Nhiều thách thức để giáo dục đại học vươn tầm
Tự chủ đại học (ĐH) đang là vấn đề nóng được sự quan tâm của các nhà trường và xã hội. Thực tế đã minh chứng, GD ĐH muốn hội nhập với khu vực và thế giới chỉ có tự chủ, các trường ĐH sẽ sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực, thích ứng nhanh với những yêu cầu mới của xã hội. Đang có nhiều thách thức để giáo dục đại học vươn tầm
ảnh minh họa
Yên cầu từ thực tiễn
Chủ trương để các cơ sở GD ĐH thực hiện quyền tự chủ không phải là vấn đề mới. Từ năm 2005, Bộ GD&ĐT đã mạnh dạn giao thí điểm tự chủ tài chính cho 5 trường ĐH công lập. Theo đó các trường này phải tự đảm bảo 100% kinh phí chi thường xuyên như một doanh nghiệp nhà nước và có thể tự xây dựng định mức chi cao hơn quy định nhà nước.
Đến nay, cả nước đã có 23 cơ sở GD ĐH công lập được tự chủ, trong đó 12 trường trên 2 năm, 11 trường dưới 2 năm. Những lĩnh vực các trường được tự chủ gồm: Đào tạo và nghiên cứu khoa học; tổ chức bộ máy, nhân sự; tài chính. Thực hiện tự chủ, đã giúp các trường chủ động hơn trong việc mở ngành, xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, tiếp cận chuẩn quốc tế về phương pháp và nội dung giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, liên, cũng như nâng cao năng lực cán bộ, giảng viên có học hàm, học vị.
PGS.TS Phạm Tiết Khánh – Hiệu trưởng Trường ĐH Trà Vinh, bộc bạch: Tự chủ có vai trò quyết định ảnh hưởng lớn đến các hoạt động từ đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Do vậy, việc các trường thực hiện đầy đủ quyền tự chủ theo luật dịnh là tiền đề và căn cứ quan trọng để trường lớn mạnh. Trong đó, việc các trường tự chủ hoàn toàn về tài chính là giải pháp quan trọng để các hoạt động của GD ĐH hiệu quả hơn.
“Việc thực hiện tự chủ tài chính đã giúp chúng tôi chủ động hơn nhiều trong các hoạt động đào tạo, học thuật. Đặc biệt là nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, các đơn vị chức năng của trường đã chủ động hơn trong việc tìm kiếm làm việc với các đối tác, doanh nghiệp thực hiện các đơn hàng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ” – PGS.TS Phạm Tiết Khánh phân tích.
Vượt qua rào cản tâm lý
Nhìn lại thực tiễn GD ĐH thời gian qua, một số chuyên gia chỉ ra rằng, không phải cơ sở đào tạo nào cũng hiểu một cách đầy đủ về lợi thế trong việc thực hiện tự chủ; hoặc cũng có thể còn có những suy nghĩ khi cho rằng, nhận tự chủ về tài chính sẽ bị cắt nguồn cung từ ngân sách Nhà nước; trong khi thu học phí đồng ý là được quyết định nhưng không phải muốn thu mức nào cũng được, mà còn phụ thuộc nhiều vào khả năng đóng góp của người học.
Video đang HOT
Thực tế là Nhà nước không giảm chi cho đầu tư phát triển GD ĐH, mà là thay đổi cách thức để phát huy hiệu quả hơn các nguồn lực tài chính, đồng thời để tăng cường trách nhiệm của nhà trường.
Cũng có một số chuyên gia lo ngại việc trao quá nhiều quyền tự chủ cho các trường mà không đặt yêu cầu về tự chịu trách nhiệm, sẽ dẫn tới nguy cơ giảm sút chất lượng, chạy theo lợi ích trước mắt.
Những lo ngại trên không phải là không có cơ sở, nhưng việc quy định cụ thể trách nhiệm của các trường, của Hội đồng trường và trực tiếp là những người giữ vai trò quản lý, sẽ là định chế giảm thiểu rủi ro đó.
Thêm nữa, việc có một cơ chế phân bổ ngân sách Nhà nước phù hợp, trường có đặc thù đào tạo thế nào sẽ có mức chi như thế; đồng thời các hoạt động này cũng cần gắn với kết quả đánh giá, kiểm định độc lập về chất lượng đào tạo thì mới công bằng, hiệu quả.
