Nhật kiện Trung Quốc về đảo Senkaku sẽ có 6 lợi ích, Mỹ sẽ giúp toàn diện
Nhật khởi kiện TQ sẽ được Mỹ giúp đỡ toàn diện, TQ bị lên án và cô lập, có lợi cho tăng cường hợp tác với Đông Nam Á, nâng cao hình tượng của Nhật Bản.
Máy bay chiến đấu F-15 của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản
Tờ “Sankei Shimbun” Nhật Bản ngày 14 tháng 6 cho rằng, trong nhiều ngày qua, Trung Quốc mở hết đợt “tấn công” này đến đợt “tấn công” khác đối với đảo Senkaku.
Ngoài việc việc hàng tuần thường lệ xâm phạm một lần lãnh hải Nhật Bản, gần đây, Trung Quốc còn cho máy bay chiến đấu tiếp cận, áp sát một cách bất thường, gây sức ép trên không đối với Nhật Bản.
Theo bài báo, trong tình hình này, nha nghiên cưu cao cấp Larry Niksch thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) Washington công khai đưa ra kiến nghị cho rằng, do hiện nay Nhật Bản ngày càng ở vào “thế yếu”, chính phủ Nhật Bản cần đưa vấn đề đảo Senkaku kiện lên tòa án quốc tế.
Larry Niksch cho rằng, các hành động của Trung Quốc trong vấn đề đảo Senkaku làm cho rủi ro xung đột quân sự ngày càng tăng lên, nhưng nếu Nhật Bản có thể kiện việc này lên tòa án quốc tế, tình hình không chừng có thể đảo ngược. Đối với Nhật Bản, kiện có 6 lợi ích lớn:
Thứ nhất, đưa đơn kiện sẽ làm cho Mỹ, đặc biệt là chính quyền Obama tăng cường trợ giúp toàn diện Nhật Bản trong vân đê đảo Senkaku. Do vấn đề lịch sử, thái độ của Mỹ với Nhật Bản đã “bảo lưu”, kiện thì có thể giảm nhẹ gánh nặng tâm lý cho Mỹ.
Video đang HOT
Máy bay chiến đấu F-15J Nhật Bản
Thứ hai, nếu Nhật Bản khởi kiện, Trung Quốc khẳng định sẽ từ chối quyết định của tòa án quốc tế, nhưng cộng đồng quốc tế sẽ tăng cường lên án đối với Trung Quốc.
Thứ ba, khởi kiện có thể ngăn chặn Trung Quốc sử dụng vũ lực đối với Nhật Bản. Bởi vì, từ chối phán quyết sẽ làm cho Trung Quốc bị cô lập về ngoại giao. Trung Quốc sẽ dự đoán được, một khi đến mức sử dụng vũ lực, Mỹ, châu Âu và Đông Nam Á sẽ tiến hành phản công mạnh mẽ và quy mô lớn, vì vậy sẽ kiềm chế đối với hành động quân sự.
Thứ tư, khởi kiện có lợi cho Nhật Bản tăng cường phòng vệ đối với đảo Senkaku. Bởi vì, một khi Trung Quốc từ chối hòa giải, chuyển sang tiến công quân sự, thì sự ủng hộ của nội bộ Nhật Bản và Mỹ đối với việc Nhật Bản tăng cường khả năng phòng vệ đều sẽ tăng lên bất ngờ.
Thứ năm, thúc đẩy hợp tác giữa Nhật Bản với các nước Đông Nam Á, nhất là với Philippines trong vấn đề Trung Quốc. Philippines đã khởi kiện lên tòa án trọng tài quốc tế. Tòa án cần có ý kiến của nước thứ ba, Nhật Bản có thể đóng vai trò này. Như vậy, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á khác tiếp tục tiến hành hợp tác biển và hợp tác chiến lược sẽ rất dễ dàng.
Máy bay chiến đấu F-15J Nhật Bản trang bị tên lửa AAM-5
Thứ sáu, khởi kiện có thể làm cho hình tượng đối ngoại của Nhật Bản ở cấp độ pháp lý sẽ đầy đủ hơn.
Larry Niksch cho rằng, nếu Nhật Bản không tiếp tục chú trọng tuyên truyền dư luận quốc tế, không sử dụng ngoại giao khôn ngoan ở mức độ nhất định, thì trước sự tấn công dữ dội của Trung Quốc, e rằng chỉ có rút lui.
