Nhiều kịch bản dạy học phù hợp tình hình dịch bệnh
Các địa phương có nhiều kịch bản dạy học để sẵn sàng chuyển trạng thái khi cần thiết trong dịch Covid-19 .
Học sinh tỉnh Bắc Ninh đã trở lại học trực tiếp thay cho học trực tuyến – ẢNH: B.N
Hà Nội có nhiều cách dạy học khác nhau?
Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết 100% cơ sở giáo dục từ tiểu học đến THPT đang dạy học trực tuyến với 100% học sinh (HS) tham gia. Sở GD-ĐT đã phối hợp với các đơn vị liên quan, xây dựng 4 kịch bản dạy học ứng phó với diễn biến của dịch Covid-19 và báo cáo UBND TP. Trong những kịch bản dạy học này có việc tổ chức cho HS lớp 6, 9, 10 và 12 ở vùng xanh được đến trường học tập.
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đã xây dựng 2 dự thảo, gồm: bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn trường học và hướng dẫn chi tiết phòng chống dịch Covid-19 tại trường để có thể đón HS trở lại.
Huyện ủy H.Ba Vì (Hà Nội) đã chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện và phương án phòng, chống dịch phục vụ dạy và học của các trường học trên địa bàn. Theo đó, dự kiến HS ở H.Ba Vì sẽ trở lại trường từ đầu tháng 10. UBND huyện và các trường được giao sửa chữa, xây dựng trường lớp, bổ sung trang thiết bị… sẵn sàng đón HS.
Trong khi đó, phụ huynh và các trường học ở nội thành vẫn dè dặt trước việc cho HS trở lại trường từ đầu tháng 10 vì Hà Nội vẫn còn các ca bệnh trong cộng đồng, HS nội thành đông và chưa được tiêm vắc xin, không có phòng học để giãn cách… Ngoài ra, ở các quận nội thành, việc phân vùng phức tạp hơn vì HS không chỉ học ở các trường thuộc phường, quận nhà, khiến nơi ở và trường học của HS có thể là vùng xanh hoặc vùng đỏ đan xen.
Covid-19 sáng 28/9: Cả nước 766.051 ca mắc, 538.454 ca khỏi | TP.HCM chuẩn bị chi gói hỗ trợ đợt 3
Xung quanh kịch bản tổ chức cho HS lớp 6, 9, 10 và 12 ở vùng xanh được đến trường trước để học tập, nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội), phân tích phương án này nếu được TP đồng ý thì sẽ có một số trường có thể không thực hiện do gặp khó khăn vì không thể đồng bộ về thời khóa biểu, giáo viên, xe đưa đón, ăn uống…
Một số hiệu trưởng trường học ở các quận tại Hà Nội đề xuất phương án: các vùng xanh của Hà Nội kiểm soát dịch tốt thì cho tất cả HS đi học trước; các vùng vàng, vùng đỏ cho HS tạm thời ở nhà học trực tuyến. Sau 1 – 2 tuần, nếu ổn và các địa phương vùng vàng, vùng đỏ đã kiểm soát được dịch thì cho HS đến trường. Đã đến trường thì tất cả HS không chia khối, chia lớp.
Với những động thái như ở một số địa bàn vùng xanh của Hà Nội thì rất có thể từ tháng 10 tới, Hà Nội lần đầu tiên sẽ áp dụng kịch bản dạy học ở mỗi vùng khác nhau: nơi trực tuyến, nơi trực tiếp; thậm chí trong cùng một trường sẽ có khối lớp đi học tại trường, khối lớp ở nhà học từ xa…
Ứng biến với các tình huống xanh – đỏ
Hà Nam là 1 trong 25 địa phương trên cả nước từ đầu năm học đã tổ chức dạy học trực tiếp. Tuy nhiên, trong tuần qua và đến nay có hơn 40 HS và giáo viên trở thành F0 do lây từ các ca bệnh trong cộng đồng. Do đó, UBND tỉnh này đã quyết định cho toàn bộ HS các cấp nghỉ học ở trường, chuyển sang học trực tuyến đến khi kiểm soát tốt được dịch bệnh.
Tỉnh Bắc Ninh cũng áp dụng nhiều kịch bản dạy học và thay đổi nhanh để ứng phó với tình hình dịch bệnh. Cụ thể, ngày 15.9, tỉnh này cho HS các lớp đầu và cuối cấp từ tiểu học đến THPT đi học trực tiếp, mỗi lớp chia thành 2 ca, mỗi ca bố trí 50% số HS đến trường để đảm bảo giãn cách. HS các khối lớp còn lại tiếp tục học trực tuyến. Đến ngày 24.9, tỉnh này cho toàn bộ HS trở lại trường nhưng vẫn chia ca, chưa học 2 buổi/ngày như trước.
