Nhặt tre nứa về ghép chơi, ai ngờ kiếm bộn tiền vì ai nhìn cũng thích
Anh Cao Bá Minh (Đồng Tháp) cho biết ban đầu chỉ làm các sản phẩm này với mục đích thỏa mãn niềm đam mê. Không ngờ chúng lại được nhiều người hỏi mua, làm không kịp bán.
Anh Cao Bá Minh (Đồng Tháp) cho biết sản phẩm anh làm là tiểu cảnh mô phỏng guồng nước của dân tộc vùng Tây Bắc.
Anh cho biết những sản phẩm này cứ làm đến đâu hết đến đó. Khách hàng đều chủ động liên hệ đặt hàng, thậm chí một số người còn đặt làm theo sở thích. Tuy nhiên, anh chỉ dám nhận những sản phẩm nào trong tầm tay làm được.
Chia sẻ về ý tưởng làm guồng nước, anh kể bản thân bị “mê hoặc” bởi những video làm sản phẩm này của Thái Lan trên mạng.
Qua quá trình tìm hiểu, anh cũng bắt tay vào làm cách đây 4 tháng nay. “Những sản phẩm đầu tôi làm cũng thất bại với nhiều lý do khác nhau. Mỗi lần làm tôi lại rút ra được kinh nghiệm”, anh nói.
Nguyên nhân chủ yếu là nguyên liệu làm guồng nước. Thời điểm đó, anh sử dụng tre trúc của miền Tây – loại này giòn, mỏng và dễ vỡ nên khó làm, nhanh hỏng.
Video đang HOT
Sau đó, anh lên mạng tìm hiểu và đặt mua được những cây tre trúc ngoài miền Bắc mới dễ làm, dễ tạo hình và khó vỡ hơn.
Tại thời điểm đó, anh làm với mục đích thỏa mãn niềm đam mê của bản thân chứ chưa có ý định bán. Nên khi hoàn thiện được tác phẩm ưng ý, anh đăng lên mạng xã hội để khoe với bạn bè.
Anh cũng không ngờ có nhiều người hỏi mua nên anh quyết định bán và làm cái khác. Sau này, nhiều người tìm mua những sản phẩm này, anh làm nhiều hơn và bán.
Theo anh, mỗi tác phẩm có giá dao động từ 500.000 – 3 triệu đồng, tùy thuộc vào độ khó – dễ, kích thước…
Những sản phẩm nhỏ kích thước 50cm x 70 cm khá đơn giản chỉ mất khoảng 1 ngày làm, còn những chiếc lớn sẽ mất cả tuần làm.
Sản phẩm lớn nhất anh từng làm là guồng nước bằng tre trúc cao 2,4m, rộng 1,2m. Với bộ sản phẩm này, anh mất một tuần để nghiên cứu và hoàn thiện nên anh bán giá 3 triệu đồng.
Hiện, anh đã sản xuất ra được hơn 100 mẫu mã các loại để bán trên thị trường. Khách hàng cũng thoải mái lựa chọn hơn.
Trong vòng 4 tháng, anh bán được khoảng hơn 100 sản phẩm. Tính ra, mỗi tháng anh bán hơn 20 sản phẩm.
Không chỉ làm bằng tre trúc, anh còn làm sản phẩm guồng nước dân tộc vùng Tây Bắc bằng các ống nhựa.
Theo anh, những sản phẩm này làm tiểu cảnh trang trí cho sân vườn, hồ cá… Nó được sử dụng hoàn toàn bằng sức nước. Hiện tại, đây chỉ là nghề phụ nên anh chưa tập trung làm. Anh chia sẻ dự định ra Tết sẽ mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Theo Dân Việt
Vượt khó để chạm đến ước mơ
Ngày Giàng A Thắng có kết quả trúng tuyển vào Học viện Biên phòng, không chỉ gia đình em, mà cả làng Vùa 2 (xã Tủa Thàng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên) ai cũng mừng cho Thắng.
12 năm miệt mài đèn sách, chàng trai người Mông đã có cơ hội chạm tới ước mơ của mình.
Giàng A Thắng sinh ra và lớn lên tại làng Vùa 2 - một làng quê nghèo ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc. Từ nhỏ, Thắng đã rất thích tới trường làm bạn cùng với các phép tính, con chữ. Mặc dù nhà nghèo, bố mới học hết lớp 4, mẹ không biết chữ... nhưng Thắng lại luôn được bố mẹ khuyến khích tới trường. Suốt những năm học cấp 1, cấp 2 tại xã Tủa Thàng, Giàng A Thắng hầu như không nghỉ học buổi nào. Cậu bé người Mông nhỏ thó, nhưng chăm ngoan luôn được các thầy cô yêu quý và khâm phục vì tinh thần nỗ lực trong học tập.