Theo Giáo Dục
Báo Trung Quốc cáo buộc Nhật kích động chiến tranh để kiếm lợi
Nhật Bản đã để lộ tham vọng trở thành một nhà xuất khẩu vũ khí mới ở châu Á thông qua việc xúc tiến thương vụ bán 12 tàu ngầm lớp Soryu cho Hải quân hoàng gia Australia.
Tàu ngầm Nhật Bản
Đó là nhận định của Nhật báo Quảng Châu (Trung Quốc) trong một bài viết đăng ngày 16/6.
Theo bài báo, sau khi chính quyền Tokyo thông qua ba nguyên tắc chuyển giao trang thiết bị quốc phòng vào tháng tư vừa qua, 14 công ty quốc phòng lớn của Nhật Bản, trong đó có cả Mitsubishi Heavy Industries, đã tham dự triển lãm quốc phòng Eurosatory (tổ chức hai năm một lần) từ ngày 16-20/6 tại Paris. Tại đây, Nhật Bản đã trưng bày hàng loạt các thiết bị quân sự do nước này sản xuất (bao gồm xe bọc thép và các loại tàu quét mìn) với hi vọng thu hút các khách hàng tiềm năng đến từ châu Âu.
Nhật báo Quảng Châu cho biết, theo điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản, nước này bị cấm bán bất kỳ hệ thống vũ khí nào từ sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc. Tuy nhiên, để thúc đẩy chính sách "xoay trục châu Á", chính quyền Obama đã cho phép Nhật Bản xem xét lại điều khoản này thông qua việc ban hành Chiến lược an ninh quốc gia và bản Hướng dẫn chương trình quốc phòng vào tháng 12 năm ngoái. Dựa trên hai văn bản này, Nhật Bản đã có cơ sở pháp lý để ban hành 3 nguyên tắc về chuyển giao thiết bị quốc phòng và nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí.
Văn bản pháp lý được thông qua tháng 4 vừa qua cho phép Nhật Bản theo dõi và điều chỉnh việc xuất khẩu thiết bị quân sự ra nước ngoài, trong đó có việc đàm phán bán 12 chiếc tàu ngầm với Australia. Nhật báo Quảng Châu cho rằng văn bản này là một mối đe dọa đáng kể bởi nó tạo cơ hội cho ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản thu lợi nhuận thông qua việc kích động chiến tranh và xung đột toàn cầu.
Nhật báo Quảng Châu nhận định 3 nguyên tắc mới được ban hành của Nhật đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia của Trung Quốc và các quốc gia láng giềng đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc sẽ tìm kiếm cơ hội để kiềm chế nước này thông qua việc mua tàu tuần tra của Nhật Bản.
Những nhận định trên của báo chí Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản và Trung Quốc có nhiều cáo buộc lẫn nhau xung quanh vấn đề quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Ngày 11/6, Nhật Bản cáo buộc các máy bay chiến đấu Trung Quốc bay "gần một cách bất thường" các máy bay quân sự Nhật Bản trên Biển Hoa Đông. Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã bác bỏ thông tin này và tố ngược lại rằng máy bay chiến đấu của Nhật đã "bay gần bất thường" một máy bay trính sát Trung Quốc. Trước đó, hôm 25/5, Nhật cũng cáo buộc các chiến đấu cơ Su-27 Trung Quốc mang tên lửa bay cách máy bay quân sự Nhật Bản chỉ vài chục mét.
Tiếp đó, ngày 14/6, một nguồn tin chính phủ Nhật Bản nói với tờ Asahi Shimbum rằng tàu chiến Trung Quốc trên biển Hoa Đông đã kích hoạt hệ thống radar kiểm soát hỏa lực nhằm vào một tàu của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (MSDF) và một máy bay tuần tra hôm 29/5.
Mới đây nhất, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (ICG) cho biết sáng 20/6, hai tàu hải cảnh Trung Quốc đã đã tiến vào vùng lãnh hải của nước này gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông. Vụ việc tương tự diễn ra gần đây nhất là vào hôm 6/6 vừa qua.
Theo Trí Thức Trẻ
JCG: Tàu hải cảnh Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản Theo Kyodo, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (ICG) cho biết sáng 20/6, hai tàu hải cảnh Trung Quốc đã đã tiến vào vùng lãnh hải của nước này gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông. Tàu Trung Quốc gần quần đảo tranh chấp Senkaku hồi tháng 10/2012. (Nguồn: AFP/TTXVN) Sở chỉ huy lực lượng tuần duyên...