Nhật từ chối tham gia ‘Mạng lưới sạch’ của Mỹ
Nhật Bản cho biết sẽ không tham gia kế hoạch Clean Networks của Mỹ trong việc loại các công ty Trung Quốc khỏi mạng viễn thông.
Theo Reuters, phía Nhật Bản khẳng định sẽ tự thực hiện những bước đi riêng để xử lý các lo ngại về vấn đề an ninh, nhưng cũng sẽ hợp tác với Mỹ.
Từ tháng 8, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố bản cập nhật của kế hoạch “ Mạng lưới sạch”, nhằm vào các công ty viễn thông, ứng dụng di động và dịch vụ điện toán đám mây của Trung Quốc với lý do “gây rủi ro bảo mật”. Mỹ đang thúc ép các nước đồng minh ra lệnh cấm Huawei và các công ty Trung Quốc khác tham gia triển khai mạng di động 5G vì lý do an ninh.
Theo báo Yomiuri củaNhật, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đề cập đến “Mạng lưới sạch” khi gặp Ngoại trưởng Nhật Toshimitsu Motegi tại Tokyo đầu tháng này. Tuy nhiên, Nhật khẳng định Tokyo không tham gia một chương trình mà trong đó loại trừ một quốc gia cụ thể. Tuy nhiên, họ sẽ xem xét nếu có bất cứ thay đổi nào trong kế hoạch của Mỹ.
Trong cuộc đối thoại kinh tế chiến lược Mỹ – Hàn ngày 14/10, khi được Mỹ nhắc tới sáng kiến “Mạng lưới sạch”, các quan chức Hàn Quốc cũng khẳng định việc sử dụng thiết bị và công nghệ nào là lựa chọn của mỗi nhà khai thác viễn thông và chính phủ Hàn Quốc không can thiệp vào quyết định của các công ty tư nhân.
Video đang HOT
Mỹ đang sử dụng ảnh hưởng toàn cầu của mình để thuyết phục các quốc gia khác loại Huawei khỏi dự án triển khai 5G.
Ngày 16/10, Hiệp hội Viễn thông cạnh tranh châu Âu ECTA đưa ra cảnh báo về những hậu quả có thể xảy ra đối với lợi ích của người tiêu dùng và doanh nghiệp khi loại bỏ các nhà cung cấp Trung Quốc khỏi việc triển khai 5G. Hiệp hội này cho rằng quyết định loại trừ Huawei và ZTE phải “dựa trên các dữ kiện có cơ sở, đánh giá khách quan về các rủi ro và có các biện pháp giảm thiểu tương xứng”.
ECTA cho rằng, việc giảm số lượng nhà cung cấp 5G trên thế giới từ 5 xuống còn 3 (Ericsson, Nokia và Samsung) sẽ gây ảnh hưởng đến lĩnh vực viễn thông như tăng chi phí, tác động tiêu cực đến hiệu suất, trì hoãn việc triển khai mạng 5G và hạn chế tiềm năng đổi mới.
Tuần trước, hai mạng viễn thông Orange Belgium và Proximus của Bỉ đã loại Huawei và chọn Nokia làm nhà cung cấp thiết bị mạng 5G. Quyết định này được đưa ra sau nhiều tháng Mỹ gây áp lực ngoại giao, cáo buộc Trung Quốc có thể sử dụng thiết bị của Huawei vào mục đích gián điệp. Giữa tháng 7, trước sức ép của Mỹ, Anh cũng ra quyết định loại thiết bị Huawei khỏi hệ thống viễn thông dù có thể sẽ thiệt hại hàng tỷ USD thời gian tới. Trong khi đó, Huawei nhiều lần phủ nhận mối quan hệ của họ với chính phủ Trung Quốc.
Microsoft nhiều khả năng mua Nokia thêm lần nữa
Tuy nhiên lần này, thứ Microsoft thèm khát không phải là bộ phận di động mà chính là cốt lõi công nghệ và thị phần mạng viễn thông.
