Nhiều đơn thuốc sai sót, một đơn thuốc có đến 10 12 loại
Theo một nghiên cứu được công bố, có đến 90% các đơn thuốc có sai sót, nhiều đơn thuốc có từ 10 – đến 12 thuốc khác tên nhưng trùng biệt dược gây lãng phí trong quá trình điều trị.
Tại Hội nghị Dược lâm sàng lần đầu tiên được tổ chức tại bệnh viện Bạch Mai ngày 18/4 với sự tham dự của nhiều bệnh viện và chuyên khoa dược cả nước, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đánh giá, trong thời gian qua, việc triển khai công tác dược lâm sàng tại các bệnh viện đã giúp cải thiện sử dụng thuốc hợp lý hơn, rút ngắn được thời gian điều trị và giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân.
Thứ trưởng Trương Quốc Cường (áo trắng) tham dự hội nghị.
Tuy nhiên tại Việt Nam, hiện nhân lực dược vẫn còn thiếu thậm chí nhiều người chưa được đào tạo một cách chuyên sâu. Đội ngũ dược sĩ và bác sĩ chưa có sự gắn kết chắt chẽ trong quá trình kê đơn dẫn đến việc kê đơn thuốc còn trùng, chưa hợp lý, khiến tình trạng kháng thuốc gia tăng.
Đặc biệt, sai sót trong các đơn thuốc là con số rất đáng lưu tâm. Theo nghiên cứu của bệnh viện nhân dân 115 cho thấy có tới 90% các đơn thuốc vẫn còn sai sót, nhiều đơn thuốc có tới 10, đến 12 loại thuốc nhưng trùng biệt dược.
Một nghiên cứu khác về sử dụng thuốc tại 10 tỉnh cho thấy, 66% đơn thuốc có kê vitamin, kê biệt dược đắt tiền không cần thiết so với thuốc kháng sinh có cùng hiệu quả điều trị. Việc kê đơn kháng sinh chưa dựa vào kháng sinh đồ nên dùng kháng sinh phổ rộng không cần thiết cho bệnh nhân.
Video đang HOT
Thứ trưởng cũng cho biết, việc triển khai dược lâm sàng giúp cải thiện sử dụng thuốc hợp lý, qua đó rút ngắn thời gian điều trị, giảm chi phí điều trị của bệnh nhân.
Nhưng vấn đề hạn chế là nhân lực dược sĩ lâm sàng lại các bệnh viện còn rất thiếu. Vì vậy, Thứ trưởng cũng đề nghị Trường DH Dược cần quan tâm đào tạo nhân lực dược sĩ lâm sàng.
Theo dược sĩ Trần Nhân Thắng, Trưởng khoa Dược (BV Bạch Mai), việc tổ chức hội nghị dược lâm sàng lần này sẽ tạo nên diễn đàn cho các dược sĩ bệnh viện trao đổi và chia sẻ thông tin nhằm hướng đến sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.
“Nhiều đơn thuốc sai sót cho thấy thiếu kiến thức về kê đơn, hoặc vì một lý do gì đó, Tính mạng bệnh nhân đang trao nhầm cho bác sĩ khi trong cùng một đơn thuốc có quá nhiều loại thuốc khác nhau. Tại BV Bạch Mai, để giảm tình trạng này đã có sự trao đổi giữa bác sĩ – dược sĩ. BV Bạch Mai cũng áp dụng một phần mềm ứng dụng cho phép kiểm tra đơn thuốc, qua đó nếu có trường hợp liều dùng chưa hợp lý, đơn thuốc chưa chuẩn sẽ được phát hiện”, dược sĩ Thắng cho biết.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Bổ sung loại sắt này sẽ làm tăng chỉ dấu ung thư
Nghiên cứu của New European cho thấy 2 hợp chất thường gặp trong viên sắt bổ sung có thể làm tăng sự phát triển của 1 chỉ dấu ung thư sinh học.
