Nhiều trường đại học châu Âu dạy trực tuyến để tiết kiệm năng lượng
Nhiều cơ sở giáo dục đại học châu Âu kéo dài kỳ nghỉ Giáng sinh và chuyển sang dạy trực tuyến vì hóa đơn năng lượng tăng cao.
Các trường đại học chuyển sang dạy trực tuyến vì hóa đơn năng lượng tăng vọt.
Các trường đại học ở Slovakia dự kiến đóng cửa sớm một tháng từ ngày 17/11, so với kỳ nghỉ Giang sinh hàng năm. Còn tại Ba Lan, từ ngày 7/1, Trường ĐH Bialystock sẽ dạy trực tuyến một tháng.
Tại Đức, Trường ĐH Erfurt sẽ đóng cửa thư viện vào cuối tuần và giảng dạy từ xa trước kỳ nghỉ Giáng sinh một tuần. Tương tự, một số trường đại học Pháp dự kiến kéo dài kỳ nghỉ Giáng sinh thêm một tuần để giảm thiểu chi phí năng lượng.
Hóa đơn năng lượng tại một trường học ở Pháp dự kiến là 20 triệu euro/năm, tăng gấp đôi so với năm ngoái.
Tuy nhiên, các thông báo trên đang gây nhiều tranh cãi. Bộ trưởng Giáo dục Đại học Pháp, Sylvie Retailleau, cho rằng các biện pháp tiết kiệm năng lượng không nên “gây thiệt hại cho sinh viên”. Tại Đức, sinh viên Trường ĐH Erfurt đã thu thập hàng trăm chữ ký phản đối đề xuất đóng cửa.
Video đang HOT
Ông Thomas Estermann, Giám đốc quản trị, tài trợ và phát triển chính sách công tại Hiệp hội Các trường đại học châu Âu, cho biết quyết định của các trường đại học phụ thuộc nguồn tài chính và chất lượng khu học xá.
“Các trường đang đánh giá rất kỹ lưỡng những điều phải làm và ảnh hưởng của việc nghỉ học đến sinh viên. Việc kéo dài kỳ nghỉ thêm 1 – 2 tuần sẽ ảnh hưởng khác với nghỉ giữa năm học, khi sinh viên đang thi cử”, ông Thomas cho biết.
Nâng chất kiểm định viên đại học
Công tác kiểm định chất lượng (KĐCL) được đẩy mạnh trong vài năm trở lại đây, nhiều chương trình đào tạo, trường đại học (ĐH) đạt chuẩn kiểm định quốc tế và xếp hạng quốc tế.
Thế nhưng, công tác KĐCL vẫn chưa được như kỳ vọng bởi lực lượng kiểm định viên trong nước cũng như kiểm định viên quốc tế còn quá ít so với nhu cầu.
Chưa đạt mục tiêu đề ra
Theo PGS-TS Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, công tác đảm bảo chất lượng được xem là vấn đề sống còn của các cơ sở giáo dục đào tạo để cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế. Hệ thống văn bản pháp lý cho công tác đảm bảo chất lượng và KĐCL đã kiện toàn, nhưng kết quả thực hiện vẫn chưa được như mong đợi.
Giai đoạn 2011-2020, Bộ GD-ĐT đặt mục tiêu 95% cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo được xem xét công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng. Thế nhưng, đến năm 2020, mới chỉ có 6% tổng số chương trình được kiểm định, số cơ sở đào tạo được kiểm định và công nhận theo tiêu chuẩn trong nước chỉ có 156/237 trường ĐH (chưa tính các trường cao đẳng sư phạm, các trường ĐH, học viện thuộc khối an ninh, quốc phòng).
Tại hội nghị tổng kết công tác KĐCL giai đoạn 2011-2020, thống kê từ Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho thấy, cả nước có 259 cơ sở giáo dục hoàn thành báo cáo tự đánh giá chất lượng (231 cơ sở giáo dục ĐH, 28 trường cao đẳng sư phạm); 159 cơ sở giáo dục ĐH và 9 trường cao đẳng sư phạm được các tổ chức KĐCL đánh giá và 147 cơ sở giáo dục ĐH, 9 trường cao đẳng sư phạm được công nhận đạt chuẩn chất lượng.
Về chương trình đào tạo, có 132 chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định trong nước. Về đội ngũ kiểm định viên, hiện cả nước có 346 kiểm định viên được cấp thẻ. Trong đó, có 9 người được đặc cách, 337 người đạt yêu cầu và được cấp thẻ kiểm định viên. Như vậy, so với tổng số trường ĐH, cao đẳng sư phạm thì mỗi trường chưa có tới 2 kiểm định viên.
Các chuyên gia kiểm định của Trung tâm KĐCL giáo dục (ĐH Quốc gia TPHCM) kiểm định cơ sở vật chất Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM
Số liệu mới nhất của Bộ GD-ĐT năm 2022 cho thấy, cả nước có 609/6.000 chương trình đào tạo ĐH chính quy đã được kiểm định (khoảng 10%). Trong đó, 373 chương trình (của 72 trường ĐH) được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định trong nước; 236 chương trình (của 41 trường ĐH) được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định nước ngoài. Hiện chưa trường nào có 100% chương trình đã được kiểm định, mà phần lớn các trường chỉ chọn những chương trình đào tạo mạnh nhất của mình để triển khai việc kiểm định trước.
