút thuốc. Cái khó là người đưa ra đề nghị chưa chắc tuân thủ nổi lời khuyên của chính mình!
Theo Dân Trí
Kiêng muối tuyệt đối trong chế độ ăn uống có thể gây hại
Trái lại, nên dùng mắm, muối một cách linh động tùy theo nhu cầu thực tế của cơ thể, chẳng hạn ăn mặn hơn khi huyết áp thấp, đổ mồ hôi, tiêu chảy...
Vì sợ bệnh tim mạch nên nhiều người kiêng cữ muối ác liệt. Điều này có phần đúng vì nếu 1 g muối ăn giữ đến 100 g nước thì con tim đương nhiên đến lúc nào đó sẽ khó tránh khỏi mệt cầm canh, huyết áp làm sao ở yên tại chỗ?
Điều đáng nói là nhiều bà nội trợ bắt gia đình phải nuốt món lờ lợ nhưng rồi vẫn cứ có mặt thường xuyên ở phòng khám.
Thực ra, lượng muối lọt vào cơ thể không tương xứng với lượng muối nêm thêm trong thức ăn. Tất nhiên, không nên có thói quen rắc thêm muối vào món ăn dù chưa nếm xem mặn nhạt thế nào.
Nhưng cho dù có quen tay thì lượng muối rắc thêm thường không cao bằng lượng muối dùng để bảo quản thực phẩm hay có sẵn trong món ăn trước đó đã được ngâm, luộc trong nước bỏ muối. Tưởng giấu chai muối tiêu là khéo nhưng mấy ai ngờ là lượng muối ăn trong mấy muỗng canh bột nêm cao đến thế nào?
Với người còn khỏe mạnh, không nên cữ mặn tuyệt đối vì trật khẩu vị. Trái lại, nên dùng mắm, muối một cách linh động tùy theo nhu cầu thực tế của cơ thể, chẳng hạn ăn mặn hơn khi huyết áp thấp, đổ mồ hôi, tiêu chảy... Ngược lại, bớt ăn mặn khi trời trở lạnh, khi không vận động, khi huyết áp tăng, khi tim đập nhanh.
Nhiều người tuy không ăn mặn đến độ "đời con khát nước" nhưng lượng muối trong cơ thể vẫn cao là vì 5 nguyên nhân: Không uống nhiều nước trong và sau bữa ăn nhiều mắm, muối để mượn nước pha loãng độ mặn; không nhai thật kỹ, ăn thật chậm để tận dụng vị mặn của lượng muối núp kín trong thức ăn thay vì vội vã nêm muối do nghe hơi nhạt ở đầu lưỡi.
Dùng thực phẩm công nghệ quá thường xuyên mà không biết là lượng muối trong đồ hộp, trong thức ăn nhanh (fast food) bao giờ cũng cao hơn trong thực phẩm tươi sống; thói quen ăn uống toàn cơm trắng, thịt kho nên muối ăn tuy ít thành nhiều do thiếu thực phẩm xanh; không được hướng dẫn cách tận dụng tính tương tranh của khoáng tố kalium trong rau quả tươi, như chuối, đào, khoai tây, nho khô, đậu nành, rau dền...
Ăn quá mặn sẽ hại cho sức khỏe nhưng món ăn mặn mà không mặn thì còn gì là ngon? Với người có bệnh tim mạch, tất nhiên là phải bớt ăn mặn nhưng bớt không đồng nghĩa với cữ.
Khéo hơn nhiều là sống làm sao để có thể ăn mặn vừa phải khi còn trẻ, khi còn khỏe, nhưng đừng phải trả giá bằng bệnh tim mạch trong buổi xế chiều. Vụng về hơn nữa là kiêng cữ quá rồi cũng sinh bệnh.
Theo NLĐ
Đau nửa đầu - chị em chớ có xem thường! Đau nửa đầu là bệnh thường gặp ở phụ nữ làm cho người bệnh hết sức khó chịu mỗi khi lên cơn đau và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cũng như công việc hàng ngày. Nguyên nhân gây đau nửa đầu Cho đến nay người ta vẫn chưa biết một cách chắc chắn nguyên nhân của bệnh đau nửa đầu. Tuy...