Nhờ những mâm cơm 20.000 đồng, vợ chồng trẻ sớm có 130 triệu tiền tiết kiệm trong tay
Hạn chế mua sắm, cắt giảm tuyệt đối chi tiêu không cần thiết nên mỗi tháng gia đình chị Uyên anh Cường chỉ tiêu hết 4,5 triệu đồng. Cuối năm nay, cặp vợ chồng trẻ này sẽ có 130 triệu tiền tiết kiệm trong tài khoản ngân hàng.
Hai vợ chồng chị Uyên, anh Cường đang sinh sống ở vùng ngoại thành Hà Nội. Anh chị lấy nhau từ năm 2018. Vì còn trẻ tuổi, công việc và mức lương chưa thực sự “ổn định” như cả hai vợ chồng mong muốn nên anh chị chưa có ý định sinh con ngay. Cả hai vợ chồng đều thống nhất với nhau sẽ tiết kiệm một khoản trước để lo chuyện con cái sau.
Sống ở quê, chị Uyên làm công việc giáo viên và anh Cường làm thợ điện. Tổng thu nhập hai vợ chồng mỗi tháng kiếm được trung bình là 10 triệu đồng.
Với cuộc sống ở quê, mức thu nhập này của hai vợ chồng không được coi là quá thấp. Cả hai đều quyết tâm sẽ sinh sống và làm việc tại đây. Vì chuyển ra thành phố công việc sẽ bấp bênh mà chi phí phí sinh hoạt cũng cao hơn rất nhiều.
10 triệu đồng không phải thu nhập quá thấp cho một gia đình khi sống tại vùng quê. (Hình minh họa)
Ngay từ khi mới lấy nhau, cả hai vợ chồng đều động viên cùng nhau tiết kiệm. Vì gia đình hai bên không khá giả nên tư tưởng “đề dành” càng nhiều càng tốt được anh chị đưa lên hàng đầu. Bản thân chị Uyên chi tiêu dè sẻn hoặc cắt giảm hoàn toàn những khoản chi tiêu cho quần áo, giày dép, mỹ phẩm là những thứ tốn tiền mà phụ nữ thường sa đà khó thoát ra. Chị Uyên vẫn thường dùng lại quần áo được bạn bè cho khi không sử dụng nữa.
“ May mắn mình tiết kiệm thì chồng mình cũng không hút thuốc, bia, giao du bạn bè cũng ít nên khoản ăn chơi là cắt giảm được nữa“, chị Uyên tâm sự.
Vì ở quê nên buổi sáng chị Uyên sẽ dậy sớm nấu cơm và chuẩn bị cả cơm trưa cho chồng. Chị Uyên được nhà trường bao ăn trưa nên khoản này cũng tiết kiệm được luôn. Buổi tối hai vợ chồng sẽ cùng ăn với nhau.
Mỗi ngày cặp vợ chồng trẻ chỉ tiêu 60.000 đồng tiền chợ búa cho 3 bữa ăn.
Vì xuất thân hai vợ chồng ở quê nên bữa cơm cũng đơn giản. Cả hai vợ chồng đều xác định là ăn để sống chứ không sống để ăn. Nhà ở quê đất nhiều nên chị Uyên cũng có trồng thêm rau sạch. Các bữa ăn của gia đình chủ yếu là rau xanh. Một ngày đi chợ của chị Uyên chi phí khoảng 60.000 đồng/3 bữa.
Video đang HOT
“ Có bữa tôi nấu rau sạch, cà chua nhà trồng, thêm đậu phụ, trứng rán, lạc rang có hôm thì đổi món thịt cho đa dạng. Bữa ăn cả tháng tôi sẽ cân bằng để trung bình chi phí không tốn kém. Tôi cũng khá khéo tay trong việc trang trí nên nhìn mâm cơm dù chỉ 20.000 đồng nhưng cũng không quá đạm bạc. Hơn nữa nghĩ đến chuyện tằn tiện mà được một khoản cho tương lai của hai đứa và con cái chúng tôi đều cảm thấy phấn khởi“.
