Bộ Y tế ‘giục’ tìm nguồn cung thuốc chống sốc cho bệnh nhân sốt xuất huyết nặng
Cục Quản lý Dược đề nghị các cơ sở nhập khẩu thuốc khẩn trương liên hệ, tìm các nguồn cung ứng thuốc chứa dextran 40 hoặc dextran 70 điều trị sốc sốt xuất huyết.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue, dung dịch cao phân tử được hướng dẫn sử dụng trong điều trị sốc sốt xuất huyết gồm: Dextran 40, dextran 70, hydroxyethyl starch 6% 200.000 dalton.
Các dịch truyền chứa dextran 40 hoặc dextran 70 hiện không sản phẩm nào có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Do đó, việc cung ứng thuốc phải thông qua hình thức cấp phép nhập khẩu chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Việc nhập khẩu thuốc gặp nhiều khó khăn do hạn chế về cơ sở nước ngoài cung ứng thuốc vào Việt Nam. Hiện chỉ có một cơ sở sản xuất ở Thái Lan cung ứng dịch truyền này cho nước ta.
Bệnh nhân sốt xuất huyết đang được điều trị tại bệnh viện. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Theo thông tin của Cục Quản lý Khám chữa bệnh tại Công văn số 1200/KCBNV ngày 31/8 gửi Cục Quản lý Dược để cung cấp thông tin tổng hợp về nhu cầu sử dụng dịch truyền dextran từ các cơ sở khám chữa bệnh tính đến ngày 31/8, 32 đơn vị có công văn đề xuất nhu cầu là 13.708 túi dextran 40 và cam kết nhận hàng.
Bên cạnh đó, 25 đơn vị đề xuất với số lượng 17.537 túi dextran. Tuy nhiên thông tin đề xuất của các đơn vị này mới chỉ được ghi nhận trên hệ thống dự trù trực tuyến của Cục Quản lý Khám chữa bệnh mà chưa có công văn dự trù.
Đối với các bệnh viện trực thuộc Bộ như: Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bạch Mai, Hữu nghị, Chợ Rẫy, Đa khoa Trung ương Quảng Nam, Thống Nhất, Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới, Nhi Trung ương dự trù đề xuất từ 20-100 túi, nhưng chưa có công văn dự trù.
Để kịp thời cung cấp thuốc chống sốc trên bệnh nhân sốt xuất huyết nặng, Cục Quản lý Dược đề nghị các cơ sở nhập khẩu thuốc khẩn trương liên hệ, tìm các nguồn cung ứng với các thuốc chứa dextran 40 hoặc dextran 70.
Sau khi tìm được nguồn cung ứng, các đơn vị liên hệ với các cơ sở khám chữa bệnh để xác định nhu cầu, ký hợp đồng và nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu về Cục Quản lý Dược.
Từ đầu năm tới nay, TP.HCM ghi nhận 17 ca tử vong do sốt xuất huyết
HCDC cho biết, thành phố ghi nhận thêm 1 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, như vậy từ đầu năm đến nay đã có 17 trường hợp tử vong do bệnh này.
Trong tuần đầu tiên của tháng 8 (từ ngày 1 - 7/8), TP.HCM ghi nhận 3.066 ca bệnh sốt xuất huyết, tương đương so với số mắc tuần trước, giảm 6,4% so với trung bình 4 tuần trước, trong đó số ca nội trú giảm 3,5% và ngoại trú giảm 9,4%.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), số ca mắc có xu hướng giảm so với trung bình 4 tuần trước, tuy nhiên vẫn đang ở mức cao so với cùng kỳ các năm. Trong tuần, thành phố ghi nhận thêm 1 ca tử vong tại TP Thủ Đức, nâng tổng số ca tử vong do sốt xuất huyết trong năm nay lên 17 trường hợp.
Các vật dụng đọng nước lâu ngày dễ phát sinh lăng quăng.
Tích lũy từ đầu năm đến nay, TP.HCM có 39.449 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 378,8% với cùng kỳ năm 202, với số ca sốt xuất huyết nặng là 679 ca.
Tỷ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc sốt xuất huyết tính đến tuần qua là 1,72%, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Cũng trong tuần qua, có 7/22 quận, huyện có số ca bệnh trong tuần tăng so với số ca trung bình 4 tuần trước, bao gồm các quận: 1, 6, 8, 11, Bình Tân, Phú Nhuận, Tân Bình. Riêng quận 11 có số ca bệnh trong tuần 32 tăng báo động so với trung bình 4 tuần trước.
Thành phố cũng ghi nhận thêm 181 ổ dịch sốt xuất huyết phát sinh ở 96 phường, xã thuộc 20/22 quận, huyện, TP Thủ Đức, giảm 18 ổ dịch mới so với 2 tuần trước đó.
Số tử vong do sốt xuất huyết của bộ thấp hơn số thực tế? Số tử vong do sốt xuất huyết được các tỉnh, thành công bố đang cao hơn so với số ca được Bộ Y tế công bố. Trẻ mắc sốt xuất huyết được điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM - Ảnh: THU HIẾN Thực tế khác thống kê của bộ Những ngày gần đây, nhiều tỉnh, thành liên tiếp thông...