Nhiều trẻ em nông thôn mắc bệnh do thiếu nhà vệ sinh
Tại Việt Nam, theo ước tính khoảng 6,5% người dân hiện vẫn phải đi vệ sinh ngoài trời và gần một nửa dân ở nông thôn không được sử dụng nhà tiêu đủ hợp vệ sinh để ngăn ngừa các bệnh liên quan tới phân như tiêu chảy.
Đó là một trong những thông tin được đưa ra trong báo cáo mới nhất của UNICEF với tiêu đề: Viêm phổi và tiêu chảy: giải quyết hai căn bệnh gây tử vong nhiều nhất ở nhóm trẻ em nghèo nhất trên thế giới. Báo cáo này đã chỉ ra cơ hội lớn để thu hẹp khoảng cách về sự sống còn của trẻ em trong các quốc gia và giữa các quốc gia với nhau – đó là khi các biện pháp phòng chống viêm phổi và tiêu chảy có hiệu quả và tiết kiệm chi phí được nhân rộng và đến được với những trẻ em thiệt thòi nhất.
Theo thống kê ngắn của cơ quan y tế, trong vòng 2 tuần vừa qua tại Việt Nam có khoảng 7% trẻ mắc tiêu chảy hơn 3% trẻ em từ 0-59 tháng tuổi bị viêm phổi hoặc có triệu chứng bị viêm phổi và 73% số trẻ này được đưa đến các trung tâm y tế.
Tuy nhiên, nhìn chung tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam đã giảm đáng kể, từ 51 em trên 1.000 ca đẻ sống năm 1990 xuống còn 23 trên 1.000 năm 2010. Viêm phổi và tiêu chảy vẫn là hai nguyên chính gây tử vong ở trẻ em, chiếm 12% và 10% tổng số tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi
Video đang HOT
Điều kiện môi trường không đảm bảo là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật của trẻ em nông thôn
Phòng ngừa và điều trị cả hai căn bệnh trên có nhiều điểm tương đồng, bao gồm các bước căn bản như khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ và rửa tay bằng xà phòng tăng cường tiếp cận với vệ sinh môi trường phát thuốc bù nước và điện giải (Oresol) cho trẻ em bị tiêu chảy và điều trị kháng sinh cho trẻ em viêm phổi do vi khuẩn.
“Một cách thức đơn giản và hiệu quả khác để bảo vệ trẻ em khỏi bệnh tật đó là nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, cứ 5 trẻ thì có chưa tới 1 trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn, như vậy có nghĩa là các em bị tước đi một biện pháp bảo vệ hết sức quan trọng”,báo cáo của UNICEF đưa ra nhận định.
Cũng theo báo cáo, thực tế, không được sống trong môi trường vệ sinh sạch sẽ cũng đẩy hàng triệu trẻ em vào nguy cơ nhiễm các bệnh tiêu chảy. Tại Việt Nam, theo ước tính khoảng 6,5% người dân phải đi vệ sinh ngoài trời và gần một nửa dân ở nông thôn không được sử dụng nhà tiêu đủ hợp vệ sinh để ngăn ngừa các bệnh liên quan tới phân như tiêu chảy. Thêm vào đó, tỉ lệ các bà mẹ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh là 36%, trước khi ăn là 23%, sau khi chuẩn bị đồ ăn cho con là 19% và sau khi cho trẻ đi vệ sinh là 15%.
P. Thanh
Theo Dân trí
Một nửa người dân Ấn Độ thiếu... "toilet"
638 triệu người dân Ấn Độ, khoảng 54% dân số chưa có khả năng sử dụng toilet, thông tin của báo Hindu, có tham khảo một báo cáo điều tra của UNICEF cho hay.
Một nửa số người dân không có nhà vệ sinh để sử dụng. Ảnh: Ljworld.
Con số này xấp xỉ con số của toàn thế giới là 58% số dân vẫn phải đi vệ sinh trên cánh đồng và đường phố. Các chuyên gia UNICEF lưu ý, khi còn thiếu những nhà vệ sinh gia đình thì việc lan truyền những bệnh dịch là điều không tránh khỏi.
Bộ trưởng liên bang về vấn đề nước sạch và vệ sinh Jairam Ramesh thông báo Ấn Độ đã bắt đầu chương trình bảo đảm cho mọi người dân đều dược sử dụng nhà vệ sinh và dự kiến chương trình sẽ hoàn thành vào năm 2017.
Cuối năm ngoái, Ngân hàng Thế giới đã công bố kết quả nghiên cứu "Chuyên đề về Ấn Độ", theo đó tổn thất kinh tế do tình hình mất vệ sinh tại nước này vào khoảng 54 tỷ đôla.
Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, tổn thất về hạng mục này của Ấn Độ (vốn là nền kinh tế đứng thứ ba châu Á) là lớn nhất do tình trạng chết sớm do thiếu vệ sinh và chi phí chữa trị các bệnh dịch.
Ngoài ra, cũng do tình trạng mất vệ sinh mà Ấn Độ không thu hút được du khách quốc tế đến nước có nền văn hoá lâu đời như Ấn Độ lẽ ra phải đạt được. Vì rằng hàng năm, riêng bệnh tiêu chảy đã cướp đi sinh mạng của 450 nghìn người. Trong đó, thiếu nhà vệ sinh là nguyên nhân chủ yếu.
Theo VietNamNet