Hạn chế mua sắm, cắt giảm tuyệt đối chi tiêu không cần thiết nên mỗi tháng gia đình chị Uyên anh Cường chỉ tiêu hết 4,5 triệu đồng. Còn 5,5 triệu được anh chị tiết kiệm gửi vào ngân hàng.
(Hình minh họa).
“ Hết năm nay vợ chồng mình sẽ có khoảng 130 triệu tiền tiết kiệm. Hiện vợ chồng mình vẫn đang đắn đo suy nghĩ vì cũng tính đến chuyện sinh con sau khi có chút vốn liếng. Nhiều người cũng khuyên nên kiếm thêm thu nhập bằng cách buôn bán một số mặt hàng quê. Nói chung hai vợ chồng vẫn đang cân nhắc nhưng không còn quá lo lắng như thời gian đầu mới lấy nhau“.
Dù có cả trăm triệu trong tài khoản ngân hàng, cặp vợ chồng trẻ này vẫn quyết tâm tiếp tục sống tiết kiệm như cách mà họ vẫn đang thực hiện vì còn nhiều dự định và khoản chi tiêu lớn trong cuộc sống.
Danh sách chi tiêu trong 1 tháng của cặp vợ chồng trẻ:
Tiền ăn: 1,8 triệu
Tiền điện, nước: 400K
Tiền xăng, xe: 300K
Tiền điện thoại, mạng: 500K
Tiền ga: 200K
Tiền dầu gội, sữa tắm: 150K
Xà phòng, mắm, muối: 250K
Tiền gạo: 400K
Chi phí ma chay, cưới hỏi: 500K
Tổng chi: 4,5 triệu
Chồng đưa 5 triệu rồi bảo "liệu mà chi tiêu tiết kiệm", tôi vui vẻ cầm lấy rồi liên tục làm một hành động khiến anh mất ngủ và xin hàng
Khi chồng đưa ra yêu cầu vô lý, tôi thấy đôi co, tranh cãi cũng chẳng để làm gì. Chi bằng, mình cứ âm thầm mà hành động rồi khiến anh phải tự "xin hàng".
Mới cưới nhau được nửa năm, nhưng tôi đã thấy cuộc sống hôn nhân không như màu hồng. Việt ngày trước chẳng tính toán gì, yêu chiều vợ lắm thế mà về chung một nhà lại bỗng... đổ đốn.
Không rõ anh nghe ai, cứ khăng khăng không chịu đưa hết tiền cho vợ. Việt bảo mỗi tháng đưa tôi tiền chi tiêu trong gia đình thôi, còn đâu bắn vào tài khoản chung để tiết kiệm. Tôi cũng phải trích 30-40% lương chuyển vào đó. Và thẻ ấy anh ấy giữ, nhưng muốn làm gì đều phải bàn bạc với đối phương.
Việc chuyển tiền vào tài chung thì cũng ok thôi. Nhưng tôi thấy vấn đề ở đây là chồng không có sự tin tưởng mình. Anh quá nguyên tắc, rạch ròi và tính toán, làm như tôi giữ tiền thì sẽ mang cho nhà ngoại hay ăn tiêu quá đà vậy? Nếu anh đã muốn giữ tiền tiết kiệm sao không tự cầm tiền chi tiêu và lo việc nhà luôn đi cho rồi.
Tranh cãi mãi chẳng đi đến thống nhất, tôi quyết định sẽ là người nhún nhường trong việc này. Nói gì thì nói, tính tới thời điểm này Việt cũng là vẫn là người biết lo cho gia đình.
Nhưng dạo gần đây, vì công ty có chút khó khăn nên lương hai vợ chồng đều giảm. Việt lại càng tính toán hơn. Mỗi lần đưa cho vợ tiền đi chợ, điện nước... mà mặt cứ cau cau có có đến ghét.
