Nhiều người học thạc sĩ sợ… đóng tiền quỹ lớp
Nếu như các cán bộ, học viên lớn tuổi hăng hái, nhiệt tình đóng góp quỹ lớp để lo cho thầy cô bao nhiêu thì các học viên trẻ lại lo lắng, sợ hãi bấy nhiêu.
Bây giờ, nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học, cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc nhà nước có nhu cầu đi học thạc sĩ.
Các lớp thạc sĩ mở ra ở khắp nơi. Một lớp, thường có một nửa là các bạn trẻ, sinh viên mới ra trường; một nửa là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
Lúc đi thi đầu vào thạc sĩ, lợi thế luôn thuộc về em sinh viên, do kiến thức còn mới nguyên, thao tác, làm bài khá nhanh. Nhưng đến đi học thì lợi thế lại nghiêng hẳn về các học viên lớn tuổi, có thâm niên.
Các thầy, cô giáo chủ nhiệm lớp thạc sĩ luôn chọn các học viên lớn tuổi làm cán sự lớp, lớp trưởng, lớp phó, thủ quỹ…
Ngay cả điểm số các bài kiểm tra, bài luận văn của nhóm sinh viên cũng khó khi nào “vượt mặt” điểm số các bài kiểm tra, bài luận văn của các đàn anh, chị lớn tuổi, nhất là thành phần cán sự lớp, thường xuyên gần gũi, tiếp xúc với các thầy cô giáo.
Có học viên từng bức xúc và khiếu nại về kết quả điểm số của mình với một số cán sự trong lớp, vì cho rằng giảng viên chấm bài chưa chính xác, có dấu hiệu nâng đỡ các học viên lớn tuổi.
Sau khi phòng đào tạo nhà trường cho kiểm tra, chấm lại toàn bộ bài kiểm tra của lớp đó thì sự thật đúng như học viên đã “tố”.
Nếu như các cán bộ, học viên lớn tuổi hăng hái, nhiệt tình đóng góp quỹ lớp để lo cho thầy cô bao nhiêu thì các học viên trẻ lại lo lắng, sợ hãi bấy nhiêu, vì số tiền mỗi lần nộp cả triệu đồng.
Em T. học viên một lớp thạc sĩ ở Đà Nẵng chia sẻ: “Tụi em là sinh viên ra trường được 2 năm, đang thất nghiệp, chưa tìm được việc làm ổn định nên mới học tiếp thạc sĩ.
Cha mẹ làm nông ở quê vẫn phải tằn tiện từng đồng lo cho em ăn học.
Các chú, các anh chị cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đã có lương, việc nộp quỹ lớp lúc nào cũng khá nhẹ nhàng, thoải mái chứ sinh viên như tụi em, mỗi lần nộp quỹ lớp là mỗi lần lo lắng, chỉ còn cách xin tiền gia đình…”.
Video đang HOT
Có lớp thì tiền quỹ cứ “đếm đầu chia xôi”, chẳng phân biệt lớn, nhỏ, hoàn cảnh, đã đi làm hay đang thất nghiệp.
Có lớp, cán bộ, công chức, viên chức thì nộp quỹ nhiều, còn các em sinh viên thì nộp ở mức thấp.
Trúng lớp đông học viên, các thầy cô giáo ít đòi hỏi nọ, kia…số tiền đóng quỹ của mỗi người ở mức vừa phải.
Gặp lớp ít học viên, một số giảng viên ở xa đến hoặc hay có nhu cầu đi đó đây, ăn nhậu nhiều, số tiền đóng quỹ của mỗi người không hề nhỏ, có tháng lên tới vài triệu đồng, hết gần một nửa tháng tiền lương.
Một số người học thạc sĩ sợ đóng tiền quỹ lớp (Ảnh minh họa: vtc.vn).
Một đồng nghiệp của tôi đang học lớp thạc sĩ khi nay hay than thở về chuyện túng tiền, với lý do cán sự lớp đó yêu cầu các học viên nộp quỹ quá dày.
Các cán sự lớp cũng đâu có sung sướng gì, mỗi lần các thầy cô ở Hà Nội, Thành phố Chí Minh đến dạy phải lo cắm đầu, nào là ra sân bay đón đưa, nào là lo chỗ nghỉ ngơi, ăn uống, nào là quà cáp lúc về, lúc tổ chức kiểm tra, thi cử…
Nhiều người từng biết, lo cho thầy, cô giáo là không cần thiết, các giảng viên đi dạy đều có chế độ chi trả, thanh toán của nhà trường rồi. Song thấy các lớp đi trước đều làm thế cả, chẳng lẽ đến lớp mình lại thôi?
Có một tâm lý khác, nếu mình thiếu niềm nở, chu toàn với thầy cô giáo, nhỡ họ phật lòng, gây khó khăn, ra đề cương, đề thi thật khó, chấm bài thật căng thì “chết” cả nút.
Cứ theo “con đường đi” các lớp đàn, đàn chị là “thượng sách”.
Tiền quỹ lớp vài, ba triệu đồng/lần đối với người khấm khá, lương bổng cao, chẳng có vấn đề gì, nhưng đối với các viên chức lương thấp, nhất là các em sinh viên nhà nghèo, ở quê, đang thất nghiệp, học tiếp thạc sĩ để dễ tìm việc, quả là một nỗi lo.
Có ai thấu hiểu cho hoàn cảnh, “thế khó” của các em không?
Tại sao nhiều lớp, cán sự lớp hay bày vẽ chuyện nộp quỹ lớp để lo cho thầy cô giáo mình? Đây có phải là điều mà tất cả giảng viên mong muốn hay không?
Những câu hỏi ấy, người viết bài này rất mong nhận được nhiều ý kiến trao đổi, phản hồi của bạn đọc, của những người trong cuộc.
