Nhìn thấy cô, con khóc toáng lên thì cần chuyển lớp ngay
Đến trường mầm non là một bước ngoặt quan trọng với trẻ. Đây là thời điểm đánh dấu sự thay đổi lớn trong cuộc đời của trẻ. Để trẻ nhanh chóng thích nghi với môi trường mới, cha mẹ cần có sự lựa chọn trường mầm non an toàn cho trẻ.
Ảnh minh họa – nguồn internet
Tâm lý lo lắng
Chuyển tiếp từ môi trường gia đình vốn quen thuộc sang môi trường mầm non xa lạ mang lại nhiều khó khăn, thách thức và bỡ ngỡ với trẻ. Đối với các bé lần đầu đến trường mầm non, đa số trẻ đều có phản ứng khóc, vì lần đầu đến với một môi trường lạ, con người cũng xa lạ, và cảm giác bị người thân bỏ rơi.
Đối với các bậc phụ huynh, việc cho con đi học khi tuổi còn quá nhỏ (tuổi mầm non) luôn luôn có cảm giác bất an, lo lắng về mọi mặt. Nhiều phụ huynh lần đầu đưa con đến lớp đã đứng tại lớp khóc cùng con khi thấy con khóc, khiến cô giáo không biết phải vỗ về con thế nào.
Thậm chí có phụ huynh còn tâm sự rằng “1 tháng đầu cho con đi học, họ ngồi xem camera từ sáng đến chiều, không rời mắt khỏi màn hình và thậm chí không dám đi ăn uống mà yêu cầu người nhà mang tận bàn máy tính vừa ăn vừa xem cho đến lúc đón con về”…Chính vì vậy, phụ huynh cần có sự chuẩn bị về mặt tâm lý cũng như có kiến thức khi chuẩn bị chọn trường mầm non cho con.
Tìm hiểu cẩn thận về trường mầm non
Theo TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Trường ĐHSP Hà Nội, trường mầm non sẽ là ngôi trường đầu tiên trong cuộc đời con. Vì thế cha mẹ cần tìm hiểu cẩn thận về trường mầm non trước khi cho trẻ đến học.
Trường mầm non là một bước ngoặt quan trọng đầu tiên của trẻ (ảnh internet)
Video đang HOT
TS Vũ Thu Hương đưa ra 5 lưu ý khi chọn trường mầm non cho con:
Thứ nhất, Giấy phép hoạt động của trường. Cha mẹ không cần lo lắng nếu đó là trường công lập. Nếu là trường tư, ở biển hiệu có ghi thêm chữ Phòng Giáo dục Quận thì bố mẹ không phải quá lo lắng. Tuyệt đối không đưa con vào các cơ sở trông giữ trẻ không có biển hiệu hay giấy phép.
Thứ 2, Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì con sẽ ăn ở đó nên bố mẹ khéo léo yêu cầu xem giấy phép này. Các cơ sở chui thường không bao giờ có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thứ ba, Bằng cấp của cô giáo. Các cha mẹ có thể thỏ thẻ: “Em ơi, giờ ở khắp nơi có quá nhiều các cô giáo không có bằng cấp đi dạy con, làm con sợ. Chị biết trường mình không thế nhưng ông bà nội cháu không tin, cho chị mượn bằng của em, photo công chứng cũng được, chị chụp cái ảnh đem về cho ông bà xem được không?” sau đó chụp lại rồi mang về nhà nghiên cứu.
Thứ tư, Khuôn viên trường có sạch không? Có phù hợp với trẻ không? Nếu phù hợp thì cầu thang phải thấp (Các bậc cầu thang thấp độ chừng 10cm thôi thì con mới bước mà không ngã).
Trường nào có sân chơi cát thì gửi ngay, không cần suy nghĩ. Vì chơi cát là việc cực kì cần thiết và quan trọng với sự phát triển trí não của trẻ. Trường có sân chơi cát là đã chứng tỏ người đứng đầu trường có hiểu biết sư phạm mầm non rất tốt.
Thứ năm, Khuôn viên lớp học phải rộng, bố trí phù hợp và không quá ngăn nắp. Nếu lớp học có nhiều đồ chơi mà ngăn nắp quá chứng tỏ đồ chơi chỉ để đó để phụ huynh nhìn thấy chứ các con chẳng bao giờ được chơi.
