Nhiều nhân viên y tế kê khống, trục lợi tiền bảo hiểm y tế
Kê khống toa thuốc bảo hiểm y tế để trục lợi, không đi khám bệnh vẫn được kê toa cấp thuốc… là những chiêu nhằm chiếm dụng quỹ BHYT của nhiều nhân viên y tế.
Tại huyện Kiên Lương, Kiên Giang, các nhân viên bệnh việnhuyện và trạm y tế xã đã kê khống toa thuốc bảo hiểm y tế để trục lợi hơn 214 triệu đồng. Ở một trạm y tế tại Bình Thuận còn có chuyện lạ là không đi khám bệnh vẫn được kê toa, cấp thuốc.
Không khám bệnh vẫn cấp thuốc
Theo báo cáo của Trạm Y tế xã Hải Ninh (huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận), trong hai năm 2010 và 2011, đơn vị này đã tổ chức khám chữa bệnh ngoại trú cho gần 8.200 lượt người có thẻ bảo hiêm y tê (BHYT). Trạm đã mở sổ khám bệnh, sổ theo dõi cấp thuốc BHYT, lập phiếu thanh toán ra viện để làm chứng từ thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo quy định.
Tuy nhiên, mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành của Sở Y tế và bảo hiêm xã hôi (BHXH) Bình Thuận phát hiện nhiều trường hợp bệnh nhân dù không đến khám chữa bệnh, vẫn có đơn thuốc. Các đơn thuốc trên được kê đơn bởi hai y sĩ Trần Thị Lê Mai, Trần Thị Thùy Thơ và BS trạm Tô Duy Khang.
Điều gây ngạc nhiên hơn là trong sổ theo dõi cấp phát thuốc BHYT, suốt năm 2010 và ba tháng đầu năm 2011, trên phiếu thanh toán ra viện và trong sổ theo dõi cấp phát thuốc BHYT, hầu hết đều không có chữ ký của bệnh nhân mà do các nhân viên của trạm ký. Theo thống kê, trạm đã thực hiện chi sai nguyên tắc (kê khống, ký thay bệnh nhân trên phiếu thanh toán…) với tổng số tiền hơn 235 triệu đồng.
Video đang HOT
Đại diện Trạm Y tế Hải Ninh phân trần rằng, không có việc kê đơn thuốc khống mà là do các trường hợp người quen đưa thẻ BHYT nên nể nang kê đơn, cấp thuốc và không cần bệnh nhân phải đến khám… Ngoài ra, do không nắm được các quy trình khám chữa bệnh nên còn để xảy ra nhiều vi phạm.
Kê khống 2.066 toa thuốc
Qua thẩm định hồ sơ thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT quý III năm 2011 tại bênh viên (BV) Đa khoa Kiên Lương, Kiên Giang, BHXH Kiên Giang phát hiện một số cá nhân mượn thẻ BHYT của nhiều người và giả mạo chữ ký để trục lợi quỹ BHYT. Ông Bùi Ngọc Sơn – Trưởng phòng giám định BHYT (BHXH Kiên Giang) cho biết, kiểm tra hồ sơ tại Khoa Y học cổ truyền của BV Kiên Lương, cơ quan BHXH nghi vấn 838 hồ sơ bảng kê chi phí khám chữa bệnh ngoại trú có dấu hiệu giả mạo chữ ký của người có thẻ BHYT trong thời gian từ tháng Bảy đến tháng 9/2011.
Nhân viên giám định BHYT đã gặp một số người dân có tên trong các toa thuốc nghi vấn và được biết là họ chưa hề đến BV nhận thuốc. Mở rộng rà soát các chứng từ thanh toán BHYT tại các phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế trên địa bàn huyện Kiên Lương, BHXH Kiên Giang phát hiện thêm 452 hồ sơ có dấu hiệu giả mạo chứng từ để thanh toán BHYT.
