Nhiệt độ giảm sâu, người bệnh mắc bệnh cơ xương khớp càng đau hơn với những thói quen ai cũng mắc này?
Vào mùa lạnh khi nhiệt độ giảm sâu, người bệnh thoái hóa khớp thường có cảm giác đau tăng hơn.
Theo các chuyên gia cơ xương khớp, bên cạnh tác động của nhiệt độ, nguyên nhân còn xuất phát từ chính thói quen sai lầm mà những người mắc bệnh cơ xương khớp vẫn đang làm.
PGS.TS.BS Nguyễn Mai Hồng, chuyên gia cơ xương khớp (Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông) cho biết, thoái hóa khớp là một bệnh lý cơ xương khớp thường gặp. Vào mùa lạnh, bệnh lý này thường đau tăng.
Bởi mùa lạnh, nhiệt độ thấp cơ thể thường có xu hướng cố dự trữ năng lượng làm việc lưu thông máu kém hơn bình thường và làm co cơ, dịch khớp quánh lại.
Điều này khiến khớp trở nên khô cứng, khó cử động. Hơn nữa, trong thời tiết lạnh, người bệnh cũng ít vận động hơn khiên khi huyêt kem lưu thông góp phần làm bệnh nặng thêm.
Cùng với các yếu tố tác động này, tình trạng đau tăng ở người mắc bệnh lý xương khớp trong mùa lạnh còn xuất phát từ những thói quen không tốt thường ngày. Người mắc bệnh xương khớp đa phần là tự ý ra mua thuốc để uống. Trong một số thuốc có chứa corticoid – thành phần giúp giảm đau tức thì nhưng lại gây tác dụng phụ nguy hiểm như tăng huyết áp, loãng xương, đái tháo đường, phù toàn thân…
BS Hồng đang khám cho bệnh nhân. Ảnh PT
Trong quá trình điều trị, BS Mai Hồng cho biết đã từng gặp rất nhiều trường hợp sau khi sử dụng các loại thuốc này đã đau trở lại, đau tăng và kèm bệnh lý do dùng thuốc có chứa corticoid kéo dài mà không hay biết. Nhiều người lại đến cơ sở không chuyên khoa để tiêm khớp dẫn tới nhiễm khuẩn khớp, nhiễm trùng toàn thân, thậm chí phải tháo khớp vì biến chứng nặng.
Video đang HOT
Những người mắc bệnh xương khớp vẫn nghĩ rằng đau không nên vận động nhiều. Thay vì ngồi một chỗ, mỗi ngày bạn cần dành khoảng 30 phút thực hiện các bài tập thể dục đơn giản để tránh tình trạng các khớp tê cứng lại. Người bệnh cần vận động thường xuyên nhưng nhẹ nhàng giúp khí huyết lưu thông, tăng tiết dịch, bôi trơn các khớp. Trong quá trình tập cần lựa chọn bài tập hợp lý.
Khi viêm khớp có đau khớp nhiều hoặc tràn dịch khớp, việc tập đi bộ quá nhiều lại gây tải trọng lên khớp dẫn tới tình trạng đau tăng nặng. Với thoái hóa khớp tập phải làm sao làm giảm tải lên bề mặt của khớp nên bạn có thể lựa chọn bài tập tốt là đạp xe, bơi… để giãn cơ, tránh đau do co thắt dây chằng quanh khớp. Đi bộ với người béo phì càng làm mòn sụn khớp gây thoái hóa khớp sớm. Bởi vậy mà khi điều trị thoái hóa khớp ở những người béo, bác sĩ vẫn chỉ định điều đầu tiên trong điều trị là giảm cân.
“Mùa lạnh, thói quen nhiều người thoái hóa khớp thường chườm nóng, xoa dầu nóng trực tiếp lên vùng đau. Chườm nóng có thể có chỉ định được nhưng với trường hợp có viêm khớp hoặc bệnh lý viêm khớp dạng thấp, gout… không nên vì kích thích tăng sinh các mạch máu làm cho tình trạng sung viêm tồi tệ hơn – PGS.TS Mai Hồng cho hay.
Mùa lạnh, người đi khám bệnh lý xương khớp nhiều hơn. Ảnh PT
Cùng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Vĩnh Ngọc – bác sĩ khoa Cơ xương khớp (Bệnh viện Bạch Mai), phụ trách chuyên môn phòng khám Cơ Xương khớp Bảo Ngọc cũng đã chỉ ra một số sai lầm trong điều trị thoái hóa khớp của người bệnh:
Chậm trễ trong quá trình điều trị. Người bệnh chỉ đi thăm khám khi quá đau, không đi lại được, ảnh hưởng đến vận động, cuộc sống. Khi đó bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, điều trị gặp khó khăn hơn, thời gian phục hồi lâu hơn.
- Tự dùng thuốc: Người Việt có thói quen hễ đau nhức là ra hiệu thuốc mua thuốc về uống mà không cần thăm khám. Việc dùng thuốc theo mách bảo của những người không có chuyên môn y khó dễ khiến bệnh nặng hơn.
- Dùng thuốc không rõ nguồn gốc: Ngại không đi thăm khám bác sĩ nhưng lại sẵn sàng bỏ tiền mua thuốc không rõ nguồn gốc được rao bán trên mạng dẫn đến tiền mất tật mang.
- Không tuân thủ điều trị: Nhiều người đã đi thăm khám bác sĩ và được kê đơn thuốc nhưng lại không dùng thuốc đúng theo đơn, uống được vài lần thấy bệnh đỡ hơn là tự ý bỏ thuốc dẫn tới bệnh không được điều trị triệt để, tái phát sớm.
