Nhìn lại kỳ tuyển sinh 2020: Ngành ‘hot’ cũng khó tuyển sinh
Mùa tuyển sinh năm 2020 chứng kiến cảnh “vắng vẻ” thí sinh ở một số ngành học vốn là ngành truyền thống của các trường.
Đáng nói, những ngành vốn được cho là “hot” cũng lâm vào cảnh đìu hiu, dù được doanh nghiệp đặt hàng. Làm sao để các ngành học này duy trì vị thế?
Dừng tuyển vì không có thí sinh
Tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, những ngành học như Thiết kế thời trang, Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng (hệ chất lượng cao, tiếng Anh), Điện tử Viễn thông hệ chất lượng cao Việt – Nhật hay ngành Môi trường chất lượng cao… có số lượng thí sinh quan tâm, đăng ký xét tuyển và nhập học rất thấp. Trước đó, trong đề án tuyển sinh 2020, trường này đã quyết định dừng tuyển sinh 2 ngành Công nghệ vật liệu dệt may và Kỹ thuật nữ công.
Sinh viên ngành Lâm học, trường ĐH Nông Lâm TP. HCM trong giờ thực hành.
Tương tự, tại Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM, bên cạnh những ngành học thuộc về thế mạnh đào tạo có điểm trúng tuyển cao chót vót như Thú y, Nông học, Công nghệ sinh học thì còn một số ngành như Lâm học, Lâm nghiệp đô thị, Quản lý tài nguyên rừng có điểm trúng tuyển bằng sàn và không nhận được nhiều sự quan tâm của thí sinh. Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM phải xét tuyển bổ sung năm ngành học tại TP. HCM, gồm: Khoa học môi trường, Công nghệ chế biến lâm sản, Lâm học, Lâm nghiệp đô thị, Quản lý tài nguyên rừng. Đây đều là những ngành “kén” người học trong nhiều năm nay. Đợt này, trong khi điểm chuẩn hầu hết các ngành đều cao, những ngành này chỉ 16 điểm, thấp nhất cơ sở chính nhưng vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu.
Theo TS Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP. HCM, những ngành học trên tuy không có sức hút mạnh mẽ nhưng vì nhu cầu vẫn có nên năm nào cũng có thí sinh theo học, dù chỉ tuyển được 70 – 80% chỉ tiêu.
Năm nay, ngành Địa chất học tại trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP. HCM) chỉ tuyển được 29 sinh viên so với 100 chỉ tiêu; ngành Hải dương học 24 sinh viên/50 chỉ tiêu. Ở trường này, có ba ngành học nhiều năm nay rất khó tuyển sinh, gồm: Địa chất học, Kỹ thuật địa chất, Hải dương học.
Trường ĐH Nha Trang vốn có truyền thống đào tạo thủy sản duy nhất của cả nước. Trước năm 2006, trường có 5 ngành truyền thống, đặc thù về thủy sản. Nhưng giờ thì có đến ba ngành rất khó tuyển. Cụ thể, các ngành Khai thác thủy sản, Chế biến thủy sản, Nuôi trồng thủy sản mỗi năm chỉ tuyển được rất ít sinh viên. Ngành khai thác tuyển được 10-15 sinh viên/năm, ngành chế biến được 30-40 sinh viên, cao nhất là ngành nuôi trồng được khoảng 100 sinh viên. Tuy nhiên, trường vẫn phải duy trì đào tạo vì đây là những ngành thế mạnh kinh tế của tỉnh Khánh Hòa và cả khu vực lân cận.
Năm học 2020 – 2021, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM dừng tuyển sinh hai ngành học là Khoa học thủy sản và Công nghệ vật liệu. Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cũng chính thức dừng tuyển sinh 4 ngành đào tạo: Hoạt hình manga Nhật Bản, Cartoon Mỹ 3D, Thiết kế tạo dáng công nghiệp 3D, Thiết kế trang trí nội ngoại thất, Ngôn ngữ Pháp vì khó tuyển sinh.
