Nhiều địa phương ở Nghệ An trích ngân sách hỗ trợ cho các giáo viên dạy tăng giờ
Việc dạy học 2 buổi/ngày nhằm thực hiện chương trình giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực, quan tâm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Đồng thời, cũng để đáp ứng nhu cầu của học sinh và tự nguyện của cha mẹ học sinh.
Năm học 2020 – 2021, toàn huyện Diễn Châu thiếu gần 150 giáo viên tiểu học để đáp ứng đủ nhu cầu giáo viên dạy học 2 buổi/ngày là 1,4 giáo viên/lớp. Trong đó, có những trường thiếu từ 3 – 5 giáo viên, như Trường Tiểu học Diễn Trung, Tiểu học Diễn Thịnh và Tiểu học Diễn Tân.
Việc thiếu giáo viên gây khó khăn cho các trường trong việc bố trí tổ chức dạy học, nhất là khi thực hiện dạy học 2 buổi/ngày với trung bình từ 30 – 32 tiết/tuần. Trước thực tế này, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho UBND huyện đề xuất hỗ trợ kinh phí cho các trường trả kinh phí cho người dạy quá số tiết định mức hoặc hợp đồng đủ giáo viên theo quy định (trong khi chờ chỉ tiêu để tuyển dụng mới) với mức hỗ trợ là 3.500.000 đồng/giáo viên/tháng.
Hiện nay, huyện Diễn Châu đã cấp kinh phí hơn 2 tỷ đồng để hỗ trợ cho các trường từ tháng 9 đến tháng 12/2020 giúp các trường kịp thời có đủ kinh phí để chi trả lương tăng giờ cho giáo viên.
Giờ học Tin học của học sinh Trường Tiểu học Làng Sen (Nam Đàn). Ảnh: M.H
Ngoài bậc tiểu học, huyện Diễn Châu cũng cấp kinh phí hơn 1,4 tỷ đồng trong học kỳ 1 để hỗ trợ cho các trường mầm non thiếu giáo viên. Dự kiến, mức kinh phí hỗ trợ cho cả 2 bậc học trong năm học này là khoảng 11 tỷ đồng. Ông Mai Ngọc Long – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Diễn Châu cho biết: Mức hỗ trợ này chưa đủ để chi trả thêm giờ cho giáo viên theo đúng quy định của Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC về hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập.
Tuy nhiên, huyện mong muốn các giáo viên chia sẻ thêm khó khăn với các nhà trường để thực hiện tốt nhiệm vụ cũng như nâng cao chất lượng dạy học ở các nhà trường. Cùng với mức hỗ trợ này, học sinh trên địa bàn huyện Diễn Châu không phải đóng tiền học 2 buổi/ngày.
Ngoài huyện Diễn Châu, một số địa phương khác cũng đã trích kinh phí chi trả lương để thuê thêm giáo viên hợp đồng và trả tăng tiết cho giáo viên trong bối cảnh thiếu giáo viên tiểu học trầm trọng ở các nhà trường. Trong đó, huyện Nam Đàn trích khoảng 3,5 tỷ đồng và huyện Quế Phong là hơn 200 triệu đồng, đảm bảo học sinh không phải đóng thêm tiền học 2 buổi/ngày.
Video đang HOT
Trước đó, Nghệ An là một trong những địa phương tổ chức tốt việc dạy học 2 buổi/ngày đối với học sinh bậc tiểu học với tỷ lệ gần 100%. Tuy nhiên, từ đầu năm học 2018 – 2019, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày trên địa bàn tỉnh Nghệ An gặp khó khăn sau khi tạm dừng Quyết định 1517. Đến tháng 12/2018, UBND tỉnh có văn bản hướng dẫn về việc dạy học 2 buổi/ngày được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, công khai và thỏa thuận mức đóng góp của cha mẹ học sinh và sau đó ban hành văn bản hướng dẫn liên ngành giữa Sở Giáo dục và Đào tạo – Sở Tài chính – Sở Nội vụ về Hướng dẫn việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tại các cơ sở giáo dục từ năm học 2018 – 2019.
Tiết sinh hoạt ngoài giờ của học sinh Trường Tiểu học Diễn Tân (Diễn Châu). Ảnh: M.H
Thời gian qua, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, vì bậc tiểu học thiếu gần 2.000 giáo viên. Vì thế, để giải quyết bài toán này, các trường học đều tổ chức thu dạy học 2 buổi/ngày theo hình thức thỏa thuận và căn cứ vào định mức giáo viên được giao cho các nhà trường.