Tỉnh Sơn La đang tổ chức dạy học trực tiếp từ đầu năm học đến nay, nhưng mới đây Sở GD-ĐT tỉnh này đã tổ chức một đợt diễn tập ở các trường học khi phải đột ngột chuyển sang dạy học trực tuyến vì dịch bệnh để tránh bị động, lúng túng nếu điều này xảy ra trong thực tế.
Tuy nhiên, một số nơi vẫn chọn phương án an toàn nhất. Tỉnh Hưng Yên nhiều tháng không có ổ dịch mới, không có ca bệnh trong cộng đồng nhưng vẫn cho HS học trực tuyến thay vì học trực tiếp.
Xung quanh thực tế này, ông Đặng Tự Ân, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT), Giám đốc Quỹ hỗ trợ đổi mới giáo dục, cho rằng các địa phương cần tranh thủ thời gian vàng không có dịch để dạy học trực tiếp, dù đó là một xã, huyện đang là vùng xanh, tránh việc chỉ có một phương án “đồng phục” cho tất cả các địa bàn vốn tình hình dịch bệnh rất khác nhau.
Ngày 27.9: Cả nước 9.362 ca Covid-19, 10.528 ca khỏi | TP.HCM 4.134 ca
Bộ GD-ĐT: Kịch bản dạy học cần linh hoạt theo tháng
Ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng thực tế thời gian qua nhiều địa phương tổ chức dạy học trực tiếp nhưng một số tỉnh phát sinh ca nhiễm mới nên lại chuyển từ vùng xanh thành vùng đỏ. Tình trạng này có thể còn xuất hiện trong thời gian tới và ngược lại. Ông Độ nhấn mạnh tầm quan trọng về việc dạy học linh hoạt, chủ động của các địa phương. Theo ông Độ, cần xây dựng kịch bản dạy học theo học kỳ, thậm chí từng tháng. Tùy diễn biến dịch, các địa phương, địa bàn áp dụng phương thức dạy học khác nhau.
Nghỉ hè trước, kiểm tra học kỳ sau, ổn không?
Trong khi nhiều tỉnh thành cho học sinh thi học kỳ xong hoặc thi trực tuyến mới nghỉ hè, thì Sở GD-ĐT Hà Nội cho học sinh nghỉ hè từ ngày 15-5 và chưa kiểm tra cuối học kỳ 2.
Học sinh Trường phổ thông liên cấp Wellspring (Hà Nội) học trực tuyến tại nhà để phòng dịch COVID-19 - Ảnh: TH.THỦY
Quyết định này có ý kiến ủng hộ, nhưng nhiều người cũng băn khoăn.
Kiểm tra khi học sinh trở lại trường
Theo đó, Sở GD-ĐT cho phép học sinh các cấp nghỉ hè từ ngày 15-5 (sớm hơn kế hoạch 14 ngày). Nhiệm vụ năm học còn lại sẽ thực hiện sau khi tình hình dịch bệnh ổn định, học sinh trở lại trường học. Các trường chưa kịp tổ chức kiểm tra cuối học kỳ 2 sẽ không kiểm tra bằng hình thức trực tuyến.
Các trường sẽ tổ chức ôn tập, kiểm tra, đánh giá bù bằng hình thức trực tiếp tại trường sau khi tình hình dịch bệnh được đẩy lùi, học sinh có thể trở lại trường. Thời gian thực hiện việc ôn tập, kiểm tra định kỳ bù sẽ đúng bằng thời gian học sinh được nghỉ sớm, tức 14 ngày.
Ủng hộ quyết định này, ông Nguyễn Xuân Khang - hiệu trưởng Trường tiểu học, THCS&THPT Marie Curie (Hà Nội) - cho rằng kiểm tra trực tuyến không đảm bảo khách quan, chính xác, công bằng; để đảm bảo được ba tiêu chí đó, chỉ có thể thực hiện kiểm tra bằng hình thức trực tiếp.
"Ngay bây giờ sẽ khó để học sinh đến trường làm bài kiểm tra, trong khi kiểm tra trực tuyến không đảm bảo. Vì thế, tôi ủng hộ quyết định của Hà Nội là cho học sinh nghỉ hè sớm. Khi dịch bệnh đã kiểm soát được, học sinh có thể quay lại trường an toàn thì dành thời gian để học sinh ôn tập lại kiến thức và kiểm tra bù tại trường" - ông Nguyễn Xuân Khang nói.
Nhiều băn khoăn
Trên trang thông tin của Trường THCS&THPT Nguyễn Siêu (Hà Nội) ngày 13-5 đã thông báo cho phụ huynh quyết định của Sở GD-ĐT Hà Nội. Theo trường này, khi học sinh tạm dừng đến trường đã chuẩn bị ngay phương án kiểm tra trực tuyến. Đến nay, trường đã đảm bảo về CNTT, các giải pháp đảm bảo khách quan, công bằng trong quá trình kiểm tra.
