Nhật muốn được điều binh giải cứu công dân ở nước ngoài
Thủ tướng Shinzo Abe hôm qua cho biết ông muốn mở rộng phạm vi hoạt động của Các lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF), cho phép họ giải cứu công dân trong trường hợp họ gặp nguy hiểm ở nước ngoài.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Reuters.
“Vào lúc này, dù công dân Nhật Bản, bao gồm cả thành viên của những tổ chức phi chính phủ, đang gặp nguy hiểm ở nước ngoài, SDF vẫn không thể cứu họ ngay cả khi nước liên quan cho phép”, Japan Times dẫn lời Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói hôm qua. “Tôi muốn thảo luận các cách cho phép giải cứu” công dân Nhật Bản.
Theo ông Abe, Tokyo không nên áp đặt giới hạn địa lý khi làm điều đúng, nghĩa là SDF có thể được điều động đến bất cứ nơi nào trên thế giới nếu trường hợp đó đáp ứng được các tiêu chuẩn của chính phủ.
Bình luận trên được đưa ra sau khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) chặt đầu hai con tin Nhật Bản Kenji Goto và Haruna Yukawa rồi tung video hành quyết lên Internet.
Ông Abe cho biết có rất nhiều người Nhật Bản đang làm việc cho các tổ chức phi chính phủ trên khắp thế giới. Tokyo “sẽ xem xét khả năng sử dụng vũ khí để tiêu diệt mối nguy hiểm và giải cứu” những cá nhân này.
Video đang HOT
Thủ tướng Abe từ lâu đã cho rằng SDF cần có vai trò lớn hơn trong việc bảo vệ sinh mạng người Nhật Bản ở nước ngoài bằng cách xóa bỏ hạn chế pháp lý về hoạt động của lực lượng này. Nhưng nỗ lực của ông đã làm dấy lên lo ngại trong nhóm theo chủ nghĩa hòa bình tự do ở Nhật Bản.
Điều động quân nhân SDF tham gia một nhiệm vụ giải cứu con tin sẽ làm gia tăng khả năng Nhật Bản bị kéo vào chiến tranh, các chuyên gia nhận định.
Thủ tướng Abe dự kiến trình dự luật mới về an ninh lên lưỡng viện vào mùa xuân năm nay. Dự luật có khả năng bao gồm một điều khoản cho phép SDF điều động các đơn vị ra nước ngoài với sự cho phép của chính phủ nước đó để giải cứu công dân Nhật Bản trong trường hợp khẩn cấp.
Dự luật mới còn bao gồm điều khoản dựa theo quyết định thay đổi cách diễn giải với Hiến pháp từng gây tranh cãi hồi tháng 7/2014, cho phép Nhật Bản thực thi quyền phòng vệ tập thể hoặc hỗ trợ đồng minh bị tấn công. Liên minh cầm quyền Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng Komeito dự kiến bắt đầu thảo luận về nội dung của dự luật an ninh trong tháng này.
Khi được hỏi liệu hành động theo quyền phòng vệ tập thể có khiến Nhật Bản trở thành một mục tiêu của chủ nghĩa khủng bố không, ông Abe cho biết yếu tố quan trọng nhất là trách nhiệm của Tokyo với tư cách là một thành viên trong cộng đồng quốc tế tham gia các nỗ lực loại bỏ chủ nghĩa khủng bố.
“Về cơ bản, chúng tôi sẽ đẩy mạnh “hòa bình chủ động” để hiện thực hóa một thế giới không có chủ nghĩa khủng bố”, ông Abe nói. “Điều quan trọng nhất là đảm bảo hòa bình và ổn định ở Trung Đông chứ không phải lo lắng xem bọn khủng bố sẽ nghĩ gì”.
Tuy nhiên, ông Abe tuyên bố Nhật Bản sẽ không gia nhập liên minh quốc tế đang thực hiện chiến dịch không kích vào các mục tiêu của IS cũng như hỗ trợ cho nỗ lực này. “Không có quốc gia nào có thể thoát khỏi nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố”, ông Abe nói. “Đó là lý do tại sao cộng đồng quốc tế cần hợp tác và chia sẻ thông tin để cùng đối phó”.
Như Tâm
Theo VNE
Bài học Philippines: Mất bãi cạn vì tin Trung Quốc
Thời tiết khắc nghiệt là lý do phù hợp để các căng thẳng trên biển hạ nhiệt. Nhưng Trung Quốc từng lợi dụng thời tiết để qua mặt Philippines và chiếm bãi cạn Scarborough.
Bài học Philippines: Mất bãi cạn vì tin Trung Quốc
Trong giai đoạn nửa đầu năm 2012, Philippines và Trung Quốc đụng độ căng thẳng tại bãi cạn Scarborough. Khi đó, Philippines kiểm soát bãi cạn này. Vào giữa tháng 6/2012, bão Gutchol tiến về Philippines khiến biển động dữ dội. ngày 16/6/2012, Bộ Ngoại giao Philippines đăng thông báo của Ngoại trưởng Albert del Rosario: "Tổng thống Aquino ra lệnh cho đội tàu của hai đơn vị (Lực lượng tuần duyên Philippines và Cục Tài nguyên thủy sản) trở về cảng do điều kiện thời tiết xấu. Chính phủ sẽ đánh giá lại tình hình sau khi thời tiết tốt hơn".
