Nhịn ăn gián đoạn có thể giúp giảm đường huyết và Cholesterol cao
Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra lợi ích sức khỏe của việc nhịn ăn gián đoạn đối với người lớn mắc tiền tiểu đường, huyết áp và cholesterol bất thường.
Nhịn ăn gián đoạn được biết đến với một số lợi ích cho sức khỏe, nhưng mọi người thường áp dụng chế độ ăn kiêng này để giảm hoặc duy trì cân nặng.
Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra lợi ích sức khỏe của việc nhịn ăn gián đoạn đối với người lớn mắc tiền tiểu đường, huyết áp và cholesterol bất thường. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Nhịn ăn gián đoạn về cơ bản bao gồm việc xen kẽ giữa các khoảng thời gian ăn và nhịn ăn. Bạn có một khung thời gian ăn uống được chỉ định. Bạn không ăn nhiều và tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như uống nước, cà phê đen hoặc trà đen không đường.
Lợi ích của việc nhịn ăn gián đoạn đối với sức khỏe
Theo một nghiên cứu mới từ Viện Salk và Đại học California tại San Diego, người lớn mắc hội chứng chuyển hóa có thể cải thiện sức khỏe bằng cách giới hạn thời gian ăn hàng ngày trong khoảng từ 8 đến 10 giờ.
Các nhà nghiên cứu đã chia 108 người lớn tiền tiểu đường mắc hội chứng chuyển hóa thành hai nhóm và chỉ có một nhóm tuân theo chế độ nhịn ăn gián đoạn.
Đối với nghiên cứu này, khung giờ ăn trung bình của nhóm nhịn ăn là từ 9:14 sáng đến 6:59 chiều Sau khi tư vấn dinh dưỡng cho cả hai nhóm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tham gia nghiên cứu tuân theo chế độ nhịn ăn gián đoạn đã giảm được nhiều mỡ hơn và kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn nhóm còn lại.
Theo các nhà nghiên cứu có một người trong nhóm nhịn ăn báo cáo các tác dụng phụ tiêu cực như cáu kỉnh, mệt mỏi và khó tập trung. Phát hiện của họ đã được công bố trên tạp chí Annals of Internal Medicine.
Ai nên tránh nhịn ăn gián đoạn?
Video đang HOT
Nếu bạn liên tục bị axit hóa: Nếu bạn có đường ruột nhạy cảm và thường xuyên bị axit hóa, việc nhịn ăn trong thời gian dài có thể không lý tưởng.
Nếu bạn bị mất cân bằng cortisol: Những người có mức cortisol cao hoặc thấp phải ưu tiên các bữa ăn thường xuyên, đặc biệt là trong vòng một giờ sau khi thức dậy.
Khoảng thời gian nhịn ăn kéo dài có thể kích hoạt giải phóng cortisol như một cơ chế bảo vệ, dẫn đến mất cơ, giảm khả năng chịu đựng căng thẳng và có khả năng gây gián đoạn giấc ngủ.
Nếu bạn có vấn đề về tuyến giáp: Chức năng tuyến giáp bị rối loạn cần được hỗ trợ bằng các bữa ăn cân bằng có chứa carbohydrate, protein, chất béo và các chất dinh dưỡng vi lượng thiết yếu theo khoảng thời gian đều đặn, lý tưởng nhất là cứ ba giờ một lần.
Khoảng cách kéo dài giữa các bữa ăn có thể cản trở quá trình trao đổi chất trong những trường hợp này.
Mẹo thực hiện khi nhịn ăn gián đoạn
Ăn bữa ăn vừa phải : Việc phá vỡ chế độ ăn kiêng bằng cách ăn nhiều đồ ăn vặt sẽ phản tác dụng. Hãy đảm bảo phá vỡ chế độ ăn kiêng bằng một bữa ăn lành mạnh có kích thước vừa phải.
Giữ cho bữa ăn của bạn bổ dưỡng : Bao gồm chất béo lành mạnh, protein và rau tươi trong các bữa ăn của bạn trong khi thực hiện nhịn ăn gián đoạn.
Ăn nhiều bữa nhỏ : Chia nhỏ lượng thức ăn nạp vào thành ba hoặc bốn bữa ăn nhỏ, thay vì ăn một bữa lớn. Ăn thường xuyên hơn sẽ cải thiện quá trình trao đổi chất và cũng sẽ ngăn ngừa tình trạng ăn quá nhiều trong một lần ngồi hoặc đói quá mức trong phần còn lại của ngày.
3 loại rau quả tốt nhất giúp giảm cholesterol
Một số loại thực phẩm giúp giảm cholesterol như trái cây và rau quả, đây là những thực phẩm tươi ngon trong chế độ ăn uống lành mạnh.
Tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid hay còn gọi là rối loạn mỡ máu đặc trưng bởi hiện tượng tăng các thành phần mỡ xấu (LDL - cholesterol, triglycerid) và giảm thành phần mỡ tốt có tác dụng bảo vệ cơ thể (HDL - cholesterol). Khi nồng độ cholesterol xấu tăng cao có thể gây hại cho sức khỏe, dẫn đến rất nhiều biến chứng đáng lo ngại như bệnh tim mạch, đột quỵ, tăng huyết áp,...
Lối sống lành mạnh là giải pháp đầu tiên giúp ngăn ngừa tình trạng cholesterol cao. Trái cây, rau quả tự nhiên không chứa cholesterol và ít chất béo là một phần quan trọng trong việc kiểm soát mức cholesterol trong máu.