Nếu trường nào dán nhiều tranh các bé vẽ mà không ngay ngắn lắm thì càng tốt, chứng tỏ các cô rất chú trọng việc dạy con và đưa sản phẩm của con lên tường. Các sản phẩm của trẻ và đồ dùng học tập quá ngăn nắp thì không nên gửi con, vì có nghĩa là cơ sở đó không hoạt động sư phạm thực chất.
Sau khi xem xét các yếu tố trên thấy ổn thì bố mẹ có thể yên tâm gửi con được. Tuy nhiên, có 1 nhà thông thái mà các cha mẹ có thể tham khảo ý kiến rất tốt đó là các em bé. Trẻ con rất giỏi trong việc nhận ra ai là người tốt với chúng. Nếu tập cho con quen trường lớp rồi, con vui vẻ đi học, không khóc, nhưng cứ nhìn thấy cô giáo đó là khóc toáng lên thì cần chuyển lớp ngay, “chuyên gia” đã cảnh báo cho chúng ta về một giáo viên không phù hợp.
Theo TS Vũ Thu Hương, khi con về nhà, liên tục hỏi han con về trường lớp. Nhiều khi, người giữ trẻ đánh không để lại dấu vết trên cơ thể. Không nên hỏi “Hôm nay con học gì?”, thay vào đó hãy hỏi con theo kiểu: “Ngày xưa bố/mẹ đi học vui lắm, cô giáo thường cho ăn bánh này, cho ăn kẹo này, cho hát này”… Lập tức trẻ sẽ “buôn dưa” về lớp học của nó nếu nó đủ khả năng ngôn ngữ để trả lời.
Tr.Huyền
Theo GDTĐ
'Vẫn còn sự chênh lệch quá lớn giữa bằng tại chức và chính quy'
Là người từng giảng dạy 20 năm tại ĐH Sư phạm Hà Nội, TS Vũ Thu Hương cho rằng muốn xã hội chấp nhận bằng tại chức tương đương chính quy, các trường phải thay đổi cách đào tạo.
Từ tháng 7, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học chính thức có hiệu lực. Theo đó, bằng đại học chính quy và tại chức có giá trị ngang nhau. Điều này một lần nữa gây ra sự tranh cãi về bằng cấp.
Trong bài viết của mình, TS Vũ Thu Hương - nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội - cho rằng luật quy định bằng đại học chính quy và tại chức ngang nhau là hiện đại nhưng rõ ràng xã hội chưa thể chấp nhận ngay, bởi chất lượng đào tạo không đồng đều. Các trường cần phải có nhiều thay đổi về đào tạo để nâng cao chất lượng của hệ tại chức.
Học viên tại chức không đầu tư nhiều thời gian cho học tập
Là giảng viên sư phạm, tôi thường xuyên được cử đi đào tạo học viên hệ tại chức, từ xa, văn bằng 2. Đứng lớp giảng dạy, tôi nhận thấy một sự chênh lệch rất lớn giữa giáo dục đại học chính quy và các chương trình khác.
Một điều dễ nhận ra là thời lượng đào tạo giữa 2 loại hình có sự chênh lệch rất rõ.
Một môn học hệ chính quy thường có thời lượng 30 đến 45 tiết. Mỗi tuần, sinh viên được học từ 2-3 tiết trên lớp, kéo dài 15 tuần (gần 4 tháng).
Ngay trong quy định đã ghi rất rõ thời lượng trên lớp chỉ chiếm từ 30-40% thời gian học của sinh viên. Nghĩa là, nếu môn học có thời lượng 30 tiết, sinh viên sẽ làm việc trên lớp 30 tiết và tự học tại nhà, thư viện 40-60 tiết.
TS Vũ Thu Hương cho rằng học theo cách tại chức hiện nay khó đáp ứng được chất lượng như chính quy.
Vì thế, lượng bài tập mà sinh viên nhận được rất nhiều. Các em sẽ tập trung đọc sách, tìm tài liệu, hoạt động nhóm trong thời gian không có giảng viên kèm cặp để hoàn tất nhiệm vụ được giao. Do vậy, kiến thức và kỹ năng của sinh viên ổn định và đạt chuẩn mực nhất định.