Trước sự việc trên, Thanh tra Nhà nước huyện Kiên Lương đã vào cuộc, xác định có 10 cá nhân dùng thẻ BHYT của người khác làm hồ sơ khám bệnh nhiều lần để trục lợi BHYT. Trong đó, tám người là nhân viên của BV Kiên Lương (người có toa thuốc nhiều nhất là bà Lê Thị Lai với 281 toa, số tiền trên 33 triệu đồng) một người là nhân viên Trạm Y tế xã Sơn Kiên, huyện Kiên Lương, bà Huỳnh Thị Thiên My lập khống 452 toa thuốc.
Người còn lại dù không phải là nhân viên y tế, ông Trịnh Xuân Quyết, nhân viên nhà máy xi măng Hà Tiên, nhưng đã cấu kết với các nhân viên trong BV Kiên Lương để mượn thẻ BHYT của người khác, rồi lập khống 898 toa thuốc với số tiền trên 109 triệu đồng. Tổng cộng, những người trên đã lập khống 2.066 toa thuốc nhằm trục lợi hơn 214 triệu đồng. Hiện tại, các cá nhân có liên quan đến những sai phạm trên đã bị đình chỉ công tác, một số người bị đề nghị khởi tố.
BV Kiên Lương cũng đã từng xảy ra tình trạng gian lận BHYT. Một số y bác sĩ ở đây thường xuyên bị “bệnh nặng, bệnh nhiều” bất thường. Qua kiểm tra, cơ quan BHXH phát hiện có đến 29 cán bộ tại BV vừa có tên trong danh sách nằm điều trị nội trú lại vừa có tên trong bảng chấm công… đi làm.
Theo Phụ nữ TPHCM
Tâm lý sính ngoại, sợ thuốc nội!
Bác sĩ ngại kê toa thuốc nội cho bệnh nhân, BV không mặn mà với thuốc nội và người tiêu dùng với tâm lý muốn mua thuốc ngoại... chính là hệ quả thuốc nội vẫn còn quá khiêm tốn trên thị trường.
Mặc dù giành được 50% thị phần trên thị trường dược phẩm VN, song thuốc nội vẫn khó vào được các BV lớn, BV chuyên khoa...
Phải mua cho được thuốc ngoại!
Chỉ cần có thông tin thuốc ngoại tăng giá là nhà thuốc và người bệnh lại lo. Nhà thuốc lo vì phải giải thích cho người bệnh mua thường xuyên tại sao tăng giá, còn người sử dụng lo vì phải mất một khoản tiền lớn. Điều đáng nói, nhiều loại thuốc đã được nhượng quyền sản xuất tại VN với hoạt chất tương đương, giá thành rẻ và chỉ khác tên gọi, tuy nhiên, để loại thuốc này đến tay người tiêu dùng quả thật không phải dễ.
Qua tìm hiểu tại hiệu thuốc L.C trên đường Hai Bà Trưng, quận 3 (TPHCM), PV Báo Lao Động chứng kiến, một người cầm toa thuốc yêu cầu nhân viên bán đúng theo toa với bệnh viêm hô hấp của đứa con 3 tuổi. Cả hai loại thuốc mà BS kê toa đều là thuốc ngoại như: Augmentin 500 (kháng sinh) và Enterogemina (men vi sinh) với 5 ngày uống. Khi nhân viên bán thuốc đưa ra giá tiền Augmentin gần 20.000 đồng/gói và men vi sinh khoảng 7.000 đồng/ống với tổng cộng tiền thuốc gần 300.000 đồng/5 ngày thì người mua đành phải bấm bụng xin mua từng ngày. Trong khi đó, người bán tư vấn chuyển sang thuốc nội với hoạt chất tương đương giá thành rẻ hơn 3 lần thì nhận được cái lắc đầu của người mua. Theo nhân viên bán hàng ở đây, lượng thuốc nội bán ra chỉ chiếm khoảng 30 - 40% tổng số thuốc, chủ yếu là thuốc trị các bệnh thông thường. Còn thuốc đặc trị thì chỉ đếm trên đầu ngón tay.
