Nhiều thay đổi trong tuyển dụng của công ty Nhật Bản
Navigos Group vừa phát hành báo cáo “Một năm sau tác động của Covid-19: Thách thức và cơ hội đối với các ứng viên (ƯV) tìm việc trong các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản tại Việt Nam”.
Báo cáo cho thấy trong quý I/2021, có hiện tượng đóng băng tuyển dụng tại một số DN Nhật Bản và họ tập trung vào việc phát triển đội ngũ nhân sự hiện tại. Trong quý II/2021, các DN Nhật bắt đầu có nhu cầu tuyển dụng trở lại đối với các vị trí quản lý cấp trung, chủ yếu là các vị trí giám sát, phó trưởng phòng… Việc cắt giảm nhân sự ở các DN Nhật Bản (nếu có) chủ yếu tập trung vào công nhân và lao động phổ thông. Đối với khối nhân viên văn phòng và cán bộ quản lý, việc cắt giảm rất hiếm khi xảy ra. DN Nhật cũng rất hạn chế việc đóng cửa nhà máy, văn phòng. Thay vào đó, họ chọn các biện pháp như giảm lương, cho phép nhân viên làm việc luân phiên… Việc tái cơ cấu tổ chức cũng khiến các DN có cơ hội giữ lại những nhân sự phù hợp và gắn bó nhất.
Môi trường làm việc khắt khe của công ty Nhật chưa hấp dẫn ứng viên trẻ
Báo cáo của Navigos Group cũng cho thấy các DN Nhật Bản tại Việt Nam vẫn là sự lựa chọn hấp dẫn đối với các ƯV người Việt. DN Nhật có ưu thế về sự ổn định trong hoạt động cũng như cách làm việc luôn có tổ chức, có các kế hoạch chuẩn bị cho giai đoạn nhiều biến đổi và “bình thường mới”. Môi trường chuyên nghiệp và đào tạo bài bản cũng là một điểm thu hút ƯV. Đối với những ƯV đã làm quen với môi trường và văn hóa tại các DN Nhật thì thường có nguyện vọng muốn tiếp tục gắn bó lâu dài. Hiếm khi sa thải nhân viên cũng là một điểm cộng để các ƯV chọn DN Nhật. Văn hóa của các công ty Nhật Bản là bảo đảm công việc ổn định và lâu dài cho nhân viên.
Video đang HOT
Một trong những thay đổi lớn nhất trong tuyển dụng của các DN Nhật là bên cạnh việc thành thạo tiếng Nhật, nhà tuyển dụng yêu cầu ƯV phải biết thêm một ngoại ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Trung hoặc tiếng Hàn. Nguyên nhân dẫn đến yêu cầu ngoại ngữ này là do các DN Nhật mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa sang nước khác hoặc xuất khẩu hàng hóa sang DN của các nước khác đang hoạt động tại Việt Nam. Yêu cầu cao về kỹ năng ngoại ngữ này khiến các du học sinh hoặc tu nghiệp sinh từ Nhật trở về sẽ gặp khó khăn trong việc ứng tuyển.
Độc đáo dịch vụ cho thuê người béo phì ở Nhật Bản
Một công ty Nhật Bản mới đây vừa ra mắt dịch vụ cho thuê người béo phì với phí 2.000 yên (khoảng 400.000 đồng)/giờ.
Các thành viên của Debucari, công ty cung cấp dịch vụ cho thuê người béo phì ở Nhật Bản. Ảnh: O.C
Theo trang Oddity Central (Anh), các dịch vụ thuê người cho nhiều mục đích khác nhau không phải là điều mới mẻ ở Nhật Bản, từ việc thuê ai đó làm người yêu, thuê người phá hoại tình cảm hay thuê một người đàn ông đứng tuổi. Mới đây, một công ty ở nước này còn giới thiệu một lựa chọn khác, đó là dịch vụ thuê người béo phì.
Được gọi là "Debucari", dịch vụ mới giúp bất kỳ ai cũng có thể thuê một người béo theo giờ.
Những người béo phì trên 100 kg là một điều khá hiếm ở Nhật Bản. Do đó, doanh nhân đứng sau dịch vụ này nghĩ rằng cho thuê người béo thông qua một dịch vụ trực tuyến sẽ là một cơ hội kinh doanh tuyệt vời.
