Nhiều hoạt động ở TPHCM dự kiến mở lại từ 1/10
Theo bản dự thảo của Chỉ thị mới, từ 0h ngày 1/10, thành phố sẽ cho phép mở cửa lại một số hoạt động với những quy định, điều kiện chi tiết.
Ông Lê Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, vừa ký công văn khẩn gửi Bí thư, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức về việc góp ý dự thảo Chỉ thị về điều chỉnh các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố.
Nhằm triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế từ 0h ngày 1/10, UBND TPHCM đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan khẩn trương tham mưu, xây dựng dự thảo Chỉ thị của Chủ tịch UBND TPHCM.
Do thời gian gấp rút, UBND TPHCM đề nghị Bí thư, Chủ tịch các quận, huyện, thành phố Thủ Đức nghiên cứu, góp ý trực tiếp vào dự thảo. Những góp ý trên cần gửi về Văn phòng UBND TPHCM trước 15h ngày 27/9 để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND thành phố.
Dự kiến, từ 0h ngày 1/10, thành phố sẽ cho phép mở cửa lại một số hoạt động với những quy định, điều kiện chi tiết (Ảnh: Hữu Khoa).
Những hoạt động nào dự kiến được mở lại?
Theo bản dự thảo của Chỉ thị điều chỉnh các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế – xã hội trên địa bàn TPHCM, từ 0h ngày 1/10, thành phố sẽ cho phép mở cửa lại một số hoạt động với những quy định, điều kiện chi tiết.
Cụ thể, các hoạt động tập trung ngoài trời, trong nhà (hội họp, tập huấn, hội thảo…) được tổ chức dưới 10 người. Trong trường hợp 100% người tham gia được tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh, các hoạt động được phép tập trung dưới 50 người.
Video đang HOT
TPHCM sẽ mở lại một số hoạt động với những điều kiện, quy định đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
Các cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế và văn phòng kinh tế – văn hóa nước ngoài có trụ sở trú đóng trên địa bàn thành phố, chủ động quyết định phương thức làm việc phù hợp với đặc thù của tổ chức, nhưng phải giảm ít nhất 30% số lượng người làm việc trực tiếp tại trụ sở và đáp ứng quy định về biện pháp phòng, chống dịch.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sử dụng toàn bộ lao động trực tiếp có “thẻ xanh Covid” được quyền tham gia các hoạt động với điều kiện đảm bảo chấp hành toàn bộ quy định an toàn phòng, chống dịch của ngành y tế và các Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch.
Ngoài ra, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, khu chế xuất, Khu Công nghệ cao và trên địa bàn quận, huyện, thành phố Thủ Đức được phép hoạt động khi đảm bảo các yêu cầu về an toàn phòng, chống dịch.
Sau ngày 1/10, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, khu chế xuất… có thể được phép hoạt động khi đảm bảo các yêu cầu về an toàn phòng, chống dịch.
Thành phố cũng dự kiến cho phép mở lại có điều kiện đối với các công trình giao thông, xây dựng; hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp; dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, cơ sở thú y, đối tượng hành nghề thú y; một số cơ sở kinh doanh dịch vụ; trung tâm thương mại, siêu thị; dịch vụ cắt tóc, gội đầu hoạt động dưới 50% công suất; cơ sở, địa điểm nghỉ dưỡng, tham quan hoạt động dưới 30%; một số hoạt động thể dục, thể thao; đám cưới dưới 10 người, đám tang dưới 20 người.
Hoạt động nào cần tiếp tục tạm dừng?
Theo bản dự thảo Chỉ thị mới của TPHCM, dự kiến thành phố tiếp tục tạm dừng các hoạt động có khả năng lây nhiễm cao như quán bar, spa, massage, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ ăn uống tại chỗ, rạp chiếu phim, vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử.
Ngoài ra, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng, mít tinh, lễ phát động trừ các trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động. Các hoạt động của cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự, hàng rong, vé số dạo cũng cần được tạm ngừng.
Về việc kiểm soát lưu thông, thành phố tính đến phương án duy trì 12 chốt kiểm soát ra/vào thành phố và 39 chốt tại địa bàn các cửa ngõ giáp ranh với các tỉnh. Các chốt kiểm soát tiếp tục kiểm tra phương tiện, người tham gia lưu thông bằng mã QR và các công cụ nhận diện của từng ngành, lĩnh vực.
Các điểm giao thông mật độ cao cần tiếp tục bố trí các chốt kiểm soát lưu động và tăng cường công tác kiểm tra.
“Thẻ xanh Covid” đóng vai trò quan trọng trong việc mở lại các hoạt động.
Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh chiều 26/9, ông Phạm Đức Hải – Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM, cho biết thành phố đang chuẩn bị từng bước cho chỉ thị mới, dự kiến ban hành và có hiệu lực từ 0h ngày 1/10.
Chỉ thị mới của TPHCM sẽ dựa trên dự thảo hướng dẫn về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19″ của Bộ Y tế.
Dự kiến, chỉ thị mới của TPHCM sẽ quy định cụ thể về một số hoạt động trên địa bàn, từng bước tiến tới trạng thái “bình thường mới”.
Ông Phan Công Bằng – Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TPHCM (GTVT), cho biết trong các giải pháp sau ngày 1/10, thành phố tính tới lộ trình tháo gỡ các hàng rào chắn, tuy nhiên nội dung này cũng đang ở giai đoạn dự thảo.
Ngoài ra, Sở GTVT TPHCM cũng đã tham mưu cho UBND thành phố về phương án tổ chức giao thông bên trong thành phố và tổ chức giao thông liên vùng sau ngày 1/10.
Thành phố Thủ Đức xét nghiệm COVID-19 miễn phí cho shipper
Trong chương trình tầm soát thần tốc, UBND Thành phố Thủ Đức triển khai xét nghiệm COVID-19 miễn phí cho shipper với ứng dụng công nghệ tại các địa điểm y tế lưu động tại các phường của Thủ Đức.
Shipper nhận kết quả xét nghiệm trực tuyến - Ảnh: HDB
Các shipper sẽ nhận được kết quả xét nghiệm và lưu giữ lịch sử xét nghiệm trực tuyến. Thời gian xét nghiệm từ 6h sáng đến 18h tối mỗi ngày từ 24-9-2021 đến 30-9-2021.
Để đăng ký và nhận kết quả, các shipper chỉ cần truy cập vào website https://vnkm.yte.gov.vn/ hoặc https://vietnamkhoemanh.vn.
Việc ứng dụng công nghệ trong xét nghiệm cho các shipper giúp các doanh nghiệp vận tải quản lý tự động, trực tuyến tình trạng xét nghiệp âm tính của các bác tài, giảm chi phí xét nghiệm, đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
Các shipper công nghệ trở lại hoạt động, kết nối chuỗi cung ứng, dịch vụ,... sẽ đáp ứng nhu cầu vận chuyển, giao nhận cho người dân và doanh nghiệp trong trạng thái bình thường mới.
Bí thư TPHCM: "Không thể tiếp tục kéo dài giãn cách nghiêm ngặt" Bí thư Thành ủy TPHCM nhìn nhận, thành phố cần từng bước mở lại các hoạt động nhằm thích ứng một cách an toàn với trạng thái "bình thường mới", phục hồi nền kinh tế. Sau một tuần tiếp tục thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội để từng bước kiểm soát dịch Covid-19, tiến tới trạng thái "bình thường mới",...