Mạnh dạn vượt qua rào cản tâm lý thực hiện quyền tự chủ là điều mà TS Trương Tiến Tùng – Viện trưởng Viện ĐH Mở Hà Nội – nhấn mạnh. Theo ông, tự chủ cho GD ĐH là cần thiết, trong một môi trường cạnh tranh, chỉ có tự chủ, các trường mới điều hành các hoạt động đạt hiệu quả cao.
Còn về vấn đề tài chính, Nhà nước có hỗ trợ SV chính sách, trường thu đảm bảo đủ chi. Việc trường nào, cá nhân nào làm sai sẽ chịu trách nhiệm với xã hội và pháp luật. Thêm nữa, điều hành hoạt động ở trường ĐH còn có Hội đồng trường. Khi tổ chức này thể hiện quyền lực và trách nhiệm của mình, sẽ giám sát phê duyệt, tham gia quản trị thu chi tài chính.
Khi đó chắc chắn các nguồn tài chính cũng như việc sử dụng sẽ đạt được hiệu quả cao và tránh được những quan ngại về thất thoát, sai phạm.
Tiền đề giúp các trường lớn mạnh
Trong GD ĐH, việc quản trị hiệu quả hoạt động là điều vô cùng cần thiết, tuy nhiên lâu nay hoạt động này thường không được chú trọng. Trong giai đoạn hiện nay, khi GD ĐH đối mặt với nhiều thách thức của đổi mới và phát triển, việc quản trị điều hành hiệu quả là điều phải tính đến.
Để quản trị hiệu quả và nâng cao tính tự chủ, các nhà trường cần được tách ra khỏi cách hoạt động như một tổ chức Nhà nước, chuyển đổi sang hình thức quản lý như mô hình doanh nghiệp.
Vai trò của Hội đồng trường sẽ như Hội đồng quản trị; được giao mọi quyền hạn về tuyển dụng bổ nhiệm hiệu trưởng, quản trị nguồn nhân lực (tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ, sa thải nhân viên), chất lượng đào tạo (tuyển sinh, học phí, chất lượng giảng dạy…). Hội đồng trường với sự góp mặt của đại diện đầy đủ các giới liên quan để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của mình là điều cần thiết.
Trong các nội dung Dự thảo sửa đổi Luật GD ĐH đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến, nhiều chuyên gia và cán bộ quản lý GD đánh giá rất cao về tính chủ động được coi trọng. Đặc biệt trong đó là những quy định chi tiết về Hội đồng trường, việc bầu hiệu trưởng, hiệu phó là những điểm mới tăng quyền tự chủ cho trường.
Dự thảo đã tiếp cận đến tôn chỉ, mục đích của hoạt động Hội đồng trường, để Hội đồng trường thực sự là cơ quan quản trị, chi phối điều hành hoạt động trong trường ĐH. Bên cạnh đó là đề xuất quy định các cơ sở GD ĐH được quyền tự chủ các hoạt động tài chính, chủ động xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo, là tạo sự chủ động cho cả nhà trường và người học trong chi tiêu tài chính…
Những quy định này đều hướng đến việc các trường tự chủ tuyệt đối, điều này chắc chắn sẽ thúc đẩy việc thực hiện quyền tự chủ để các trường trách nhiệm và lớn mạnh hơn.
Theo Giaoducthoidai.vn
Đề xuất rút ngắn năm học
UBND TP.HCM kiến nghị cần có sự linh hoạt trong một số quy định, cụ thể: định hướng mở trong biên chế năm học, thay vì 9 tháng/năm học như hiện nay thì có thể rút ngắn lại...
Đối mặt với áp lực ùn tắc giao thông, kẹt xe nên TP.HCM kiến nghị cần có sự linh hoạt trong biên chế năm học
Liên thông trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân, luật hóa một số hình thức học tập không chính quy, học qua mạng internet, thay đổi biên chế năm học... là những kiến nghị của UBND TP.HCM ngày 25.12 gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung luật Giáo dục.
Cho học sinh nước ngoài học trường công
Theo UBND TP.HCM, nhằm đảm bảo mục tiêu học tập suốt đời, tăng tính phân luồng, bên cạnh hệ thống trường năng khiếu về thể dục thể thao, cần xây dựng hệ thống các trường chuyên về thẩm mỹ, nhạc, họa... giúp đào tạo chuyên sâu từ nhỏ cho những học sinh (HS) sớm bộc lộ năng khiếu. Đặc biệt, cần nghiên cứu thêm các quy định để HS nước ngoài có thể học tập chương trình phổ thông của VN tại các trường công lập vì hiện nay người nước ngoài ở trên địa bàn TP rất nhiều.