Theo tổng hợp của Sở Giáo dục và Đào tạo, hiện tỷ lệ giáo viên tiểu học trên toàn tỉnh là 1,32 giáo viên/lớp (trong khi đó theo quy định tối thiểu là 1,4 giáo viên/lớp). Tuy nhiên, có những địa phương tỷ lệ này rất thấp, như thị xã Hoàng Mai là 1,17 giáo viên/lớp, cáchuyện Đô Lương, Quỳnh Lưu là 1,23 giáo viên/lớp, huyện Nghi Lộc là 1,28 giáo viên/lớp.
Riêng đối với các cơ sở giáo dục tiểu học thuộc xã, thôn đặc biệt khó khăn, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, UBND huyện căn cứ tình hình thực tế để chỉ đạo và cân đối nguồn lực cho các cơ sở giáo dục, đảm bảo việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, không huy động đóng góp của phụ huynh học sinh.
Từng bước gỡ khó, ổn định dạy học SGK lớp 1
Sau gần một học kỳ, việc triển khai dạy học SGK lớp 1 mới tại Nghệ An đã ổn định. Ngành giáo dục cũng chuẩn bị về cơ sở vật chất, đội ngũ để thực hiện chương trình phổ thông 2018 và thay SGK các lớp tiếp theo.
Tiết học hoạt động trải nghiệm tại Trường Tiểu học Nghi Phú 2 (TP Vinh, Nghệ An).
Chuyển đổi tâm thế người dạy
Thời gian qua, Trường Tiểu học Nghi Phú 2 (TP Vinh) sáng tạo tổ chức dạy môn hoạt động trải nghiệm bằng việc lồng ghép vào giờ chào cờ, ngoại khóa... Tiết học về an toàn vệ sinh thực phẩm tương đối khó với nhận thức học sinh tiểu học. Tuy nhiên, qua hình thức sân khấu hóa trong giờ chào cờ, giao lưu với cán bộ Trạm y tế phường, các em đã tham gia tiết học một cách sôi nổi, nhiệt tình. Không khối lớp lớn, mà học sinh lớp 1 cũng hào hứng và tiếp thu kiến thức hiệu quả.
Cô Hoàng Thị Hoa Lý - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, dù thuộc khu vực thành thị, nhưng cái khó của chúng tôi là sỹ số học sinh đông, kỳ vọng của phụ huynh vào con em lại lớn. Riêng với học sinh lớp 1, các em vừa từ bậc mầm non bước sang môi trường phổ thông nên còn chưa quen với nề nếp học tập, rèn luyện mới. Vì vậy, ngoài những tiết dạy trên lớp, nhà trường thường bố trí thêm các hoạt động ngoại khóa để học sinh thích thú và tiếp thu bài một cách dễ dàng.
Số trường có máy chiếu hoặc ti vi phục vụ khai thác SGK điện tử tại Nghệ An rất ít
Trường Tiểu học Thạch Ngàn 2 đóng ở địa bàn xa xôi, khó khăn nhất của huyện Con Cuông, Nghệ An với 98% học sinh người dân tộc thiểu số. Trong đó, có nhóm học sinh người Đan Lai mới chuyển từ vùng lõi rừng Quốc gia Pù Mát ra tái định cư và học tập tại trường. Điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, còn thiếu 3 giáo viên để đạt tỷ lệ 1,4 GV/lớp. Dù vậy, thầy Nguyễn Duy Linh - Hiệu trưởng nhà trường cho hay, tập thể cán bộ, giáo viên đã nỗ lực để khắc phục khó khăn và vẫn đảm bảo dạy 2 buổi/ngày với 30 tiết/tuần. Theo đó, mỗi cán bộ, giáo viên trong trường đều dạy thêm 2 - 3 tiết/tuần kể cả hiệu trưởng, hiệu phó, cộng lại vừa đủ bù số giáo viên còn thiếu".
Riêng đối với lớp 1, trường ưu tiên dùng nguồn ngân sách chi thường xuyên để mua sắm thêm đồ dùng, thiết bị học tập phục vụ chương trình SGK mới. Đồng thời bố trí giáo viên có kinh nghiệm, tâm huyết, tuổi đời trẻ, năng động, biết ứng dụng CNTT vào dạy học để phụ trách lớp 1.