Kết quả xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT tại trường ĐH Đà Lạt cho thấy ngành Sư phạm tin học có điểm chuẩn 24, cao nhất trường, nhưng bất ngờ là không có thí sinh nào trúng tuyển. Theo nhà trường, ban đầu, cũng có một số nguyện vọng đăng ký vào ngành Sư phạm tin học nhưng vì số lượng quá ít nên trường quyết định điểm sàn là 24 để thí sinh đăng ký nguyện vọng điều chỉnh sang ngành khác, không ảnh hưởng đến thí sinh. Cùng chung cảnh ngộ còn có hai ngành Sư phạm sinh học và Sư phạm vật lý, điểm chuẩn lần lượt là 22 và 21 điểm. Mỗi ngành chỉ có hai thí sinh trúng tuyển. Dù có thí sinh trúng tuyển nhưng không ai đến nhập học.
Thống kê của Bộ GD – ĐT về công tác tuyển sinh năm 2019 cũng cho thấy, 5 nhóm ngành có tỉ lệ tuyển sinh và nhập học thấp nhất là Nông lâm nghiệp và Thủy sản đạt 32,6%; nhóm ngành Khoa học tự nhiên đạt 34,58%; Môi trường và bảo vệ môi trường đạt 45,28%; Dịch vụ xã hội đạt 45,71% và Khoa học sự sống đạt 50,04%.
Làm gì để tồn tại?
Một chuyên gia tuyển sinh thừa nhận, thí sinh hiện nay rất thực tế, muốn chọn “việc nhẹ lương cao”, ngồi máy lạnh và dễ có vị thế. Đôi khi thí sinh chỉ nghe tên ngành học đã chạy dài như lâm nghiệp phải đi làm và sống trong rừng, thủy sản thì lội ao nuôi trồng thủy sản… Nhiều trường đại học đang phải rà soát lại những ngành khó tuyển để dừng đào tạo. Vì để duy trì ngành học, vẫn phải vận hành cả bộ máy nhân sự, thiết bị, phòng thí nghiệm…
Để thích ứng với bối cảnh mới và duy trì những ngành học khó tuyển, ngành học thuộc về thương hiệu của nhà trường, nhiều trường đã và đang xây dựng nhiều chính sách đi kèm nhằm hỗ trợ tối đa cho sinh viên. Trong đó, học bổng, việc làm là những chính sách “xương sống” nhằm tạo thêm sức hút cho ngành học.
Nhiều trường đã và đang xây dựng nhiều chính sách đi kèm nhằm hỗ trợ tối đa cho sinh viên theo học những ngành khó tuyển sinh.
Tại trường ĐH Nha Trang, những ngành khó tuyển đều là những ngành phát triển kinh tế biển rất cần nhân lực của địa phương nên trước mắt, trường miễn phí ký túc xá cho sinh viên các ngành học này, tặng nhiều suất học bổng hơn (như ngành Khai thác thủy sản mỗi năm có đến 10 suất học bổng) để thu hút người học. Về lâu dài, trường đang làm việc với chi cục thủy sản các tỉnh nhằm thống nhất đề nghị Chính phủ có chính sách đặc thù (miễn học phí) và đề xuất nhu cầu nhân lực trong 5 – 10 năm tới. Từ đó, trường tổng hợp và làm đề án trình Bộ GD – ĐT, Tổng cục Thủy sản và Chính phủ phê duyệt.
Theo thạc sĩ Phùng Quán, Trưởng phòng Thông tin và truyền thông, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP. HCM, đối với các ngành khó tuyển, dù ít sinh viên nhà trường vẫn mở lớp bình thường vì đây là những ngành đặc biệt và xã hội có nhu cầu. Năm nay, ngành Địa chất học sẽ dành năm suất học bổng toàn phần, bán phần cho thí sinh có điểm trên 22. Trường cũng mở một số ngành mới từ ngành truyền thống khó tuyển, phù hợp hơn với thị hiếu người học. Ví dụ như ngành mới Vật lý y khoa có điểm chuẩn 22 là ngành mới được tách ra từ ngành Kỹ thuật hạt nhân và Vật lý học.