Tháng lương hôm trước, Việt đưa cho tôi 5 triệu rồi mặt nặng mày nhẹ:
- Em cầm lấy, liệu mà chi tiêu cho tiết kiệm. Tháng này anh bị giảm lương rồi đó. Ăn uống đừng có hoang phí quá, điện nước trong nhà cũng vậy.
- Bộ trước giờ em hoang phí lắm hả? Thôi, anh tự cầm đi mà chi tiêu.
- Lại giận dỗi rồi đấy. Thôi giữ đi. Anh chỉ nhắc nhở em vậy thôi.
5 triệu chồng đưa những tháng bình thường tôi sẽ chi tiêu gần đủ từ điện nước, ăn uống. Trừ khi gặp những chuyện ma chay, hiếu hỉ hay ốm đau phát sinh thì mới thiếu. Chồng có thể đưa tiền cho tôi rồi ngọt ngào như chồng nhà người ta 1 chút không được sao?
Nhưng tôi nghĩ lại, cứ đôi co thì cũng chẳng tới đâu. Mà như thế còn khiến tình cảm hai vợ chồng mâu thuẫn thêm ấy chứ, vậy nên tôi cứ vui vẻ cầm lấy đã. Đương nhiên, tôi cố nặn thêm 1 nụ cười rồi ôm chồng rất tình cảm.
Cũng kể từ hôm đó, tôi thực hiện tiết kiệm triệt để. Khi đi ngủ thì bật điều hòa nhưng luôn hẹn giờ khoảng 1 tiếng sau sẽ tắt. Đúng như tôi dự đoán, Việt nửa đêm lồm cồm bò dậy vì nóng. Anh lần mò trong bóng đêm đi tìm điều khiển điều hòa, nhưng mà tôi đã giấu nó từ sớm rồi!
Sáng hôm sau, Việt phàn nàn với tôi vì quá nóng, yêu cầu vợ không được tắt điều hòa này kia. Tôi chỉ bảo:
- Em đang cố gắng tiết kiệm như lời anh nói đấy. Tháng này mọi khoản chi sẽ ít kỉ lục cho anh xem.
Việt bực bội, hiểu rằng tôi đang cố tình nhưng chẳng thể nói gì thêm. Nhưng đến ngày thứ 3, thứ 4 liên tiếp bị vợ tắt điều hòa, Việt chịu không nổi. Và cuối cùng, anh gào lên với tôi:
- Em cứ thực hiện chi tiêu như bình thường đi, đừng nửa đêm tắt điều hòa của anh nữa. Cứ mất ngủ thế này sao mà làm việc được.
Lúc này tôi cười và giơ điện thoại ra, mở cả bảng excel ghi chi tiết các khoản thu chi trong gia đình và nhẹ nhàng bảo chồng:
- Anh xem kĩ đi, từ lúc lấy nhau tới giờ em luôn ghi chi tiết thế này. Nhìn đi nhìn lại em thấy mình cũng đâu phải dạng tiêu hoang hay gì đâu mà anh lại thiếu niềm tin nơi vợ thế? Em không thích cái cách anh đưa cho vợ mấy triệu rồi yêu cầu chi tiêu thế nào, sử dụng ra sao.
Việt chăm chú xem bảng chi tiêu mà tôi viết, anh chẳng nói thêm được điều gì. Được nước, đương nhiên tôi phải lấn tới đòi cầm luôn cả chiếc thẻ ATM giữ tiền chung của hai vợ chồng. Lần này thì Việt chẳng có cớ gì mà từ chối nữa!
Chồng đưa cho 200 nghìn yêu cầu tôi làm bữa cơm thịnh soạn đãi bạn, đến khi tôi bê mâm cơm ra, tất cả đều sốc Đã không làm ra tiền mà chồng lại thích tụ tập ăn uống với bạn bè, tôi chịu hết nổi nên đã quyết định làm mạnh tay một lần, để cho mọi người biết rõ thái độ của chủ nhà. Một năm trước chồng tôi đang đi làm, không may xe tông và chấn thương nặng. Thế là cả năm nay anh ấy...