BS Trần Thị Thu Loan, Trưởng khoa Hô hấp của BV Nhi Đồng 2, cho biết, nhiều lúc phát thuốc nội, gia đình bệnh nhân lấy về bỏ lăn lóc và cầm toa đi mua thuốc ngoại có công thức tương đương. Mặc dù các BS đã giải thích, các loại thuốc nội đã được BV cho bệnh nhân dùng nhiều năm nay có hiệu quả và không nhất thiết dùng thuốc ngoại, nhưng gia đình bệnh nhân vẫn không tin.
Càng lên tuyến trên, thuốc nội càng teo tóp
Theo Sở Y tế TPHCM, tổng giá trị tiền thuốc của các BV trên địa bàn TPHCM chiếm khoảng 20%tổng lượng của cả nước. So với tổng chi phí của BV, tiền thuốc chiếm một tỉ lệ rất lớn (từ 60-70%). Chi phí cho thuốc quá cao có thể xuất phát từ nguyên nhân: Sự lạm dụng trong kê đơn điều trị về chủng loại, số lượng thuốc cũng như tâm lý sùng bái các loại thuốc đắt tiền.
Thuốc nội chật vật tìm chỗ đứng trong các nhà thuốc BV ở TPHCM
PGS. TS Phạm Khánh Phong Lan cho biết, trên thực tế những năm gần đây, Sở Y tế TPHCM đã ghi nhận việc kê đơn điều trị đã có nhiều biến chuyển theo xu hướng tích cực, dần dần đã có sự tin tưởng đối với thuốc trong nước với khoảng 50% tổng chi phí tiền thuốc là thuốc sản xuất trong nước tỉ lệ này đang tăng dần từng năm. Đặc biệt, các BV quận, huyện, một số BV làm rất tốt, đạt 70-95%. Đối với các BV tuyến thành phố, các BV đa khoa, tỉ lệ này thấp hơn.
Đa số các BV đạt mức 30-40%. Tại các BV chuyên khoa, tỉ lệ này thay đổi rõ rệt từ cao ở mức 30-40% cho đến thấp đặc biệt - chỉ khoảng 5% ở BV Mắt, BV Tim và BV Ung bướu TPHCM. Con số trên cho thấy, BV tuyến dưới, do bị hạn chế danh mục thuốc nhập khẩu nên tỉ lệ sử dụng thuốc nội cao, trong khi các BV tuyến trên, đặc biệt là BV chuyên khoa sâu, việc sử dụng các loại thuốc đặc trị rất lớn. Đây lại là điểm yếu của ngành dược trong nước.
Càng lên BV tuyến trên, chuyên khoa thì thuốc nội bị... ra rìa. Theo lãnh đạo BV Từ Dũ, thuốc nội sản xuất trong nước được bán tại BV chiếm khoảng 50% trong tổng số 350 loại thuốc đang bày bán. Riêng thuốc bình ổn chiếm khoảng 15% trong phân khúc thuốc nội và chiếm khoảng hơn 2% trong tổng doanh thu nhà thuốc.
Thuốc là sản phẩm mà người sử dụng không có quyền quyết định khi sử dụng. Việc sử dụng thuốc phải theo quyết định, chỉ định của thầy thuốc. Câu hỏi đặt ra, tai sao thuốc nội vẫn đứng ngoài cuộc? Bên cạnh lý do là cuộc chiến khốc liệt về hoa hồng cho BS, ưu đãi quảng cáo, tâm lý người bệnh thích thuốc ngoại thì một nguyên nhân khác xuất phát từ chủ quan từ các DN sản xuất dược, đó là các DN đang tự... giết mình.
Theo Võ Tuấn
Lao động
Trục lợi hơn 200m3 gỗ làm nhà cho người nghèo Trưởng Ban Quản lý Chương trình 167 của huyện Phước Sơn, Quảng Nam, đã không sâu sát nhiệm vụ để cho Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoàng Thắng trục lợi trái phép 225m3 gỗ làm nhà cho người nghèo với tổng số tiền gần 900 triệu đồng. Gỗ kém chất lượng được Công ty Hoàng Thắng dùng làm cửa nhà...