Nhiều trẻ sốt xuất huyết gặp biến chứng nặng, ‘động đâu cũng chảy máu’
“Chăm một bé sốt xuất huyết nặng bằng ba bé bị sốc nhiễm trùng, tìm đường ven cũng rất khó vì trẻ bị phù lên, đụng kim vào là chảy máu”, bác sĩ Võ Thành Luân nói.
Bác sĩ Võ Thành Luân, Phó trưởng khoa Hồi sức Nhiễm và COVID-19, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM kiểm tra giường bệnh của một cậu bé rất kháu khỉnh, cơ thể chằng chịt dây nhợ, đầu ngón tay bầm tím. Bệnh nhi 8 tuổi, đang lọc máu, thở máy.
“Đụng đến đâu chảy máu đến đấy”
Một tuần trước, cậu bé được cấp cứu tại một bệnh viện thuộc TP Thủ Đức trong tình trạng sốc, mạch và huyết áp không đo được. Vì trẻ có cơ địa béo phì nên dự báo còn diễn tiến xấu hơn. Sau 13 giờ điều trị, bệnh nhi vào sốc lần 2, suy hô hấp và ngay lập tức được chuyển viện.
Lên đến Bệnh viện Nhi đồng 2, em sốc nặng, vẫn không đo được mạch và huyết áp, tiến triển rất nhanh sang suy đa tạng, hôn mê gan. Các bác sĩ khẩn trương lọc máu, thay huyết tương để cứu sống đứa trẻ.
Bệnh nhi sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM.
Vậy nhưng nay đã là ngày thứ 6, nhưng chức năng gan thận vẫn chưa chuyển biến. “Tiên lượng những ca như thế này rất xấu”, bác sĩ Luân nói.
Video đang HOT
Bàn tay, cánh tay, cổ chân cậu bé đầy vết thâm tím và máu đông đọng lại, dấu vết của những lần lấy ven truyền dịch hoặc lấy máu xét nghiệm. Hình ảnh này đã quen thuộc đến ám ảnh với các y bác sĩ tại Khoa Hồi sức Nhiễm và COVID-19.
Bác sĩ Võ Thành Luân cho biết, phần lớn trẻ mắc sốt xuất huyết nặng phải thở máy, bù dịch, truyền máu, chế phẩm máu liên tục. “Chỉ một ca sốt xuất huyết nặng nhập viện buổi tối nghĩa là cả đêm thức trắng truyền dịch cho trẻ. Anh em phải đi nhận hồng cầu, tiểu cầu, plasma liên tục đến tận sáng hôm sau. Đỉnh điểm hồi đầu tháng 8, chúng tôi có 4 ca sốt xuất huyết rất nặng cùng lúc thở máy và lọc máu”.
Tại Khoa Hồi sức Nhiễm – COVID-19, Bệnh viện Nhi đồng 2, có 11 trẻ sốt xuất huyết nặng đang điều trị, khoảng 80% là trẻ béo phì. Khi bù dịch nhiều, cơ thể trẻ có thể phù lên như trái bóng. Một đứa trẻ 50kg có thể tăng lên 70kg.
Powered by GliaStudio
close
Bác sĩ Luân lý giải, sốt xuất huyết gây thất thoát huyết tương qua thành mạch. Mạch máu tổn thương giống như ống nước bị thủng lỗ chỗ, khiến nước chảy ra ngoài, bên trong lại thiếu. Trẻ phải được bù dịch cho đến khi mạch máu hồi phục. Việc này có thể kéo dài đến 3-4 ngày nếu trẻ sốc kéo dài, suy gan thận.
Thêm vào đó, kim đụng vào đâu trẻ cũng bị chảy máu tại chỗ, phồng lên một cục máu, từ vai, tay, bẹn đều bầm. Điều dưỡng muốn tìm được ven truyền sẽ rất khó khăn. “Điều dưỡng cực nhọc nhất vì chăm sóc 1 ca sốt xuất huyết nặng bằng 3 ca sốc nhiễm trùng”, bác sĩ Luân bày tỏ.
Teo cơ, hoảng loạn, phục hồi khó khăn
Nếu suôn sẻ, trẻ sốt xuất huyết nặng có thể hồi phục sau 7 ngày điều trị. Tuy nhiên, khi trẻ nhập viện muộn, biến chứng suy đa tạng, thời gian điều trị có khi dài đến vài tháng. Câu chuyện phục hồi sau đó rất gian nan với bệnh nhi, phụ huynh và y bác sĩ.
Trong giai đoạn điều trị hồi sức tích cực, trẻ được nuôi dinh dưỡng bằng ống nên khi phục hồi, đường ruột phải làm quen lại từ đầu. Do nằm lâu, trẻ bị teo cơ. Cơ hô hấp, cơ vận động đều yếu nên việc cai máy thở, đi lại rất khó khăn. Thêm vào đó, trẻ bị sợ hãi, tâm lý lo lắng.
PGS.BS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM chia sẻ, một cậu bé 8 tuổi đã rất hoảng loạn khi phải cai máy thở. Bệnh nhi nằm hồi sức suốt 3 tháng vì sốc xuất huyết nặng, suy tạng, phải lọc máu, thay huyết tương.
Trẻ thoát chết nhưng các bác sĩ phải kiên trì giúp em cai máy nhiều lần. “Mỗi khi chuẩn bị cai máy, bé lại hoảng loạn, hụt thở, không cho ai đụng vào. Chúng tôi phải mời chuyên viên tâm lý cùng gia đình động viên, tâm sự mỗi ngày, mãi mới thành công”, bác sĩ Quang nói.
Hiện nay, dịch sốt xuất huyết tại TP.HCM đang hạ nhiệt. Tuy nhiên, các bệnh viện vẫn tiếp nhận nhiều ca nặng từ một số tỉnh thành chuyển đến. Sốt xuất huyết chủ yếu chuyển nặng ở người già, thai phụ, trẻ béo phì, người có bệnh nền. Tính đến lúc này, TP ghi nhận 18 trường hợp tử vong trong năm 2022.
Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước có 190.005 ca mắc, 72 ca tử vong do sốt xuất huyết. So với cùng kỳ năm 2021, số mắc tăng gấp 4 lần, số tử vong tăng 53 trường hợp.
Từ đầu năm tới nay, TP.HCM ghi nhận 17 ca tử vong do sốt xuất huyết
HCDC cho biết, thành phố ghi nhận thêm 1 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, như vậy từ đầu năm đến nay đã có 17 trường hợp tử vong do bệnh này.
Trong tuần đầu tiên của tháng 8 (từ ngày 1 - 7/8), TP.HCM ghi nhận 3.066 ca bệnh sốt xuất huyết, tương đương so với số mắc tuần trước, giảm 6,4% so với trung bình 4 tuần trước, trong đó số ca nội trú giảm 3,5% và ngoại trú giảm 9,4%.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), số ca mắc có xu hướng giảm so với trung bình 4 tuần trước, tuy nhiên vẫn đang ở mức cao so với cùng kỳ các năm. Trong tuần, thành phố ghi nhận thêm 1 ca tử vong tại TP Thủ Đức, nâng tổng số ca tử vong do sốt xuất huyết trong năm nay lên 17 trường hợp.
Các vật dụng đọng nước lâu ngày dễ phát sinh lăng quăng.
Tích lũy từ đầu năm đến nay, TP.HCM có 39.449 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 378,8% với cùng kỳ năm 202, với số ca sốt xuất huyết nặng là 679 ca.
Tỷ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc sốt xuất huyết tính đến tuần qua là 1,72%, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Cũng trong tuần qua, có 7/22 quận, huyện có số ca bệnh trong tuần tăng so với số ca trung bình 4 tuần trước, bao gồm các quận: 1, 6, 8, 11, Bình Tân, Phú Nhuận, Tân Bình. Riêng quận 11 có số ca bệnh trong tuần 32 tăng báo động so với trung bình 4 tuần trước.
Thành phố cũng ghi nhận thêm 181 ổ dịch sốt xuất huyết phát sinh ở 96 phường, xã thuộc 20/22 quận, huyện, TP Thủ Đức, giảm 18 ổ dịch mới so với 2 tuần trước đó.
Số tử vong do sốt xuất huyết của bộ thấp hơn số thực tế? Số tử vong do sốt xuất huyết được các tỉnh, thành công bố đang cao hơn so với số ca được Bộ Y tế công bố. Trẻ mắc sốt xuất huyết được điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM - Ảnh: THU HIẾN Thực tế khác thống kê của bộ Những ngày gần đây, nhiều tỉnh, thành liên tiếp thông...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Các thuốc gây phù chân, xử trí như thế nào?

