Nhìn những hình ảnh này bạn sẽ giật mình khi thấy đồng hồ đeo tay bẩn hơn bồn cầu nhiều lần đến vậy
Kết quả kiểm tra tiết lộ những gì thực sự ẩn giấu phía sau chiếc đồng hồ đeo tay – phụ kiện quen thuộc với rất nhiều người có thể sẽ khiến bạn không ngừng phải kinh ngạc.
Nghiên cứu của một hãng đồng hồ chỉ ra một thực tế: Chỉ có 1 trong số 4 người Anh chưa từng lau chùi đồng hồ đeo tay của mình; 1 trong 5 người chỉ lau đồng hồ 1 lần/6 tháng.
Cụ thể, các nhà khoa học đã tiến hành lấy mẫu 10 loại đồng hồ đeo tay khác nhau để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn hiếm khí, nấm và mốc. Mục tiêu là tìm ra xem có bao nhiêu loại vi trùng thực sự cư trú trên đồng hồ.
Kết quả cho thấy, mỗi chiếc đồng hồ đều “sở hữu” lượng vi khuẩn, nấm, mốc nhiều tới mức đáng kinh ngạc. Nó làm cho đồng hồ trở thành vật bẩn gấp 3 lần so với một chiếc bồn cầu trong nhà vệ sinh.
Gạc hóa chất này cho thấy đồng hồ Fitbit bằng nhựa bẩn hơn 8,3 lần so với bồn vệ sinh.
Đồng hồ thông minh của một người đàn ông có dây đeo bằng nhựa ít bẩn nhất vì chiếc gạc này cho thấy nó chỉ bẩn hơn 3,3 lần so với bồn vệ sinh.
Tuy nhiên, bẩn nhất phải kể đến loại đồng hồ được sử dụng bởi những người tập thể hình.
Theo nghiên cứu trên, loại đồng hồ này bẩn gấp 8 lần so với bồn cầu hay cần gạt nước của bồn cầu. Ngoài ra, những chiếc đồng hồ làm từ da và nhựa cũng bám nhiều vi khuẩn hơn, và vì thế, bẩn hơn so với đồng hồ bằng kim loại.
Ngược lại, loại đồng hồ ít bẩn nhất là đồng hồ dây da dành cho nam – bẩn gấp 3,3 lần so với bồn cầu.
Đồng hồ thông thường của một người đàn ông có dây đeo bằng nhựa bẩn hơn 4,7 lần so với bồn vệ sinh.
Gạc hóa chất cho thấy đồng hồ đeo tay nữ có dây đeo bằng da bẩn hơn 5,8 lần so với bồn cầu.
Video đang HOT
Daniel Richmond, giám đốc điều hành công ty tổ chức nghiên cứu trên, bày tỏ: “Dù bạn đeo đồng hồ mỗi ngày hay chỉ trong giờ làm việc, có một điều chắc chắn, chúng ta không lau chùi đồng hồ nhiều như cách chúng ta rửa sạch hai bàn tay. Thật không may, không phải mọi loại đồng hồ đều chống nước. Do đó, việc tránh bất cứ tiếp xúc nào với nước khi đeo đồng hồ cũng có thể là nguyên nhân chính khiến vi khuẩn ngày càng tích tụ.
Với những người đeo đồng hồ mỗi ngày, chúng tôi gợi ý bạn nên lau chùi đồng hồ thật sạch ít nhất 1 lần/tháng.
Đồng hồ đeo tay nam có dây đeo bằng da ít bẩn nhất vì chiếc gạc này cho thấy nó chỉ bẩn hơn 3,3 lần so với bồn cầu.
Nếu bạn nghĩ đã đến lúc làm vệ sinh cho chiếc đồng hồ của mình, hãy tham khảo những bí quyết mà chúng tôi gợi ý để biết cách tự làm hoặc bạn thậm chí đưa đồng hồ đến tiệm chuyên dụng để được làm sạch một cách chuyên nghiệp. Việc này không chỉ giúp đồng hồ của bạn trông tốt như mới mà còn đảm bảo số lượng vi khuẩn ở ngưỡng an toàn”.
Cách lau chùi, làm sạch đồng hồ đeo tay
Tốt nhất, bạn nên vệ sinh đồng hồ của mình 1 lần/tháng theo các bước sau:
1. Tháo rời dây đeo đồng hồ
Với một số loại đồng hồ, chỉ cần bấm vào một chiếc nút là tách rời phần mặt đồng hồ với dây đeo. Trong khi những loại khác, bạn cần sử dụng tuốc-nơ-vít. Nếu không, hãy cẩn trọng để không làm ướt đồng hồ bởi bạn có thể gây ra tổn hại lâu dài.
2. Chuẩn bị một bát nước có pha xà bông
Bạn có thể nhỏ vài giọt nước rửa chén loại dịu nhẹ vào bát nước nếu bạn sở hữu đồng hồ nhựa hoặc thép không gỉ. Trường hợp bạn có đồng hồ da, bạn dược khuyên dùng một lượng giấm trắng nhỏ và khuấy đều với nước.