Trước tuyên bố của Manila, đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines nhanh chóng ra tuyên bố hoan nghênh: "Chúng tôi nghe tin Philippines triệu hồi các tàu chính phủ. Chúng tôi hy vọng hành động đó sẽ xoa dịu căng thẳng". Tuy nhiên, Trung Quốc chưa từng đưa ra tuyên bố công khai về việc rút tàu như Philippines.
Thông tin nhiễu loạn
Theo trang Rappler, Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định cả hai nước nhất trí rút tàu. "Chúng tôi đã tiến hành nhiều cuộc tham vấn với phía Trung Quốc và chúng tôi cùng đi đến kết luận rằng cả hai bên sẽ rút tàu khỏi khu vực đầm phá (ở trung tâm bãi cạn)", Raul Hernandez, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Philippines, phát biểu vào ngày 18/6/2012. Ngày 18/6, Chính phủ Trung Quốc thông báo họ cử một tàu đến giúp các ngư dân rời khu vực bãi cạn do tình hình thời tiết xấu. Tuy nhiên, trong khi tàu rời Scarborough, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chất vấn tuyên bố của Philippines. "Chúng tôi tự hỏi cái mà Philippines gọi là sự đồng thuận với Trung Quốc về việc rút tàu xuất phát từ đâu. Trung Quốc hy vọng phía Philippines kiềm chế ngôn từ và hành vi", Hồng Lỗi, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói ngày 18/6/2012. Ông khẳng định Trung Quốc không có kế hoạch rút tàu tương tự như Philippines. "Phía Trung Quốc tiếp tục duy trì sự kiểm soát và cảnh giác tại vùng biển xung quanh bãi Hoàng Nham (tên mà Trung Quốc gọi bãi cạn tranh chấp)", ông Hồng tuyên bố. Theo tờ Sun Star, ông Hồng nhấn mạnh hoạt động duy nhất của phía Trung Quốc là cử tàu Nanhaijiu-115 đến bãi cạn để tiếp tế và hỗ trợ ngư dân cùng tàu cá của họ đánh bắt trong điều kiện biển động dữ dội.
Các bản tin khác nhau về việc Trung Quốc rút tàu khỏi Scarborough.
Động thái bất ngờ của Trung Quốc
Theo Inquirer, Bộ Ngoại giao Philippines ngày 26/6/2012 dẫn lời Bộ trưởng Del Rosario rằng: "Chúng tôi đã nhận tin rằng tất cả tàu cá Trung Quốc đều rời khỏi bãi cạn". Tuy nhiên, một ngày sau, Phó đô đốc Alexander Pama dùng những ảnh từ máy bay trinh sát để nói tàu Trung Quốc vẫn hiện diện tại đây. Theo ông Pama, tàu cá và tàu chính phủ Trung Quốc dường như đã rời khỏi đây nhưng sau đó chúng quay lại. Trên thực tế, ít nhất 6 tàu Trung Quốc (gồm 3 tàu hải giám và 3 tàu ngư chính) vẫn hoạt động ở bãi cạn Scarborough đến ngày 20/6/2012, dù Philippines đã rút các tàu của họ về cảng.
Ngày 26/6/2012, ít nhất 28 tàu Trung Quốc các loại hiện diện xung quanh đầm phá của bãi Scarborough, trái ngược với những bản tin trước đó rằng Bắc Kinh đã rút toàn bộ tàu. Sau khi các tàu Philippines về cảng, Trung Quốc xây dựng một rào chắn tại lối vào nhỏ hẹp của bãi cạn. Các tàu chấp pháp của Trung Quốc canh gác để ngăn tàu Philippines quay lại. Sau đó, Philippines mất quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough cùng các tài nguyên xung quanh.
Đội tàu Trung Quốc liên tục hiện diện tại khu vực từ thời điểm ấy. Tháng 1/2013, Chính phủ Philippines quyết định khởi kiện tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ra Tòa án trọng tài quốc tế về Luật biển, với lý do họ "đã sử dụng mọi biện pháp ngoại giao với Trung Quốc nhưng bất thành".
Theo Xahoi
Xem Pháp diễu binh hoành tráng qua đại lộ Champs Elysee Hôm qua, ngày 14/7, Pháp tổ chức một lễ kỉ niệm 100 năm chiến tranh thế giới thứ nhất và 225 năm ngày Quốc khánh tại thủ đô Paris với dàn vũ khí hoành tráng của quân đội. Còn gọi là Bastille Day, ngày kỉ niệm 100 năm Thế chiến thứ nhất có sự tham dự của Tổng thống Pháp Francois Hollande, Tổng...