Tại trường ĐH Nông lâm TP. HCM, sinh viên theo học các ngành như Lâm học, Lâm nghiệp đô thị được hỗ trợ bằng chính sách “đặt hàng” đào tạo từ các doanh nghiệp, trong quá trình đào tạo nhà trường mời doanh nghiệp tới trường để tuyển dụng sinh viên.
Tiến sĩ Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP. HCM cho biết thêm, goài chính sách học bổng, khuyến học, khuyến tài, đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, nhà trường đã và đang đẩy mạnh kế hoạch tuyên truyền sâu rộng đến nhiều học sinh và phụ huynh về tầm quan trọng của nguồn nhân lực trọng yếu cũng như đóng góp của khối ngành nghề trên cho sự phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, nhà trường cũng có những ưu đãi cho sinh viên ngành này khi vào trường như cam kết chất lượng đầu ra, việc làm… nhằm “trải thảm” đón sinh viên.
Còn PGS. TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM nói rằng, một số ngành nhu cầu nhân lực vẫn rất cần nhưng lại không có người học. Điều đó buộc các trường phải tìm mọi cách để tuyển dù sĩ số học sinh không đủ để duy trì lớp. Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng và triển khai mô hình đại học chia sẻ là hết sức thiết thực nhằm bảo đảm việc đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực cho thị trường của các trường đại học. Ngành học đó có thể không “hot”, không thu hút sự thích thú của sinh viên nhưng nó vẫn rất cần cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các trường với thế mạnh đào tạo không thể bỏ được.
Chàng thủ khoa kép mê học ngành thú y
"Liều" chọn học chương trình tiên tiến với học phí 30 triệu đồng/năm học, Trần Trọng Kha đã tận dụng cơ hội học tập để năm nào cũng có học bổng và tốt nghiệp xuất sắc.
Khoa chăn nuôi thú y Trường Đại học (ĐH) Nông Lâm TP.HCM vừa tổ chức lễ tốt nghiệp và trao bằng bác sĩ thú y (chương trình tiên tiến) cho 29 tân khoa.
Đáng chú ý, trong đó, sau gần sáu năm, từ khi đậu đại học với danh hiệu thủ khoa của trường, Trần Trọng Kha tiếp tục ghi danh vào bảng vàng ở vị trí thủ khoa trong ngày tốt nghiệp của mình ở ngành thú y.
Quyết tâm chọn thú y vì yêu động vật
Năm 2014, cái tên Trần Trọng Kha đã được nhiều người biết đến khi em là một học sinh đến từ tỉnh Tiền Giang nhưng đã trở thành thủ khoa của Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM với 27 điểm ở khối A (toán 9, lý 8,75 và hóa 9,25).
Được biết, 12 năm học phổ thông Kha đều là học sinh giỏi. Năm lớp 9, em đạt học sinh giỏi môn toán cấp tỉnh. Năm học lớp 12, Kha đạt điểm trung bình tổng kết cuối năm 9,1.
Kha cho biết bố em mất sớm, chỉ mình mẹ em lo làm lụng để nuôi các chị em em ăn học. Mẹ em hiện làm trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
Em chọn ngành thú y theo tư vấn của gia đình, nhất là tư vấn của mẹ vì mẹ em cũng làm trong lĩnh vực gần với động vật. Bản thân em cũng rất thích động vật, em muốn trở thành một bác sĩ thú y để chăm sóc, chữa bệnh cho các con vật.
Hơn nữa, khi tìm hiểu các ngành nghề, em thấy ngành thú y ở các nước phát triển rất được ưa chuộng. Ở Việt Nam lúc đó cũng bắt đầu ra đời những bệnh viện thú y nên càng giúp em tự tin đăng ký vào ngành này.