Giàng A Thắng (mặc quân phục) tại Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS tiêu biểu, xuất sắc
Là anh cả trong gia đình có 3 anh em, sau giờ học, Thắng tranh thủ lên nương, xuống ruộng, chăn trâu, chăn lợn giúp bố mẹ. Vất vả là vậy, nhưng Thắng chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ nghỉ học. "Nhà em có người bác công tác trong lực lượng biên phòng. Mỗi lần bác về phép, nhìn bác oai phong trong bộ quân phục của chiến sĩ biên phòng - em thích lắm. Em ao ước, có một ngày nào đó, được khoác lên mình bộ quân phục với quân hàm xanh như bác" - Giàng A Thắng nhỏ nhẹ chia sẻ.
Hiểu được ước mơ của Thắng, bố mẹ Thắng thường động viên em cố gắng học tập để có cơ hội trở thành người cán bộ biên phòng. Thương bố mẹ, Thắng luôn chuyên cần để có được kết quả học tập tốt nhất. "Học hết lớp 9 ở xã, em được chọn vào học Trường Dân tộc nội trú. Khi đó, em mừng muốn khóc. Vì được học trường nội trú, em sẽ có điều kiện để học tập lên cao, bố mẹ cũng không vất vả do em được nhà nước nuôi ăn học" - Thắng bộc bạch.
Trong lúc bạn bè ở làng nghỉ học gần hết, Thắng tiếp tục miệt mài đèn sách. Ngoài học thầy, học bạn, tìm hiểu qua internet, Thắng còn tiết kiệm tiền phụ cấp hàng tháng để mua sách tham khảo về học và đọc thêm. Cả 3 năm học tại trường nội trú, Giàng A Thắng đều đạt học sinh giỏi. Cố gắng của Thắng đã có kết quả khi điểm thi tốt nghiệp 3 môn của em đạt 27,25 điểm, cộng với điểm ưu tiên là 30 điểm tròn. Ước mơ được vào Học viện Biên phòng của Giàng A Thắng từ đây đã trở thành sự thật.
Tháng 8/2019, bước chân vào Học viện Biên phòng, Thắng có cơ hội hiểu hơn về công việc của người cán bộ biên phòng - những người gắn bó với biên giới, với vùng đồng bào DTTS; tình nguyện cống hiến tuổi thanh xuân, sức lực, trí tuệ cho các bản làng, cho biên giới bình yên. "Hiểu hơn về công việc của bộ đội biên phòng, em càng hứng thú với việc học tập ở trường. Sau những ngày nhớ nhà, nhớ bộ mẹ; được sự động viên của các cán bộ, chiến sĩ và đồng đội trong lớp, giờ đây em không còn buồn nhiều nữa. Em đã quen với môi trường học tập mới ở mảnh đất Sơn Tây nắng gió..." - Giàng A Thắng cho hay.
Ngày tôi gặp lại Thắng cũng là hôm em về Thủ đô dự Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS tiêu biểu, xuất sắc. Thắng vui lắm. Trong bộ trang phục của người chiến sĩ biên phòng, nụ cười của em luôn tỏa sáng. Hỏi về kế hoạch tiếp theo, Thắng cho hay: "Em trai em đang học lớp 11 ở Trường dân tộc nội trú, em gái đang học lớp 8 ở xã Tủa Thàng. Em vẫn thường xuyên động viên các em phải luôn có ước mơ, mục tiêu để phấn đấu. Với riêng em, em mong sau khi ra trường, em sẽ được ra với vùng biên giới bảo vệ biên cương; giúp đỡ đồng bào, tuyên truyền những cái hay, cái tiến bộ mà mình đã được học; gánh vác công việc để gia đình em thoát khỏi hộ nghèo...".
Từ một cậu bé người dân tộc Mông sống trên rẻo cao, điều kiện tiếp cận thông tin và các tiến bộ xã hội còn hạn chế; nhờ quyết tâm và tinh thần học tập chăm chỉ, Giàng A Thắng đã có thể tiếp tục theo học lên cao để thực hiện ước mơ của mình. Tấm gương vượt khó Giàng A Thắng là minh chứng cho thấy, đường đến ước mơ sẽ mở rộng với tất cả những ai quyết tâm và có khát vọng vươn lên.
Mai Hoàng
Theo sggp
Chính sách cho đồng bào dân tộc: Đừng để như quả đẹp mà không ăn được! Thảo luận về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn tại hội trường Quốc hội (QH) . Sáng nay (1/11), các đại biểu Quốc hội (ĐB) cơ bản nhất trí với các nội dung trong Tờ trình của Chính phủ...