Theo công ty phân tích di động hàng đầu thế giới - CCS Insight - Microsoft là một trong những công ty đang "nhăm nhe" ý định mua lại công ty mạng và điện thoại di động Nokia.
Dự đoán của CCS Insight cho năm 2021 bao gồm tuyên bố rằng Nokia sẽ được mua bởi một công ty công nghệ lớn của Mỹ vào năm tới, với cả Microsoft và Intel đều được coi là những khách hàng tiềm năng.
Và riêng với Microsoft, công ty này đã có lịch sử "buôn bán" với Nokia. Vào năm 2013, Microsoft đã trả hơn 7 tỷ USD cho mảng kinh doanh thiết bị cầm tay của Nokia, trong một nỗ lực nhằm cung cấp giải pháp thay thế cho cả iPhone và thiết bị cầm tay Android bằng hệ điều hành Windows Phone. Nhưng nó đã thất bại thảm hại, với việc tài sản mua từ Nokia bị xóa sổ vào năm 2015, dẫn đến hàng nghìn người mất việc.
Microsoft từng mua Nokia một lần, và có thể mua thêm lần nữa.
Mặc dù Nokia đã trở lại kinh doanh điện thoại di động, nhưng đó không phải là nhánh kinh doanh có thể hấp dẫn đối với những người mua tiềm năng. Thay vào đó, chi nhánh mạng Nokia sẽ khiến gã khổng lồ Mỹ quan tâm, theo CCS, nhờ việc chính phủ Mỹ đang cấm các nhà cung cấp viễn thông sử dụng thiết bị từ các nhà cung cấp Trung Quốc như Huawei.
Tuần trước, Nokia đã đạt được thỏa thuận trở thành nhà cung cấp thiết bị lớn nhất cho nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất của Vương quốc Anh, BT. Theo giám đốc bộ phận Tiêu dùng và Kết nối của CCS Insight, Kester Mann, điều đó sẽ không thể không thu hút được sự chú ý ở "bên kia Đại Tây Dương".
"Chúng tôi cảm thấy rằng Nokia có thể bị tổn thương một chút khi bị mua lại", ông Mann nói. "Microsoft đã thực sự quan tâm đến không gian viễn thông. Chúng ta đã thấy hai thương vụ mua lại của họ trong năm nay (Metaswitch và Affirmed Networks ... tất cả đều nhằm đạt được một số chuyên môn trong không gian viễn thông và 5G, cùng một số liên hệ trong ngành. Chúng tôi tin rằng Nokia có thể là một mục tiêu tiềm năng cho một ai đó như Microsoft".
Mảng dịch vụ viễn thông của Nokia khá lớn mạnh và có thị trường ổn định.
Phản ứng khá "dữ dội" hiện nay của chính quyền Trump đối với các nhà cung cấp Trung Quốc tại nhiều khu vực cũng được cho là lý do sẽ khiến việc mua lại Nokia trở nên hấp dẫn hơn đối với Microsoft và các công ty Mỹ khác.
"Rõ ràng là Mỹ đang để ý đến các lựa chọn thay thế cho Huawei, có rất nhiều lo ngại về điều đó. Nokia tiềm năng có thể là cơ hội đó", ông Mann nói thêm.
Theo chuyên gia này thì nếu Microsoft thể hiện sự quan tâm đến Nokia, họ sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ đồng minh cũ Intel, vốn cũng đang tập trung mạnh vào lĩnh vực 5G. Ông nói: "Intel là một công ty đáng chú ý trong lĩnh vực viễn thông trong vài năm tới."
"4G vẫn là mạng viễn thông chủ đạo trong 3 năm tới" Ông Đào Xuân Vũ, CEO Viettel Networks cho biết, trong giai đoạn 3 năm tới, Viettel vẫn coi 4G là mạng viễn thông chủ đạo và tiếp tục đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa để nâng trải nghiệm của khách hàng. Trong giai đoạn 3 năm tới, Viettel vẫn coi 4G là mạng viễn thông chủ đạo và tiếp tục đầu tư...