Được thực hiện bởi ĐH Công nghệ Chalmers, Thụy Điển, phối hợp với các nhà nghiên cứu của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Anh quốc và ĐH Cambridge, nghiên cứu này đã xem xét những ảnh hưởng của ferric citrate và ferric EDTA, 2 hợp chất thường có mặt trong các viên uống bổ sung sắt hằng ngày, lên tế bào người tại phòng thí nghiệm.
Nhóm đã sử dụng các liều bổ sung thông thường và so sánh ảnh hưởng của 2 chất này với sắt sulfat - một hợp chất sắt phổ biến khác.
Họ nhận thấy trong khi sắt sulfat không có tác dụng lên tế bào nhưng cả ferric citrate và ferric EDTA đều làm tăng amphiregulin, một chỉ dấu sinh học ung thư, thậm chí ngay cả khi ở liều thấp.
"Chúng ta có thể kết luận rằng ferric citrate và ferric EDTA có thể gây ung thư vì cả 2 đều làm tăng sự hình thành amphiregulin, một chỉ dấu ung thư được biết đến nhiều nhất với nguy cơ ung thư lâu dài và tiên lượng xấu", Nathalie Scheers, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
Cả ferric citrate và ferric EDTA đều có mặt trong nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng trên toàn thế giới, trong đó có cả Mỹ và EU.
Tuy nhiên, hiện có ít nhất 20 loại hợp chất sắt khác nhau nên người tiêu dùng rất khó để nhận biết họ đang mua loại nào và cần tránh loại nào.
"Nhiều cửa hàng và nhà cung cấp không nói rõ loại hợp chất sắt nào được đưa vào sản phẩm của họ, ngay cả khi đó là dược phẩm. Thường họ chỉ nói đó là "sắt" hay "khoáng sắt" mà thôi", Scheers giải thích.
Nói về nghiên cứu chỉ thực hiện trên tế bào ung thư ở người được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, Scheers cho rằng nếu thực hiện trên người sẽ là phi đạo đức. Và việc khuyến nghị dùng hay không dùng loại sắt nào là việc của cơ quan chức năng. "Nếu là tôi, tôi sẽ không tránh sắt citric", Scheers cho biết.
Mặc dù có nhiều nghiên cứu về việc bổ sung vi chất nhưng đến nay vẫn chưa rõ các vi chất bổ sung có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe con người.
Một nghiên cứu tại Mỹ năm 2017 cho thấy mối liên quan giữa liều cao vitamins B6 và B12 với tăng nguy cơ ung thư phổi ở nam giới. Trong khi 1 nghiên cứu kéo dài 10 năm công bố năm 2015 cho thấy dùng liều khuyến cáo bổ sung, như loại vitamin tổng hợp, sẽ làm tăng nguy cơ ung thư và bệnh tim thêm 20%.
Những phát hiện trong nghiên cứu mới đây trong báo cáo của Kaiser Health News cho thấy nhiều người Mỹ uống vi chất bổ sung mặc dù có rất ít bằng chứng cho thấy chúng có tác dụng. Báo cáo về 1 khảo sát năm 2013 cho thấy hơn một nửa người trưởng thành ở Mỹ uống vi chất bổ sung hằng ngày, trong đó 68% là độ tuổi từ 65 trở lên. Nhưng đến năm 2017, tỉ lệ này chỉ còn là 29%.
Nhân Hà
Theo Dân trí
Mẹo hay để ngủ ngon khi bị ngạt mũi, khó thở Nếu những triệu chứng cảm lạnh và cúm đang cướp đi thời gian nghỉ ngơi của bạn. Hãy thử những cách sau đây để giúp bạn ngủ dễ dàng hơn. Khi bạn đang phải vật lộn với các triệu chứng cảm lạnh và cúm, nghỉ ngơi đầy đủ là liều thuốc tốt nhất. Bác sĩ Donald Novey, một chuyên gia về sức khỏe...