BS tim mạch David A Sabgir, Tiến sĩ Y khoa tại OhioHealth (Hệ thống chăm sóc sức khỏe phi lợi nhuận tại Ohio - Hoa Kỳ) cho biết: Nhiều người trong chúng ta không đáp ứng được lượng rau quả khuyến nghị tiêu thụ hàng ngày. Tiêu thụ thường xuyên một số loại thực phẩm cụ thể dưới đây giúp mọi người giảm mức cholesterol và tăng cường sức khỏe tổng thể.
1. Rau lá xanh đậm
Các loại rau xanh và trái cây góp phần giảm cholesterol hiệu quả.
Thêm rau lá xanh vào thực đơn hàng ngày mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Các loại rau lá xanh đậm như rau bina, cải xoăn, cải xanh, rau ngót và nhiều loại khác chứa lutein, các carotenoid có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giảm mức cholesterol trong máu.
Rau lá xanh chứa nhiều chất xơ, giúp làm giảm mức cholesterol trong máu bằng cách ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol từ thực phẩm. Các loại rau lá xanh cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, vitamin E, giúp bảo vệ cơ thể khỏi stress oxy hóa, một yếu tố góp phần làm tăng mức cholesterol.
Rau xanh thường có ít calo, giúp duy trì cân nặng hợp lý, điều này cũng có ảnh hưởng tích cực đến mức cholesterol. Để đạt được lợi ích tối đa trong việc kiểm soát cholesterol, nên kết hợp rau xanh với một chế độ ăn uống cân bằng và lối sống lành mạnh, bao gồm tập thể dục thường xuyên, hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa.
2. Quả bơ giúp giảm cholesterol
Nếu muốn có một lựa chọn trái cây lành mạnh, bổ dưỡng, không nên bỏ qua quả bơ nhiều tác dụng, là loại trái cây duy nhất chứa chất béo không bão hòa đơn, với 5g trong 1/3 quả bơ cỡ trung bình. Theo Tiến sĩ Sabgir, điều này có thể giúp giảm mức cholesterol LDL trong máu, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Bơ chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn, đặc biệt là acid oleic, giúp giảm mức cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể. Bơ còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch. Ngoài ra còn là một nguồn giàu chất xơ, giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa và hỗ trợ kiểm soát mức cholesterol.
Nhờ vào hàm lượng chất béo và chất xơ cao, không chứa đường hay natri, bơ có thể giúp duy trì cảm giác no lâu hơn, từ đó hỗ trợ việc kiểm soát cân nặng, một yếu tố quan trọng trong việc quản lý cholesterol.
Bạn có thể thưởng thức quả bơ với bánh mì nướng vào bữa sáng, trong món salad vào bữa trưa hoặc làm sốt bơ với mì ống nguyên cám vào bữa tối.
3. Trái cây họ cam quýt
Các loại trái cây có múi họ cam quýt không chỉ có vị ngọt ngon, chua dịu mà còn là lựa chọn lành mạnh để kiểm soát cholesterol. TS. David A Sabgir cho biết, các loại trái cây họ cam quýt như cam có chứa pectin. Pectin là một loại chất xơ hòa tan giúp cơ thể giảm cholesterol LDL.
Khi tiêu thụ trái cây họ cam quýt, nên ăn dưới dạng nguyên trái, hạn chế uống nước ép vì sẽ mất đi khá nhiều chất xơ có lợi. Kết hợp cam quýt với rau lá xanh để làm một món salad ngon miệng như salad cải xoăn cam quýt hay salad củ cải đường, quýt và hạt lanh sẽ có thêm nhiều lợi ích sức khỏe chỉ trong 1 món ăn.
Người bị mỡ máu cao cần có chế độ ăn lành mạnh giúp giảm cholesterol.
Người bị mỡ máu cao cần có chế độ ăn lành mạnh giúp giảm cholesterol máu. Chế độ ăn đóng vai trò trung tâm trong điều trị, có tác dụng giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành.
Khi bị cholesterol cao, người bệnh cần thực hiện các bước sau để kiểm soát mỡ máu:
Bỏ thuốc lá: Khi ngừng hút thuốc, mức cholesterol tốt có thể được cải thiện lên đến 10%.
Giảm cân và duy trì cân nặng phù hợp: Thực hiện những thay đổi nhỏ nhưng kiên trì có thể mang lại hiệu quả lâu dài trong việc kiểm soát mỡ máu, duy trì cân nặng lành mạnh.
Hạn chế uống rượu, bia: Rượu, bia làm tăng sự hấp thụ chất béo trong đường tiêu hóa, làm giảm khả năng tiêu hóa chất béo gây tăng lượng cholesterol và triglyceride trong máu.
Tập thể dục thường xuyên: Dành thời gian đi bộ hoặc chạy bộ 30 phút/ngày và 5 ngày trong tuần. Việc tập thể dục thường xuyên góp phần tăng lượng cholesterol tốt và giảm lượng cholesterol xấu.
Điều nên biết về chất béo tốt và xấu trong chế độ ăn Không phải tất cả chất béo đều giống nhau. Một số chất béo tốt cho sức khỏe và cần thiết cho chế độ ăn uống lành mạnh, trong khi nhiều loại chất béo được coi là chất béo xấu nên hạn chế hoặc không nên tiêu thụ. 1. Chất béo cần thiết cho cơ thể Chúng ta thực sự cần chất béo hàng...