Trước quy định mới của Hà Nội, lãnh đạo trường thông báo cho phụ huynh hai phương án. Phương án 1 là tiếp tục dạy học trực tuyến để hoàn thành chương trình và kiểm tra cuối học kỳ trực tuyến như đã chuẩn bị (nếu trường xin phép và được Sở GD-ĐT đồng ý). Phương án 2: nếu không được chấp thuận đề xuất thì sẽ thực hiện như chỉ đạo.
Ngoài ra, lãnh đạo trường này cũng cho biết khó khăn nữa là chương trình quốc tế Cambrige của trường cũng có kế hoạch hoàn thành, hồ sơ báo cáo học tập của học sinh trước khi giáo viên nước ngoài kết thúc hợp đồng vào ngày 31-5. Nên nếu không kiểm tra trực tuyến sẽ khó khăn cho trường và học sinh. Những trường tư thực hiện các chương trình quốc tế cũng đang gặp khó khăn như Trường Nguyễn Siêu.
Nhiều tỉnh kiểm tra xong mới nghỉ
Trong khi đó, nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ hè sớm nhưng thi xong mới nghỉ. Chẳng hạn, Thanh Hóa cho các trường tùy tình hình thực tế cho học sinh kiểm tra học kỳ trực tuyến hoặc trực tiếp, hoặc kết hợp cả hai. Sau khi hoàn thành kiểm tra, các trường cho học sinh nghỉ học. Việc kiểm tra, đánh giá cuối năm hoàn thành trước ngày 15-5.
Nam Định cho học sinh nghỉ hè từ 10-5. Tuy nhiên, dự phòng tình huống dịch bệnh bùng phát nên trước đó các trường đã tổ chức kiểm tra học kỳ.
Nghệ An cũng đang tính toán cho học sinh các cấp nghỉ hè từ ngày 17-5, sớm hơn 1 tuần so với dự kiến. Tuy nhiên, tỉnh này yêu cầu các trường tổ chức cho học sinh kiểm tra học kỳ 2 xong mới nghỉ, kết thúc năm học.
Tại Vĩnh Phúc, các trường không đủ điều kiện kiểm tra trực tuyến sẽ được hướng dẫn lựa chọn hình thức kiểm tra qua dự án học tập, vấn đáp qua điện thoại...
Phụ huynh lo lắng
Số phụ huynh lo lắng, băn khoăn nhiều hơn phụ huynh ủng hộ quyết định của Sở GD-ĐT Hà Nội trên các diễn đàn phụ huynh, nhóm lớp. Đa số lo lắng con chưa học hết chương trình đã nghỉ. "Nghỉ hè sớm, rồi trở lại trường kiểm tra sau, các con sẽ quên hết kiến thức thì kiểm tra thế nào?" - chị Hồng Nga, một phụ huynh có con học Trường tiểu học Nghĩa Tân (Hà Nội), băn khoăn.
Hợp nhất 4 bộ SGK thành 2 bộ: Đừng lấy "râu ông nọ cắm cằm bà kia" Việc 2 bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực" và "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" của NXB Giáo dục Việt Nam bất ngờ "biến mất" khỏi danh mục SGK lớp 2 và lớp 6 đã và đang đặt ra nhiều dấu hỏi trong dư luận. Như Báo CAND đã thông tin, theo quyết định phê duyệt...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Doraemon Movie 44: Đẹp như triển lãm hội họa, đủ sức lay động cả người lớn
Phim châu á
23:34:22 25/05/2025
Chung Hán Lương gây tranh cãi khi đóng vai cha của Tiêu Chiến trong Tàng Hải Truyện
Hậu trường phim
23:17:11 25/05/2025
Những cặp đôi tỏa sáng tại Liên hoan phim Cannes 2025
Phong cách sao
23:10:28 25/05/2025
Lisa, Rosé và những sao Hàn có sự nghiệp solo thành công
Nhạc quốc tế
23:04:28 25/05/2025
Bố đơn thân cùng con trai đến show hẹn hò, nên duyên cùng cô giáo mầm non
Tv show
22:52:31 25/05/2025
Vẻ ngoài điển trai, cơ bụng sáu múi của 'người yêu tin đồn' Hương Giang
Sao việt
22:48:54 25/05/2025
Đối tượng xông vào đập phá ngai vàng vua: Ai chịu trách nhiệm?
Tin nổi bật
21:32:42 25/05/2025
Đợt lây nhiễm Covid-19 hiện nay ở Trung Quốc 'đang đạt đỉnh'
Thế giới
21:27:14 25/05/2025
Vợ chồng Beckham muốn hàn gắn, con trai cả Brooklyn có thái độ thờ ơ
Sao âu mỹ
21:23:42 25/05/2025
Toàn cảnh vụ án kẹo Kera liên quan hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên
Pháp luật
20:38:27 25/05/2025