"Dạy học chương trình mới, chúng tôi gặp một số khó khăn, đặc biệt là môn Tiếng Việt do đặc thù học sinh dân tộc thiểu số đông. Tuy nhiên, được Sở và Phòng GD&ĐT tập huấn kỹ lưỡng, trong thời gian năm học diễn ra chúng tôi cũng tổ chức và tham gia sinh hoạt chuyên môn trường, cụm trường nên những vướng mặc dần được tháo gỡ. Giáo viên cũng chủ động nghiên cứu tài liệu giảng dạy để mạnh dạn thay thế ngữ liệu phù hợp với thực tiễn. Qua 1 học kỳ, học sinh cơ bản đạt chuẩn kiến thức kỹ năng bài học, môn học theo yêu cầu", thầy Nguyễn Duy Linh cho hay.
Ổn định dạy học theo chương trình GDPT mới
Khi triển khai chương trình SGK lớp 1, Phòng GD&ĐT nhiều địa phương tại Nghệ An đã chủ động tổ chức hội thảo chuyên môn. Qua đó, các nhà trường trao đổi, chia sẻ về quản lý, xây dựng chương trình nhà trường cũng như kinh nghiệm dạy học các môn cụ thể.
Tại huyện Đô Lương, đến hết học kỳ I, có 33/33 trường trên địa bàn đã thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Nhiều giáo viên đã mạnh dạn tự chủ lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả.
Ông Nguyễn Văn Hải - Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Đô Lương cho biết: Chương trình phổ thông 2018 yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, cách tiếp cận, đánh giá năng lực người học... Chuyển trọng tâm từ việc học sinh tiếp thu được kiến thức gì sang các em vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều này, chúng tôi cũng yêu cầu giáo viên phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang phương pháp vận dụng, phát huy năng lực và phẩm chất. Đồng thời, tăng cường tương tác, cộng tác giữa giáo viên - học sinh để tạo sự dân chủ trong giáo dục.
Các trường tiểu học tại Nghệ An đang triển khai dạy học SGK lớp 1 ổn định
Cũng theo đánh giá của ông Đào Công Lợi - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, dù gặp một số vướng mắc không tránh khỏi trong năm đầu tiên thực hiện chương trình GDPT 2018, song nhờ công tác chuẩn bị kỹ lượng từ cơ sở vật chất, đội ngũ, tập huấn chuyên môn... Hiện các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đã chủ động, linh hoạt trong thực hiện SGK lớp 1.
Tuy nhiên, là địa phương rộng lớn với hơn 500 trường tiểu học, trên 2.000 lớp 1, để triển khai chương trình một cách đồng bộ vẫn còn khó khăn, nhất là sự chênh lệch vùng miền. Tỉnh ưu tiên bố trí đủ 1,4 giáo viên/lớp cho lớp 1 để đảm bảo dạy học 2 buổi/ngày.
Tuy vậy, trên thực tế tỷ lệ này chưa đồng đều giữa các địa phương. Thị xã Thái Hòa Cửa Lò, Con Cuông, Tương Dương tỷ lệ từ 1,4 - 1,48 giáo viên/lớp. Trong khi đó ở các địa phương như thị xã Hoàng Mai, Đô Luong, Quỳnh Lưu tỷ lệ từ 1,17 - 1,23 giáo viên/lớp. Việc đầu tư cơ sở vật chất, mùa sắm trang thiết bị cũng đang nhiều hạn chế. Trong đó, máy chiếu, ti vi để khai thác SGK điện tử theo chương trình mới cơ bản chưa đáp ứng đủ.
Với những tồn tại trên, ông Nguyễn Hồng Hoa- Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học - Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết: Để triển khai chương trình GDPT 2018 hiệu quả những năm tiếp theo, cần phải đảm bảo các điều kiện về đội ngũ và cơ sở vật chất. Điều này, ngoài sự đầu tư của cần đẩy mạnh xã hội hóa và tranh thủ các nguồn lực để đầu tư cho giáo dục.
Về phía ngành sẽ tiếp tục tham mưu để quy hoạch lại mạng lưới trường lớp, thu gọn các điểm trường lẻ. Từ đó đầu tư có trọng điểm và đạt hiệu quả giáo dục. Ngành cũng tiếp tục tăng cường thăm lớp, dự giờ, sinh hoạt chuyên môn trường, cụm trường và tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên chuẩn bị thực hiện SGK các năm tới.
Không chỉ Hà Tĩnh, Nghệ An cũng đặc cách công nhận học sinh giỏi Tỉnh Nghệ An cũng đã đặc cách công nhận học sinh giỏi Tỉnh cho các học sinh có điểm IELTS từ 6.5 trở lên trong năm học 2019. Thông tin 70 học sinh ở Hà Tĩnh có điểm IELTS tiếng Anh từ 6.5 trở lên được đặc cách công nhận học sinh giỏi cấp tỉnh được báo chí đăng tải mới đây đã...