Các chuyên gia xương khớp khuyên, khi thời tiết giảm sâu mọi người cần tăng cường giữ ấm cơ thể, trong đó đặc biệt lưu ý giữ ấm các khớp dễ bị thoái hóa như khớp gối, cổ tay…. Khi thấy có những dấu hiệu của bệnh lý xương khớp, mọi người nên đi khám sớm để có liệu pháp điều trị phù hợp nhất, tránh bị tháo khớp, không đi lại được vĩnh viễn. Thoái hóa khớp hiện nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả.
Ngoài các liệu pháp như tiêm, tháo khớp… pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là một trong những biện pháp điều trị an toàn, nhanh chóng chấm dứt triệu chứng đau và hiệu quả lâu dài không gây biến chứng.
Nguyên nhân khiến nhiều người bị đau khớp khi trời rét
Khi thời tiết lạnh, chúng ta ít vận động, hiện tượng co cơ xảy ra, dịch khớp đặc quánh lại, dẫn đến đau khớp.
Thông tin do Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng, Phó chủ tịch Hội Loãng xương Hà Nội, chia sẻ tại hội thảo "Bước tiến mới trong điều trị thoái hóa khớp".
Các bệnh lý hay gặp khi trời rét như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, đau cột sống thắt lưng. Hiện nay, đau xương khớp không chỉ gặp ở người cao tuổi. Nhiều người trẻ cũng mắc những bệnh lý này, trong đó, thoái hóa khớp là hay gặp nhất.
Chuyên gia Bệnh viện Đa khoa Phương Đông (Hà Nội) cho hay lý do người trẻ bị thoái hóa khớp xuất phát từ tư thế tĩnh khi ngồi một chỗ trong thời gian dài. Điều này khiến dịch khớp không lưu thông, dây chằng xung quanh cứng lại. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng không cân đối, đặc biệt, ăn kiêng, giữ dáng, cũng là một trong những yếu tố gây suy giảm bổ sung thành phần trong ổ khớp, dẫn tới thoái hóa khớp sớm.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hồng tư vấn, hướng dẫn cho bệnh nhân viêm khớp. Ảnh: P.Thuận.
Đặc biệt, người bệnh thường gặp phải sai lầm trong điều trị thoái hóa khớp như tự ý mua thuốc uống hoặc nghe theo những phương pháp truyền miệng không phù hợp.
Một số thuốc có chứa corticoid giúp người bệnh hết đau tạm thời, nhưng tác dụng phụ của nó rất nguy hiểm như gây tăng huyết áp, loãng xương, đái tháo đường, phù toàn thân...
"Nhiều bệnh nhân đi tiêm khớp ở những cơ sở không chuyên khoa, dẫn tới nhiễm khuẩn. Không ít trường hợp nhiễm khuẩn khớp gây nhiễm trùng toàn thân, thậm chí phải tháo khớp", bác sĩ Hồng chia sẻ.
Về phương pháp chườm nóng, chuyên gia này cho hay có thể chỉ định với những bệnh nhân thoái hóa khớp. Còn những trường hợp viêm khớp hoặc viêm khớp dạng thấp, gout..., không được chườm nóng vì càng kích thích tăng sinh các mạch máu, gây viêm nặng. Việc bôi những thuốc làm nóng tại khớp cũng kích thích viêm.
"Bệnh nhân đang có viêm khớp, tràn dịch, nóng đỏ khớp phải chống chỉ định với chườm nóng, hoặc bôi thuốc điều trị làm nóng tại khớp", chuyên gia này khuyến cáo.
Bên cạnh đó, nhiều người trong giai đoạn viêm khớp hoặc tràn dịch khớp lại tập đi bộ, làm tăng tải trọng lên khớp, khiến tình trạng nặng hơn.
"Những người béo, tải trọng lớn đi bộ nhiều càng làm sụn khớp mòn đi, gây thoái hóa khớp sớm. Chính vì vậy, khi điều trị thoái hóa khớp ở những người béo, giảm cân là chỉ định đầu tiên để điều trị", TS Mai Hồng nói.
Chuyên gia này cho hay với thoái hóa khớp, trước đây chưa có nhiều biện pháp điều trị dứt điểm cho tình trạng này. Người bệnh thường sử dụng thuốc chống viêm, thuốc uống hoặc tiêm tại chỗ. Tuy nhiên, thuốc chống viêm chỉ giải quyết những triệu chứng đau ở thời điểm đó mà không điều trị tận gốc thoái hóa khớp. Hiện người bệnh có thể tiêm huyết tương giàu tiểu cầu để điều trị căn bệnh này.
Để phòng thoái hóa khớp, bác sĩ Hồng khuyến nghị mọi người nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý như ăn đủ canxi, thực hiện bài tập phù hợp để làm chắc những cơ quanh khớp, tránh quá tải lên khớp, tránh động tác mạnh thay đổi đột ngột làm chấn thương khớp.
Chuyên gia cảnh báo mối nguy hiểm khi chườm nóng chữa đau khớp Người mắc bệnh đau xương khớp thường gia tăng cơn đau vào mùa đông và nhiều người áp dụng cách chườm nóng, bôi thuốc. Tuy nhiên, bác sỹ cảnh báo, với những người đang viêm khớp, tràn dịch... thì việc chườm nóng sẽ càng gây viêm nặng hơn. Hoặc một số người tiêm dẫn đến nhiễm khuẩn phải tháo khớp. Thông tin về...