Nhiều nước châu Âu tái áp đặt các biện pháp hạn chế để phòng dịch COVID-19
Đức ngày 17/12 đã đưa Pháp và Đan Mạch vào danh sách các nước có nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2, theo đó sẽ tái áp dụng các biện pháp hạn chế đối với người nhập cảnh từ hai nước này.
Hành khách làm thủ tục tại quầy đăng ký của sân bay quốc tế Roissy Charles-de-Gaulle, Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo quy định bắt đầu có hiệu lực từ ngày 19/12, người chưa tiêm chủng hoặc người chưa có kháng thể virus SARS-CoV-2 do mắc bệnh trước đó, từ những nước có nguy cơ cao khi nhập cảnh vào Đức sẽ phải cách ly và có thể phải tiến hành xét nghiệm COVID-19 ở ngày thứ 5 sau khi nhập cảnh. Ngoài Pháp và Đan Mạch, quy định này cũng sẽ được áp dụng với các nước Na Uy, Liban và Andorra.
Do sự xuất hiện và lây lan của biến thể Omicron, Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach cảnh báo quốc gia châu Âu này sẽ phải đối mặt với làn sóng dịch bệnh thứ 5. Ông nhấn mạnh Đức cần chuẩn bị ứng phó với thách thức lớn chưa từng có từ Omicron ngay cả khi biến thể này không nguy hiểm như Delta, mà chỉ gây triệu chứng bệnh nhẹ.
Video đang HOT
Sau khi chứng kiến số ca nhiễm mới liên tục tăng, Đức đã tái áp đặt các hạn chế, như cấm người chưa tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đến nhà hàng, các các cơ sở cung cấp dịch vụ không thiết yếu. Nhờ đó, số ca nhiễm mới ghi nhận hằng ngày đã giảm nhẹ, song sự xuất hiện và lây lan của biến thể Omicron đang đe dọa đẩy số ca nhiễm mới tăng cao trở lại.
Tại Hà Lan, truyền thông nước này đưa tin các chuyên gia y tế đã khuyến nghị Chính phủ Hà Lan tái áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt để khống chế làn sóng dịch bệnh hiện nay. Nội dung chi tiết các biện pháp chưa được công bố và còn chờ quyết định của Chính phủ nước này.
Chia sẻ với báo giới bên ngoài nơi diễn ra cuộc họp nội các vào sáng 17/12, Bộ trưởng Y tế Hà Lan Hugo de Jonge bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về tốc độ lây lan nhanh chóng của Omicron.
Dự kiến, chính phủ của Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte sẽ nhóm họp với các chuyên gia y tế trong ngày 18/12 bàn về các biện pháp cụ thể thể phòng chống dịch, trước khi công bố chính thức.
Trước đó, ngày 14/12, Hà Lan đã quyết định gia hạn lệnh phong tỏa 1 phần cho đến hết tháng 1/2022, theo đó, các nhà hàng, quán rượu sẽ tiếp tục thực hiện quy định về giờ ngừng hoạt động từ 17h ngày hôm trước đến 5h sáng ngày hôm sau. Theo dự báo của ông Rutt, biến thể Omicron sẽ chiếm đa số ca các ca nhiễm mới tại Hà Lan vào tháng 1/2022.
Ngày 17/12, Viện Y tế quốc gia Hà Lan thông báo trong 24 giờ qua, nước này có 15.433 ca nhiễm, giảm 25% với với tuần trước đó, song vẫn cao hơn đỉnh dịch của làn sóng dịch bệnh trước. Hệ thống y tế của Hà Lan cũng đã ngừng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh định kỳ, và hủy các hoạt động khám chữa bệnh khác trừ các trường hợp cần phẫu thuật khẩn cấp để tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ bệnh nhân COVID-19.
Mỹ thúc đẩy thực thi Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện
Mỹ đã khôi phục lập trường ủng hộ Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) và có kế hoạch thúc đẩy để hiệp ước này có hiệu lực thi hành.
Hải quân Mỹ phóng thử tên lửa Trident II D5. Ảnh: US Navy
Trên đây là tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách lĩnh vực kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế Bonnie Jenkins, đưa ra ngày 23/9.
Hãng tin Sputniknews dẫn lời Thứ trưởng Jenkins khẳng định: "Tôi muốn nói rõ ngay từ đầu rằng Mỹ ủng hộ CTBT và cam kết phối hợp để hiệp ước có hiệu lực thi hành".
CTBT được ký cách đây 25 năm, là một trong các văn kiện quốc tế thể hiện nỗ lực của cộng động quốc tế nhằm hướng đến một thế giới không vũ khí hạt nhân. Nội dung chính của hiệp ước nêu rõ trách nhiệm đối với tất cả quốc gia thành viên không được thử nổ vũ khí hạt nhân trong mọi môi trường trên lãnh thổ của mình và cũng không được tham gia hay khuyến khích bất cứ vụ nổ hạt nhân nào ở bất cứ đâu trên thế giới. Đến nay văn kiện này đã được 185 quốc gia ký tham gia và 170 nước trong số đó phê chuẩn.
Để có hiệu lực thi hành, CTBT phải có sự phê chuẩn của 44 quốc gia được nêu trong Phụ lục số 2. Trong số này, 36 quốc gia đã phê chuẩn, bao gồm 3 cường quốc hạt nhân là Nga, Anh và Pháp. Trong số 8 nước còn lại có 3 nước không ký hiệp ước - Ấn Độ, Triều Tiên và Pakistan. Ngoài ra, 5 nước đã ký nhưng chưa phê chuẩn là Mỹ, Trung Quốc, Ai Cập, Israel và Iran. Chính quyền tiền nhiệm của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ chối yêu cầu phê chuẩn và áp dụng hiệu lực của CTBT, đồng thời bảo lưu quyền nối lại các vụ thử hạt nhân trong trường hợp cần thiết.
Thứ trưởng Jenkins bày tỏ "Chúng tôi nhận thấy mức độ nghiêm trọng của những khó khăn đang cản trở việc thực hiện mục tiêu đó" và thừa nhận tất cả các quốc gia còn lại trong Phụ lục số 2 cần phê chuẩn hiệp ước.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, Điện Kremlin cho biết việc 8 nước từ chối phê chuẩn CTBT sẽ không góp phần vào mục tiêu chung của thế giới là giải pháp vũ khí và không phổ biến vũ khí hạt nhân. Trong tuyên bố của mình, Điện Kremlin hy vọng các nước này sẽ thể hiện thiện chí chính trị nhằm đảm bảo các điều kiện cần và đủ để CTBT có hiệu lực trong những năm tới.
Mỹ thừa nhận sẽ mất nhiều thời gian để hàn gắn quan hệ với Pháp Sau cuộc gặp với người đồng cấp Pháp Jean-Yves Le Drian bên lề Khóa họp 76 Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đang diễn ra tại New York, Mỹ, ngày 23/9, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thừa nhận sẽ phải mất nhiều thời gian để có thể hàn gắn mối quan hệ với Pháp. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: AFP/TTXVN...