Điều này hoàn toàn khác với học viên tại chức, khi đa số đang đi làm, thời gian dành cho học tập không nhiều.
Chính vì lý do này, thời lượng các môn học được cắt giảm. Các môn chiếm 30 tiết trong chương trình, học viên học trong 2-3 ngày, mỗi ngày 7-9 tiết (tùy cách tính của từng chương trình). Nghĩa là, học viên tại chức sẽ học tập trung dồn dập trong 2-3 ngày/môn, liên tục cả sáng lẫn chiều, sau đó đổi sang môn khác.
Với thời gian như vậy, học viên không thể có thời gian làm bài tập, trao đổi hoạt động nhóm hay nghiên cứu tài liệu. Sáng học, chiều học, tối bận việc gia đình, các bạn gần như chỉ tiếp thu kiến thức tại lớp.
Rõ ràng, khi so sánh thời lượng học tập, chúng ta đã thấy sự chênh lệch lớn giữa đào tạo chính quy và đào tạo tại chức, từ xa.
Một lý do nữa khiến việc đào tạo không chính quy hiện nay khó đảm bảo chất lượng chính là vừa làm vừa học. Do đặc thù công việc, nhiều lúc, học viên buộc phải nghỉ. Nghỉ một buổi đồng nghĩa việc sẽ không tiếp nhận được 1/6 hoặc 1/4 lượng kiến thức môn học.
Trong khi đó, tại các lớp chính quy, sinh viên ít nghỉ học hơn vì đây gần như là nhiệm vụ duy nhất của các em. Thời lượng nghỉ trong một buổi cũng chỉ chiếm 1/15 kiến thức môn học.
Thi cử hệ tại chức đơn giản hơn chính quy
Trực tiếp đứng lớp và giảng dạy, tôi thật sự e ngại cho chất lượng đào tạo tại chức, từ xa, khi học viên đã ngừng học khá lâu. Đa số ngại đọc sách, không có hứng thú khám phá, trau dồi, học hỏi. Vì thế, kiến thức sơ đẳng đã rơi rụng rất nhiều sau nhiều năm đi làm.
Bên cạnh đó, nhiều học viên có ý thức học không tốt. Họ hầu như chỉ cố gắng lấy bằng, thiếu động cơ học tập chính đáng, nên rất dễ chán nản, mệt mỏi, thiếu kiên nhẫn với yêu cầu mà giảng viên đưa ra. Họ rất muốn đến muộn, về sớm, vui mừng khi giảng viên dễ tính và khó chịu với thầy cô nghiêm túc. Chính điều này cũng gây áp lực ngược lại cho các giảng viên tham gia đào tạo.
Ngay việc thi cử, với đào tạo tại chức, mọi thứ đơn giản hơn chính quy rất nhiều. Số lượng giám thị, các quy định cũng nhẹ nhàng hơn. Vì thế, tính nghiêm túc của kỳ thi không thể so sánh được với đại học chính quy.
Hơn nữa, sinh viên chính quy đi học với tâm thế chuẩn bị vào nghề, khao khát kiến thức và kỹ năng, còn học viên tại chức thì chủ quan vì đã làm việc khá lâu trước khi đi học. Vì thế, khi có kiến thức mới, sinh viên đại học sẽ ghi nhớ lời giảng viên và chiêm nghiệm sau khi ra trường, còn học viên tại chức thì tỏ ý nghi ngờ, thậm chí coi thường, vì nghĩ giảng viên thiếu thực tế, toàn nói lý thuyết. Điều này càng khiến cho hiệu quả của giáo dục đại học tại chức yếu kém.
Theo Zing
Trẻ em luôn cần kỳ nghỉ hè đúng nghĩa Kỳ nghỉ hè của học sinh đang trôi qua rất nhanh. Tuy nhiên, làm thế nào để các em có một kỳ nghỉ hè bổ ích, đúng nghĩa sau một năm học căng thẳng vẫn là điều băn khoăn, lo lắng của không ít bậc phụ huynh. Tham gia sinh hoạt hè tại khu dân cư giúp các em có những trải nghiệm...