UBND TP.HCM cũng kiến nghị điều chỉnh độ tuổi giáo dục mầm non tại điều 21 luật Giáo dục thành "từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi" để phù hợp với luật Bảo hiểm xã hội. Đồng thời, điều chỉnh điều 25 về cơ sở giáo dục mầm non, cụ thể: "Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm: Nhà trẻ, nhóm trẻ nhận trẻ từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi; trường, lớp mẫu giáo nhận trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi; trường mầm non là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi".
"Hiện nay có hàng trăm ngàn công nhân làm việc ở các KCX, KCN ở TP, nhu cầu gửi con rất lớn để trở lại làm việc sau khi sinh. Nếu vẫn giữ quy định như hiện nay, rất nhiều bậc phụ huynh khó khăn trong việc tìm chỗ gửi con", bà Nguyễn Thị Thu, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, nói.
Linh hoạt giờ học
TP.HCM hiện có 2.144 trường học với 42.671 phòng học, 76.277 giáo viên, 1,6 triệu HS từ bậc mầm non đến THPT. Những năm học gần đây, bình quân mỗi năm TP tăng khoảng 60.000 HS, có năm tăng hơn 80.000. Ngoài áp lực về phòng học, giáo viên, TP còn đối mặt với áp lực ùn tắc giao thông, kẹt xe nên từng đặt ra vấn đề học "lệch giờ" nhưng đến nay vẫn chưa có cơ sở để thực hiện. Do đó, TP kiến nghị cần có sự linh hoạt trong một số quy định, cụ thể: định hướng mở trong biên chế năm học, thay vì 9 tháng/năm học như hiện nay thì có thể rút ngắn lại; cơ cấu giờ, tiết học linh hoạt để tiếp cận xu hướng thế giới và giảm ùn tắc giao thông, phù hợp đặc điểm của địa phương; cho phép sĩ số lớp học linh hoạt theo loại hình trường và đặc điểm địa phương.
Cần cơ chế cho mô hình mới
Cũng theo UBND TP.HCM, luật Giáo dục định nghĩa "nhà giáo" không bao gồm các cán bộ quản lý giáo dục nên gây khó khăn khi điều chuyển, bổ nhiệm các nhà giáo giỏi về công tác tại các đơn vị quản lý giáo dục. Việc triển khai thực hiện một số mô hình thí điểm tại TP.HCM như mô hình "trường tiên tiến, hiện đại theo xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế", "trường tự chủ"... chưa được quy định trong luật Giáo dục nên gặp khó khăn (các trường theo mô hình tiên tiến phải đóng thuế). Do đó, cần sớm có cơ chế để phát huy thế mạnh của những mô hình trường học mới.
Không quy định tuổi quản lý với chủ tịch hội đồng trường ?
Nhiều vấn đề về tự chủ nhân sự trong trường ĐH đã được nêu ra tại hội thảo hoàn thiện chính sách, pháp luật về tự chủ ĐH do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (Quốc hội) tổ chức sáng 25.12.
Một điểm khá mới trong dự thảo bổ sung, sửa đổi một số điều của luật Giáo dục ĐH là không quy định độ tuổi với chủ tịch hội đồng trường. Điều này có nghĩa, người về hưu có thể được bổ nhiệm vào vị trí này trong hệ thống trường ĐH công lập. Tuy nhiên theo PGS-TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, điều này còn có sự mâu thuẫn với Nghị quyết 19 khi yêu cầu chủ tịch hội đồng trường phải là Bí thư Đảng ủy mà người nằm trong cấp ủy thì không được quá tuổi quản lý theo quy định hiện hành.
Trong khi đó, PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM có những kiến nghị về sở hữu tài sản trong trường công lập. Ông Dũng cho rằng cần phải nhanh chóng đưa vào luật việc bỏ cơ quan chủ quản.
Theo TNO
Một số điều 'luẩn quẩn' trong dự thảo luật Giáo dục ĐH Dự thảo luật Giáo dục ĐH được công bố để lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội có một số điểm mới đáng chú ý về nhấn mạnh quyền tự chủ trong việc xác định các nhiệm vụ, quản trị và tài chính, hội đồng trường... Thí sinh làm thủ tục nhập học vào một trường ĐH tại TP.HCM Tuy nhiên, nếu...