3. Ngâm dây đeo đồng hồ
Đặt dây đeo đồng hồ vào chất lỏng và ngâm một lúc. Tuỳ thuộc vào việc đồng hồ bị bẩn như thế nào, có thể cần ngâm dây đeo trong vài giờ hoặc nếu nhìn nó khá sạch, ngâm 30 phút là đủ.
4. Lau thật sạch bụi bẩn
Dùng một chiếc khăn mềm hoặc bàn chải để nhạ nhàng loại bỏ vết bẩn. Ngoài ra, bàn chải đánh răng cũng là lựa chọn tốt. Chỉ cần cẩn thận khi tác động lực vào đồng hồ – không quá mạnh, cũng không quá nhẹ và không sử dụng bất cứ thứ gì để làm xước mặt đồng hồ.
5. Giặt sạch dây đeo đồng hồ
Sử dụng nước sạch để giặt dây đeo đồng hồ nhằm loại bỏ bất cứ chất bẩn hay bọt xà bông còn sót lại.
6. Lau chùi mặt đồng hồ
Lấy một chiếc khăn ẩm để lau sạch mắt trước, mặt sau đồng hồ. Nếu vẫn còn vết bẩn, thay thế khăn bằng bàn chải đánh răng sợi mềm nhúng vào nước xà bông, sau đó, nhẹ nhàng lau chìu mặt đồng hồ. Không nhúng đồng hồ ngập nước trừ khi bạn biết chắc chắn rằng có thể làm như vậy bởi biết đâu, bạn gây thiệt hại hoàn toàn cho đồng hồ.
7. Lau thật khô đồng hồ
Dùng khăn thấm kỹ để đồng hồ khô hoàn toàn hoặc đặt nó lên một chiếc khăn tắm khô trong vài giờ và đề khô tự nhiên.
8. Gắn lại dây đeo đồng hồ
Khi đã khô, hãy nối lại dây đeo và mặt chính đồng hồ. Nó đã sẵn sàng trở lại cổ tay của bạn!
Theo Helino
10 nghề nghiệp đẩy bạn gần hơn tới nguy cơ ung thư phổi
Các chất ô nhiễm như hóa chất, vi trùng, khói thuốc lá, bụi bẩn từ môi trường làm việc có thể có tác động tiêu cực đến phổi và sức khỏe.
Nhân viên vệ sinh: Dung dịch vệ sinh làm sạch nhà cửa có chứa nhiều hóa chất có thể kích hoạt hen suyễn. Ngay cả chất tẩy rửa hữu cơ cũng giải phóng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi có thể gây ra các vấn đề hô hấp mãn tính và phản ứng dị ứng.
Bồi bàn, pha chế: Làm việc trong một căn phòng đầy khói rất nguy hiểm cho phổi của bạn. Khói từ nhà bếp hay khói thuốc trong quán bar có thể là nguyên nhân chính gây ung thư phổi.
Thợ làm tóc: Hóa chất dùng để nhuộm tóc và tạo kiểu tóc có hại cho cơ quan hô hấp của bạn và có thể gây hen suyễn. Nhiều sản phẩm máy ép tóc có chứa formaldehyd - một chất gây ung thư, là nguyên nhân chính gây ung thư phổi và kích ứng.
Bác sĩ và y tá: Những người làm việc trong các hệ thống chăm sóc sức khỏe như bệnh viện, văn phòng y tế hoặc viện dưỡng lão dễ bị bệnh phổi. Lao, cúm và hội chứng hô hấp cấp tính nặng là một trong số rối loạn phổi thường thấy ở những người làm việc trong ngành y tế.
Công nhân xây dựng: Những người làm việc trong lĩnh vực xây dựng ngày càng dễ mắc bệnh phổi. Họ tiếp xúc với amiăng và các loại sợi siêu nhỏ khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư trung biểu tăng nguy cơ mắc bệnh bụi phổi hoặc mô sẹo trong phổi.
Công nhân nhà máy: Theo một nghiên cứu, công nhân sản xuất có nguy cơ mắc ung thư phổi cao do hít phải nhiều loại bụi trong quá trình làm việc
Người nông dân: Tiếp xúc với rơm liên tục có thể gây viêm phổi quá mẫn khiến túi khí trong phổi của bạn bị viêm và phát triển mô sẹo.
Công nhân khai thác than: Công nhân khai thác dễ bị rủi ro mắc các bệnh phổi khác nhau, từ viêm phế quản đến viêm phổi.
Lính cứu hỏa: Những người này tiếp xúc với nhiều yếu tố hại cho phổi, từ khói đến hóa chất. Các trang thiết bị bảo hộ giúp họ giảm nguy cơ mắc bệnh phổi.
Nhân viên sơn nhà: Các sản phẩm polyurethane có trong sơn có thể gây cho người thường xuyên tiếp xúc bị căng ngực và khó thở.
Theo VOV
Đừng tưởng vết chó cắn mới nguy hiểm, vết cắn của người có thể gây hậu quả đáng sợ thế này đây Cùng tìm hiểu xem vết cắn của con người có thực sự nguy hiểm như vết chó cắn không bạn nhé! Vết cắn của con người cũng nguy hiểm Thật không thể ngờ vết cắn của con người có thể nguy hiểm hơn vết cắn của động vật. Điều này xảy ra vì miệng của con người là nơi cư trú của nhiều...