Nhiều hoạt động văn hóa trong Ngày chữ Hàn tại trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng
Ngày 13/10, trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng và Ban chỉ đạo tiếp nhận và triển khai dự án Sejong đã tổ chức lễ kỷ niệm Ngày chữ Hàn với sự tham gia của SV khoa Nhật – Hàn – Thái cũng như học viên tại trung tâm Sejong với nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa, văn nghệ sôi nổi.
Trao học bổng cho SV giỏi trong Ngày chữ Hàn tại trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng.
Lễ kỷ niệm Ngày chữ Hàn là một hoạt động thường niên của Khoa Nhật – Hàn – Thái với mục đích giới thiệu lịch sử hình thành chữ Hàn, tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa, tạo sân chơi thiết thực để người học tiếng Hàn có điều kiện học hỏi, giao lưu, kiểm tra năng lực ngoại ngữ của bản thân, nâng cao khả năng giao tiếp…
Ngoài những tiết mục văn nghệ thể hiện bản sắc văn hóa Hàn Quốc truyền thống, các ca khúc K-pop hiện đại do SV thể hiện, điểm nhấn của ngày hội chính là phần thi Nói tiếng Hàn và Viết tiếng Hàn dành cho các bạn HS, SV đang học tiếng Hàn tại Đà Nẵng.
Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng đã phối hợp với Quỹ Sejong thành lập Trung tâm Sejong Đà Nẵng đặt tại trường ĐH Ngoại ngữ. Sự ra đời của Trung tâm Sejong Đà Nẵng đã tạo điều kiện và cơ hội để giảng viên giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa Hàn Quốc, SV có cơ hội tìm hiểu thêm và có những hoạt động ngoại khóa để nâng cao năng lực ngôn ngữ, văn hóa Hàn Quốc.
Video đang HOT
Hà Nguyên
Theo giaoducthoidai
Những trường hợp được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập Hà Nội
Học sinh đạt giải cấp quốc gia, quốc tế về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia... được tuyển thẳng.
Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quy định chi tiết 4 đối tượng được tuyển thẳng.
Trường hợp thứ nhất là học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú tốt nghiệp THCS đã được tuyển thẳng vào lớp 10 THPT của trường Phổ thông dân tộc nội trú.
Trường hợp thứ hai là học sinh người dân tộc thiểu số rất ít người. Có 16 dân tộc thuộc nhóm này gồm: La Ha, La Hủ, Pà Thèn, Chứt, Lự, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y, Ngái, Si La, Pú Péo, Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu.
Thí sinh dự thi vào lớp 10 THPT của Hà Nội năm học 2017-2018. Ảnh: Quỳnh Trang.
Trường hợp thứ ba là học sinh khuyết tật, bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể, hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng không bình thường khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Để được xét tuyển thẳng vào lớp 10 THPT, học sinh khuyết tật cần nộp bản sao hợp lệ Giấy xác nhận khuyết tật do Chủ tịch UBND cấp xã cấp theo mẫu số 7 ban hành kèm Thông tư liên tịch số 37 (năm 2012) của Bộ Lao động Thương binh Xã hội - Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trường hợp thứ tư là học sinh đạt giải cấp quốc gia, quốc tế về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT. Các cuộc thi này phải do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hoặc phối hợp tổ chức với các ngành chuyên môn.
Cụ thể, các cuộc thi, Olympic dành cho học sinh phổ thông được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chấp thuận gồm: Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế; cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT; Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc (gồm các môn thể thao được dạy trong trường học, được tổ chức 4 năm/lần); cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; cuộc thi Viết thư quốc tế UPUdo Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì.
Ngoài các cuộc thi trên, học sinh đạt giải cấp quốc gia trở lên trong các cuộc thi Sở Giáo dục Hà Nội quy định tại công văn số 3035 (năm 2016) trước năm học 2017-2018, được bảo lưu trong năm học 2018-2019. Công văn này có 19 cuộc thi, Olympic dành cho học sinh bậc THCS và THPT, trong đó 8 cuộc về trí tuệ, 5 cuộc thi về khoa học kỹ thuật và 6 cuộc về văn nghệ, thể dục thể thao, mỹ thuật.
Điều kiện tuyển thẳng là học sinh hoặc bố mẹ học sinh phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội và thuộc một trong 4 đối tượng tuyển thẳng ở trên.
Mỗi học sinh chỉ được tuyển thẳng vào một trường THPT. Trường đó, nếu là THPT công lập thì phải thuộc khu vực tuyển sinh nơi học sinh hoặc bố mẹ em có hộ khẩu thường trú hoặc cứ trú thực tế. Nếu trường học sinh đăng ký tuyển thẳng là THPT công lập tự chủ tài chính hoặc trường ngoài công lập thì không phân biệt khu vực tuyển sinh.
Trường hợp học sinh đủ điều kiện mà không có nguyện vọng tuyển thẳng sẽ phải tham gia thi tuyển vào ngày 7/6 để dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập.
Ngày 30/5, danh sách học sinh trúng tuyển diện tuyển thẳng vào lớp 10 của Hà Nội sẽ được Sở Giáo dục và Đào tạo công bố. Từ ngày 1 đến ngày 3/7, học sinh trúng tuyển thuộc diện này nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT nơi các em đăng ký tuyển thẳng.
Năm học 2018-2019, Hà Nội có khoảng 105.000 học sinh xét tốt nghiệp THCS, tăng 22.000 so với năm trước. Trong đó, chỉ tiêu tuyển sinh vào THPT (gồm cả công lập và tư thục) khoảng 85.800 em. Tổng chỉ tiêu của 112 trường THPT công lập là 64.990, của ngoài công lập là 19.800, trung tâm giáo dục thường xuyên là 8.500. Số học sinh còn lại vào học các trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề.Phương án tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội là kết hợp xét tuyển và thi. Điểm xét tuyển là tổng của điểm THCS cộng với điểm thi hai môn Toán, Văn nhân hệ số 2, cộng điểm ưu tiên.Thời gian thi vào lớp 10 công lập của thành phố là ngày 7/6.Học sinh có nguyện vọng vào lớp 10 chuyên, sẽ thi chung kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập của thành phố. Sau đó, những em qua vòng sơ tuyển sẽ dự thi tiếp các môn chuyên, trong hai ngày 8-9/6.
Quỳnh Trang
Theo vnexpress.net
Năm 2018 "sửa sai" nhiều quyết sách giáo dục Năm 2018, dù "lỗi hẹn" đổi mới chương trình, sách giáo khoa nhưng lại là năm bắt đầu thực hiện khá nhiều thay đổi mang tính chỉnh sửa những điều chưa phù hợp hoặc sai lầm trong các quyết sách trước đây của ngành. Năm 2018 sẽ chuyển dần khái niệm thi sang kiểm tra, đánh giá năng lực Chuyển dần thi sang...