SÔNG TRÀ
Theo giaoduc.net
Trả tiền mời gọi người học thạc sĩ: Thầy không phải 'cò'
GS.TSKH Phạm Phố, nguyên Hiệu trưởng Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn không tán thành đề xuất trả tiền giảng viên để mời gọi người học thạc sĩ.
Trước thực trạng lượng số lượng tuyển sinh mới trình độ thạc sĩ vào các trường đại học công lập giảm, trong khi trường tư thục tăng mạnh, có ý kiến đề xuất trả tiền cho giảng viên để động viên, khuyến khích thí sinh vào học.
GS.TSKH Phạm Phố thẳng thắn phản đối đề xuất này bởi như vậy không khác nào biến đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ thành đa cấp và giảng viên trở thành "cò".
Phân tích cụ thể, GS Phố cho hay, đào tạo trình độ sau đại học là cần thiết nhưng không thể chạy theo số lượng mà quên chất lượng bởi đào tạo sau đại học là đào tạo những nhà nghiên cứu, nhà sáng tạo thực sự.
Số lượng người vào học thạc sĩ, tiến sĩ ở các trường phụ thuộc vào chất lượng của người thầy và cơ sở vật chất của trường.
"Trường có bao nhiêu giảng viên chính, bao nhiêu GS, PGS... Giảng viên chính chỉ hướng dẫn phụ, còn hướng dẫn chính vẫn là PGS, GS. Để đảm bảo chất lượng thì người hướng dẫn phải có một tầm nhìn để thí sinh của mình tiến xa hơn, đồng thời tích lũy cho thí sinh năng lực, khả năng dồi dào.
Ở các trường đại học công lập, GS, PGS và điều kiện cơ sở vật chất thường tốt hơn các trường tư thục. Tuy nhiên, do biên chế các trường công lập, các GS về hưu hết, chỉ còn lại lẻ tẻ vài người, phần đông là PGS. Ngược lại, các GS sau khi về hưu thì sang làm việc tại các trường tư thục do đó số lượng GS của các trường tư nhiều khi nhiều hơn các trường công lập.
Đó là về chất lượng người thầy, còn về cơ sở vật chất, khi trường tư đầu tư cơ sở vật chất tốt thì tăng số lượng người học sẽ tăng lên", GS.TSKH Phạm Phố giải thích.
Có thu hút được người học thạc sĩ hay không tùy thuộc vào chất lượng giảng viên, cơ sở vật chất của trường đại học
Cũng theo nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn, hiện nay phần đông người làm nghiên cứu thạc sĩ, tiến sĩ phải trả tiền, dù trường công hay trường tư. Vấn đề là nhiều khi trường công tự đánh giá mình cao quá mà xem nhẹ thí sinh, gây nhiều khó khăn cho họ. Trong khi đó, điều kiện thu nhận ở trường tư dễ dàng hơn nên thí sinh sang đó học.
"Hiện nay, bằng thạc sĩ, tiến sĩ là do hiệu trưởng của trường đại học ký và cấp, không phải Bộ GD-ĐT. Bằng của trường nào thì cũng là bằng thạc sĩ, tiến sĩ nên người học sẽ lựa chọn nơi nào điều kiện không quá khắt khe", GS.TSKH Phạm Phố nói.
Bởi vậy, ông nhấn mạnh, ngoài yêu cầu về chất lượng người thầy, cơ sở vật chất, để thu hút người học thạc sĩ, tiến sĩ, các trường công lập trước tiên phải tuân thủ quy định, quy định thế nào thì làm như vậy, không gây khó cho người học.
"Hữu xạ tự nhiên hương, trường có thầy tốt, cơ sở vật chất tốt, có tiếng tăm thì tự nhiên người học tìm đến", GS Phố nhấn mạnh.
Một vấn đề khác được vị chuyên gia đề cập, đó là để đảm bảo chất lượng thạc sĩ, tiến sĩ, cần thiết phải có một hội đồng bí mật.
Theo ông, ở các nước khi làm luận án thường có một hội đồng bí mật. Khi nghiên cứu sinh làm xong luận án, hội đồng chấm luận án thông qua thì vẫn phải trải qua sự thẩm tra của hội đồng bí mật, nếu đạt chất lượng thì trường mới cấp bằng. Bằng không, dù nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công ở hội đồng mà hội đồng bí mật tuyên bố không đạt thì cũng coi như không thông qua.
Cách làm như vậy, theo GS.TSKH Phạm Phố, mới đảm bảo công bằng. Điều đáng tiếc là ở Việt Nam hiện nay chưa có hội đồng bí mật. Theo nguyên tắc, khi bảo vệ luận án, thường sẽ mời một PGS hay GS "bí mật" phản biện nhưng ở Việt Nam, phần đông trong ngành đều quen biết nhau, nếu người hướng dẫn học viên là GS thì cuối cùng họ cũng sẽ biết được người phản biện "bí mật" là ai và người phản biện sẽ nể nang mà cho qua.
Bởi thiếu một hội đồng bí mật đánh giá một cách công bằng nên GS Phố cho rằng mới xảy ra chuyện người đã vào học thạc sĩ, tiến sĩ rồi thì lúc bảo vệ ít khi bị rớt.
Thành Luân
Theo baodatviet
Người học muốn có học bổng hoặc được trả lương khi học thạc sĩ Với sự đa dạng của các chương trình thạc sĩ hiện nay, người học không quá khó để lựa chọn chương trình học phù hợp. Vậy, người học thực sự mong muốn học chương trình thạc sĩ ra sao? Lễ khai giảng và trao bằng chương trình thạc sĩ, tiến sĩ của một trường ĐH - Đào Ngọc Thạch Câu hỏi này được...