Về bí quyết học tập, Trọng Kha chia sẻ em học trường chuyên nên có điều kiện học tốt hơn. Khi còn học phổ thông, em chỉ học để quyết tâm đậu đại học là chính.
"Ở lớp, em luôn tập trung để tiếp thu bài chắc chắn, về nhà không phải học lại nhiều. Về nhà, em có thời gian học nâng cao, học nhóm với bạn bè và đọc trước các bài mới. Em học là để hiểu và không quá áp lực để học bằng được nên cũng thoải mái" - Kha nói.
Trần Trọng Kha trong ngày tốt nghiệp vừa qua. Ảnh: NVCC
Khi vào năm nhất ĐH, dù tiếng Anh yếu nhưng Kha quyết định chọn học chương trình tiên tiến với học phí cao gấp đôi so với hệ đại trà, tức khoảng 30 triệu đồng/năm học. Nhưng Kha vẫn chọn vì muốn nâng cao trình độ tiếng Anh, có điều kiện để học và nghiên cứu tốt hơn.
Theo Kha, khi đó về tiếng Anh, em chỉ nắm tốt kiến thức căn bản nhưng kém về nghe và nói. Vì thế, Kha học năm nhất khá vất vả do phải "chạy" theo tiếng Anh để đáp ứng điều kiện đầu vào của chương trình đào tạo.
"Em phải học rất nhiều, nhiều khi bị ngợp. Một số bạn theo không nổi phải xin chuyển chương trình. Em nghĩ học ngành gì cũng cần có tiếng Anh để chủ động tìm tòi các nguồn tài liệu hơn, nếu không sẽ luôn chậm hơn người khác, chờ người khác dịch lại đã là bị chậm lắm rồi" - Kha tự nhủ.
Kha cho hay nhờ có tiếng Anh mà trong quá trình học, em được đi hội thảo ở nước ngoài rất nhiều, tìm hiểu tài liệu trên mạng dễ dàng hơn... Từ đó, khi em học kiến thức chuyên ngành cũng sẽ không quá khó.
Được chọn để truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ
Tại diễn đàn "Vietnam Marketing Summit 2020" do Hội Marketing Việt Nam (VMA) tổ chức vào ngày 12-12 tới đây, Trần Trọng Kha là ứng viên duy nhất được chọn vào hội đồng Young Marketing Communicator của eVMS để truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ.
Không làm thêm, giành thời gian "săn" học bổng
Nói về phương pháp học ĐH và cách duy trì danh hiệu thủ khoa sau một khóa học ĐH, Kha cho biết học ngành thú y chương trình tiên tiến rất nặng, cả về chuyên ngành lẫn tiếng Anh. Nhiều chuyên môn khô khan, phải học rất nhiều như đi sâu về miễn dịch, bào chế thuốc... rất khó, thậm chí không hiểu.
Do đó, hầu như em tập trung toàn bộ thời gian cho việc học chuyên ngành, tiếng Anh và làm thực tập sinh tại phòng lab để có nhiều kinh nghiệm và học hỏi được nhiều hơn. Thời gian khác em tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường, của khoa để có thêm năng lượng học tập.
Theo em, một phần vì chương trình nặng cả chuyên môn lẫn tiếng Anh nên em xác định không đi làm thêm.
"Không nhất thiết phải đi làm thêm bên ngoài mới học hỏi và có thu nhập, cũng không phải cứ vùi đầu vào sách vở là sẽ học giỏi. Em không đi làm nhưng em vẫn kiếm ra tiền bằng các suất học bổng mỗi năm nhờ kết quả học tập cao. Em được đi nước ngoài học, học hỏi chuyên môn sâu hơn để nâng cao kiến thức lẫn tiếng Anh" - Kha chia sẻ.