Phải đổi mới cả chất và lượng
Tiến sĩ Thái Doãn Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM, cho biết, công tác đảm bảo chất lượng và KĐCL luôn được các trường ĐH xem là chiến lược, là vấn đề thường xuyên. Chính vì vậy, xây dựng đội ngũ kiểm định viên cho công tác này rất quan trọng. Trường cử nhiều người đi học, nhưng đến nay mới chỉ có 1 người được cấp thẻ kiểm định viên.
Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm là các kiểm định viên vừa ít lại vừa kiêm nhiệm quá nhiều việc: có người vừa quản lý, giảng dạy vừa kiêm luôn công tác kiểm định, có người thì vừa giảng dạy vừa quản lý. Các trường cần có chính sách và giảm tải để kiểm định viên chú tâm vào công tác kiểm định.
Là người tham gia từ những ngày đầu của công tác đảm bảo chất lượng và KĐCL, GS-TS Nguyễn Qúy Thanh, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), chia sẻ: Nghịch lý của công tác KĐCL hiện nay là nhiều tiêu chí cốt lõi thì không đạt, nhưng nhiều tiêu chí không cốt lõi lại đạt. Điều này một phần do các kiểm định viên quá ít kinh nghiệm, thiếu quyết đoán và xử lý theo kiểu "tình thương mến thương"!
Đại diện một trung tâm KĐCL giáo dục tại TPHCM cũng cho biết, trong công tác kiểm định hiện nay tồn tại nhiều vấn đề nhạy cảm, như: trung tâm A kiểm định không đạt nhưng đến trung tâm B kiểm định lại đạt; nhiều kiểm định viên còn "vòi" tiền và nhũng nhiễu các cơ sở...
Những biểu hiện này một phần là do một số trung tâm kiểm định quá dễ dãi, và kiểm định viên thiếu các quy định ràng buộc dẫn đến lạm quyền. Vừa qua, Bộ GD-ĐT ban hành thông tư quy định tiêu chuẩn, đạo đức và năng lực của kiểm định viên giáo dục ĐH. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho công tác xây dựng văn hóa chất lượng giáo dục ĐH. Phần còn lại là các trung tâm kiểm định và các cơ sở đào tạo phải thật sự xem chất lượng là vấn đề sống còn, chứ không phải làm theo kiểu đối phó.
"Nếu các trường chỉ chạy theo giấy chứng nhận chất lượng thì trước sau gì sẽ không có chất lượng thật, vì người học sau khi ra trường sẽ là kênh thông tin phản hồi thực chất nhất", một chuyên gia giáo dục nhận xét.
Trong khi đó, đại diện Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết, cùng với thông tư vừa ban hành, Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát hoạt động đảm bảo chất lượng và KĐCL, như xây dựng phần mềm quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về KĐCL giáo dục ĐH để giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác đảm bảo chất lượng. Trong đó có việc "kiểm định của kiểm định", đó là giám sát kết quả kiểm định của các cơ sở giáo dục và các tổ chức kiểm định.
Thông tư số 14/2022/TT-BGDĐT do Bộ GD-ĐT vừa ban hành (có hiệu lực từ ngày 25-11-2022) quy định kiểm định viên giáo dục ĐH và cao đẳng sư phạm có từ 5 năm trở lên là giảng viên hoặc hoạt động trong lĩnh vực quản lý giáo dục ĐH, cao đẳng sư phạm.
Thông tư còn quy định những việc kiểm định viên không được làm, như: lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên để thực hiện hành vi trái nguyên tắc của hoạt động KĐCL giáo dục nhằm trục lợi từ cơ sở giáo dục, tổ chức KĐCL giáo dục và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan; móc nối, quan hệ với cơ sở giáo dục, tổ chức KĐCL giáo dục để làm trái quy định pháp luật trong việc thương thảo, ký kết hợp đồng tư vấn...; không nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ cơ sở giáo dục và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan ngoài khoản thù lao, chi phí đã thỏa thuận theo hợp đồng đã ký kết và theo quy định pháp luật...
Phụ huynh, học sinh lo lắng khi kỳ thi IELTS tạm hoãn vô thời hạn: "Tội nhất là lớp 12 bị ảnh hưởng cả tiến trình ôn thi Đại học" Nhiều phụ huynh và học sinh cho biết đã chịu ảnh hưởng trước thông tin kỳ thi IELTS bị tạm hoãn vô thời hạn. Đến trưa ngày 10/11, cả IDP và Hội đồng Anh (British Council) - hai đơn vị tổ chức kỳ thi IELTS tại Việt Nam, đều thông báo tạm hoãn tất cả kỳ thi IELTS và Aptis của tổ chức...