Debucari được điều hành bởi Bliss, người thành lập thương hiệu thời trang ngoại cỡ Qzilla. Trang web của công ty cho biết Bliss đã nảy ra ý tưởng "Debucari" sau khi phải chật vật tìm kiếm những người mẫu béo cho thương hiệu thời trang ngoại cỡ của mình. Người đàn ông đã thành lập một nhóm tuyển dụng những người thừa cân vào năm 2017, hiện đã có khoảng 45 thành viên.
Vào tháng 4 năm nay, Debucari thông báo rằng họ sẽ bắt đầu cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp thuê người béo với mức giá 2.000 yên (khoảng 400.000 đồng)/giờ.
Chắc hẳn bạn đang thắc mắc dịch vụ cho thuê người béo phì này nhằm mục đích gì? Công ty này đã đưa ra một số lý do, chẳng hạn như ai đó sẽ cần một người béo phì giúp họ thử quần áo cho một người bạn ngoại cỡ. Ngoài ra, một số người chỉ đơn giản cần một người béo hơn họ làm bạn khiến họ hài lòng về bản thân hơn. Còn đối với các doanh nghiệp, lý do chính đáng để thuê một người béo đó là giúp họ quảng bá sản phẩm hay một kế hoạch ăn kiêng.
Tuy nhiên, Debucari nhấn mạnh dịch vụ của họ không sử dụng thuật ngữ "béo phì" một cách xúc phạm. Ngược lại, nó được coi là có nghĩa tích cực hơn. Một thông cáo báo chí gần đây cho biết những người có ngoại hình ngoại cỡ đang cân nhắc ứng tuyển vào Debucari không nên mặc cảm với việc bị coi là béo. Một điều kiện bắt buộc để trở thành thành viên của công ty là người đó có cân nặng trên 100 kg. Cả nam và nữ trên 18 tuổi đều được chào đón.
Công ty cũng cho biết toàn bộ khoản phí 2.000 yên sẽ được chuyển cho người được thuê. Debucari chỉ thu được một khoản hoa hồng thương lượng từ các khách hàng doanh nghiệp.
Debucari đã có sẵn danh sách những người thừa cân để cho thuê ở một số thành phố lớn của Nhật Bản, bao gồm Tokyo, Osaka và Aichi.
Debucari nhấn mạnh dịch vụ của họ không sử dụng thuật ngữ "béo phì" một cách xúc phạm. Ảnh: O.C
Nhật Bản là một trong những quốc gia có tỷ lệ béo phì thấp nhất thế giới. Chế độ ăn uống truyền thống gồm cá, rau và gạo kết hợp với văn hóa đi bộ ở đô thị và tỷ lệ người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng cao là nguyên nhân giúp người Nhật thoát khỏi béo phì, một vấn nạn toàn cầu.
Năm 2008, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã giới thiệu Luật Metabo, trong đó yêu cầu nam giới và phụ nữ ở độ tuổi từ 40 đến 74 phải đo vòng eo hàng năm. Giới hạn chu vi vòng eo là 86 cm đối với nam và 90 cm đối với nữ, tương đương các số đo được quy định năm 2006 bởi Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF).
Những người vượt quá giới hạn số đo do chính phủ quy định được yêu cầu đến các buổi tư vấn hoặc trao đổi với chuyên gia sức khỏe về các lựa chọn chế độ ăn uống. Tuy nhiên, không giống như cá nhân, các công ty và chính quyền địa phương có thể bị phạt hành chính nếu công dân thuộc quyền quản lý của họ không đáp ứng tiêu chuẩn của chính phủ. Khoản phạt có thể lên tới 19 triệu USD cho một doanh nghiệp lớn.
Chiến lược này vấp phải một số chỉ trích, tuy nhiên Chính phủ Nhật Bản đã thể hiện sự cứng rắn khi đứng trước thách thức lớn về sức khỏe người dân. Điều này cũng xuất phát từ lo ngại về chi phí khổng lồ liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe cho dân số già trên cả nước ngày càng tăng. Nhật Bản cũng có tỷ lệ sinh thấp, đồng nghĩa với việc nhóm công dân nộp thuế trẻ đang giảm dần.
Nhật Bản đình chỉ viện trợ ODA cho Myanmar Ngày 30/3, Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu cho biết nước này đã đình chỉ cung cấp viện trợ mới cho Myanmar sau khi quân đội quốc gia Đông Nam Á này bắt giữ các lãnh đạo chính phủ, các thủ hiến vùng, bang và các thành viên cấp cao của đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) hồi tháng 2...