Sởi lan rộng tại Hà Nội, nhóm trên 10 tuổi chiếm tỷ lệ mắc cao nhất

TPHCM: Cấp cứu hai cháu bé gặp tai nạn nguy hiểm khi ăn

90% ung thư phổi xuất phát từ thói quen này

Rối loạn tâm thần gây nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội

Lỵ trực trùng: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

Top 5 thực phẩm giúp cơ thể không mất nước trong mùa nắng nóng

10 gợi ý bữa sáng cho người bị trào ngược dạ dày

6 câu hỏi thường gặp về hội chứng Goodpasture

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Chế độ ăn cho người bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu

Người lớn mắc sởi dễ gặp biến chứng nặng
Có thể bạn quan tâm

Quốc tịch Mỹ khiến Lưu Diệc Phi lao đao khi hoạt động tại Trung Quốc
Hậu trường phim
16:39:36 19/04/2025
HÓNG: Thuý Ngân đang mang thai?
Sao việt
16:26:30 19/04/2025
Mỹ đề xuất cơ chế giám sát ngừng bắn tại Ukraine
Thế giới
15:50:38 19/04/2025
Double2T sau "Rap Việt": Mang nhiều tiền về cho mẹ, đắt show vẫn ở nhà thuê
Nhạc việt
15:11:03 19/04/2025
Thêm một bệnh viện thu hồi sữa của công ty sản xuất sữa giả
Tin nổi bật
15:01:53 19/04/2025
100 năm nữa, đây vẫn là bức ảnh "chuẩn mực" về cách dạy con: Cần gì báo đáp của ngon vật lạ, thế này là đủ rồi
Netizen
15:01:26 19/04/2025
Cặp vợ chồng trẻ bỏ 1,75 tỷ đồng về quê xây ngôi nhà sân vườn rộng 370m: Dân thành phố nhìn mà mê mẩn
Sáng tạo
14:58:46 19/04/2025
Bị 'rụng đầu khỏi cổ', người phụ nữ trải qua 37 ca phẫu thuật để giữ tính mạng
Lạ vui
14:54:53 19/04/2025
Thủ tướng chỉ đạo điều tra, truy tố vụ mua bán ma túy tại Quảng Ninh
Pháp luật
14:49:14 19/04/2025
Chuyện đáng lo gì đã xảy ra với cặp đôi vàng Lee Do Hyun - Lim Ji Yeon?
Sao châu á
14:38:38 19/04/2025