Đặc biệt hơn, sau khi làm báo cáo tốt nghiệp, em đã ứng tuyển và được nhận làm tại một công ty bào chế thuốc thú y. Nhờ có tiếng Anh khá tốt nên lương khởi điểm của em là 10 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, Trọng Kha cho rằng quan trọng là em học được ngành mình thích, mình có sự chuẩn bị và tìm hiểu trước về ngành mình chọn thì sẽ theo học dễ dàng hơn.
"Học nặng hay nhẹ là do chính bản thân mình. Học không nghiêm túc, xem nhẹ tiếng Anh hoặc chuyên môn là dễ bị nản, không theo nổi. Hơn nữa, học ĐH mà học một mình là không học được. Nếu một mình ôm sách thì cũng chỉ dừng lại ở đó, không thể mở rộng kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho mình được. Chính bạn bè, thầy cô, học nhóm... là những người sẽ hỗ trợ tốt nhất khi em gặp khó khăn" - Kha đúc kết.
Bên cạnh đó, theo Kha, việc học phải có mục tiêu, kiên trì và phương pháp học. Chính bản thân phải biết học để làm gì thì học sẽ thoải mái hơn. Kiên trì và có phương pháp sẽ giúp em vượt qua những khó khăn.
Hiện nay Trọng Kha vừa đi làm hằng ngày tại công ty và dành thời gian cuối tuần học cao học tại trường.
Cơ hội rộng mở cho sinh viên chương trình tiên tiến
Theo TS Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, Khoa chăn nuôi thú y triển khai chương trình tiên tiến từ năm 2010 khi thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường với Trường Thú y của ĐH Queensland (Úc).
Đợt trao bằng lần này có 29 sinh viên tốt nghiệp được trao bằng bác sĩ thú y. Tính đến nay đã có 250 sinh viên tốt nghiệp chương trình này, phần lớn học tiếp lên thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài, số còn lại có việc làm từ trước và ngay sau khi tốt nghiệp.
Nhiều ngành "hiếm" người học, các trường tìm cách cứu gỡ Điều đáng chú ý của mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm nay đó là có nhiều ngành học truyền thống, ngành tiêu biểu của trường thế nhưng vẫn không tuyển được thí sinh. Có ngành thậm chí của một trường chỉ tuyển được 1-2 chỉ tiêu. Có trường cùng một lúc nhiều ngành phải tuyển bổ sung nhưng vẫn...



Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

'Bạn trai' Mỹ Tâm khoe body săn chắc, NSND Mỹ Uyên trẻ đẹp tuổi U50
Sao việt
23:57:41 22/02/2025
Trung Tâm Chăm Sóc Chấn Thương: Phim y khoa Hàn Quốc một lần nữa thắng lớn!
Phim châu á
23:50:58 22/02/2025
Đây là Lan Ngọc hay Bạch Lộc?
Hậu trường phim
23:42:16 22/02/2025
G-Dragon phát hành teaser MV mới gây phấn khích
Nhạc quốc tế
23:35:35 22/02/2025
Tân Sơn Nhất chật kín fan vì cặp đôi bách hợp hot nhất Thái Lan, nhìn đến nhan sắc mà "sốc visual"!
Sao châu á
23:29:46 22/02/2025
Hồ Quang Hiếu tiết lộ cuộc sống sau khi lấy vợ, có con
Tv show
22:47:26 22/02/2025
Bóc profile hệ tư tưởng "F4 Vũng Tàu" đang ầm ầm cõi mạng, đu trend này chưa các người đẹp?
Netizen
22:23:09 22/02/2025
Hamas thả thêm 5 con tin tại Gaza
Thế giới
22:14:27 22/02/2025
Kim Kardashian hậu ly hôn Kanye West: Là tỷ phú USD, ngày càng quyến rũ
Sao âu mỹ
22:05:38 22/02/2025
Lý do tiền vệ kỳ cựu Kevin De Bruyne chia tay Man City
Sao thể thao
22:04:18 22/02/2025