Nhật Bản: Già hóa dân số làm tăng chi phí chăm sóc điều dưỡng
Theo dữ liệu của Chính phủ Nhật Bản, với xu hướng già hóa dân số tại nước này tiếp tục diễn ra, chi phí chăm sóc điều dưỡng bình quân đầu người hàng năm ước tính sẽ lên tới 235.000 yen (1.557 USD) vào năm 2050, tăng 75% so với mức của năm 2019.
Người cao tuổi tập thể dục tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ước tính này được Văn phòng Nội các Nhật Bản đưa ra hôm 6/11 trong cuộc họp của một ủy ban kinh tế, để thảo luận về một số vấn đề quan trọng trong trung và dài hạn mà đất nước sẽ phải đối mặt. Các dữ liệu khác cho thấy gánh nặng tài chính để duy trì một xã hội già hóa dự kiến sẽ tăng lên, vì chi phí chăm sóc sức khỏe bình quân đầu người có thể tăng 22% lên 401.000 yen vào năm 2050 từ mức 328.000 yen năm 2019.
Chi phí chăm sóc điều dưỡng bình quân đầu người cũng được dự đoán tăng lên với mức trung bình dự kiến là 180.000 yen vào năm 2030 và 219.000 yen vào năm 2040, cao hơn hẳn so với mức 134.000 yen của năm 2019. Chi phí chăm sóc điều dưỡng cao hơn chi phí chăm sóc sức khỏe vì số người già từ 80 tuổi trở lên cần các dịch vụ chăm sóc điều dưỡng sẽ tăng trong thời gian tới.
Video đang HOT
Một số thành viên ủy ban cho biết Chính phủ Nhật Bản cần soạn thảo các chính sách với tầm nhìn cho 10-20 năm tới để chuẩn bị cho tình huống này. Thủ tướng Fumio Kishida đã chỉ đạo các thành viên ủy ban tiếp tục thảo luận, nghiên cứu để đưa ra các chính sách cần thiết. Theo số liệu của chính phủ, năm 2022, tổng chi phí chăm sóc điều dưỡng bao gồm cả chi trả từ bảo hiểm và chi phí cá nhân ở mức 13.300 tỷ yen, tăng gấp 4 lần so với mức 3.600 tỷ yen của năm 2000. Trước tình hình này, một thành viên trong ủy ban đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc thực hiện cải cách tài chính để giảm chi tiêu và giữ cho hệ thống an sinh xã hội ổn định. Một số thành viên khác cho rằng Nhật Bản cần thúc đẩy số hóa các lĩnh vực chăm sóc điều dưỡng và y tế cũng như đẩy nhanh tốc độ tái cơ cấu hệ thống y tế để tăng cường hiệu quả, đồng thời xúc tiến việc đưa ra các liệu pháp y tế phòng ngừa.
Trong khi đó, ngày 6/11, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã trình một đề nghị tăng mức phí bảo hiểm chăm sóc sức khỏe dài hạn với người từ 65 tuổi trở lên có thu nhập cao. Khoảng 1,4 triệu người có thu nhập hàng năm từ 4,1 triệu yen trở lên có thể phải trả nhiều tiền hơn cho bảo hiểm. Với việc tăng phí bảo hiểm đối với nhóm thu nhập cao, chính phủ đặt mục tiêu giảm phí bảo hiểm cho 13 triệu người thu nhập thấp.
Nhiều thành viên trong ủy ban tỏ ra thận trọng với việc điều chỉnh mức thu nhập phải thanh toán 20% chi phí chăm sóc điều dưỡng.
Hiện tại, những người neo đơn có thu nhập dưới 2,8 triệu yen/năm bao gồm cả lương hưu, phải thanh toán 10% chi phí chăm sóc điều dưỡng.
Nhật Bản: Thủ tướng Kishida cảnh báo về 'ngưỡng cửa tồn vong' khi dân số liên tục giảm
Tokyo đã đánh hồi chuông cảnh tỉnh cảnh báo mức sinh chỉ bằng một nửa số người tử vong trong năm qua.
Năm 2022 chứng kiến lần đầu tiên tỷ lệ sinh xuống dưới mức 800.000 tại Nhật Bản. Ảnh: Reuters
Theo bà Masako Mori - một cố vấn cho Thủ tướng Fumio Kishida, Nhật Bản sẽ tiêu tan nếu như tình trạng tỷ lệ sinh thấp không được chú trọng giải quyết. Với vai trò một nhà lập pháp của Thượng viện kiêm cựu Bộ trưởng Tư Pháp Nhật Bản, bà Mori cũng từng đưa ra lời khuyên cho Thủ tướng Kishida về vấn đề tỷ lệ sinh và cộng đồng LGBTQ.
Đề cập đến số liệu hàng năm của Bộ Y tế Nhật Bản về tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử vong ở quốc gia này, nữ quan chức cho rằng đây là một viễn cảnh ảm đạm. Cụ thể, trong năm 2022 đã có 1,58 triệu người tử vong, gấp đôi so với 799.728 ca sinh tại Nhật Bản.
"Đất nước sẽ tiêu vong nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài. Chính những người trải qua thời kỳ suy vong sẽ phải đối mặt với tổn thất to lớn. Điều đó sẽ để lại di chứng nặng nề cho thế hệ sau", bà Mori nhận định.
Mặc dù năm 2022 chứng kiến lần đầu tiên tỷ lệ sinh xuống dưới mức 800.000 song xu hướng dân số giảm đã tồn tại suốt cả một thập kỷ tại Nhật Bản. Độ tuổi trung bình là 49 cho thấy xu hướng già hóa dân số vẫn đang tiếp diễn tại quốc gia Đông Á này. Điều này khiến Nhật Bản trở thành nước với dân số già thứ hai thế giới, với số dân trên 65 tuổi chiếm hơn 29% tổng dân số toàn quốc, chỉ xếp sau tiểu quốc Monaco ở châu Âu.
Bà Mori cho rằng với tình hình tỷ lệ sinh ngày càng đáng lo ngại, Nhật Bản sẽ phải đối mặt với xã hội suy sụp hoàn toàn. "Đây không phải sự suy giảm từ từ mà con số này đang lao dốc. Nếu như tình hình không cải thiện, hệ thống an sinh xã hội sẽ sụp đổ, sự phát triển kinh tế - công nghiệp sẽ trì trệ và sẽ không có đủ nhân lực tham gia Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bảo vệ tổ quốc", nữ chức trách nhấn mạnh.
Cuối tháng 2, Thủ tướng Kishida cảnh báo những tác hại của sự suy giảm tỷ lệ sinh đối với xã hội Nhật Bản, đồng thời cam kết tăng chi tiêu nhằm khuyến khích sinh con, bao gồm việc tăng trợ cấp trẻ em.
Thủ tướng Kishida cho biết Nhật Bản đang đứng trước ngưỡng cửa tồn vong của xã hội. "Chúng ta không thể đợi chờ và trì hoãn việc xây dựng các chính sách về trẻ em và việc sinh con."
Nhật Bản sẽ 'biến mất' nếu không có hành động khuyến khích sinh con Nhật Bản sẽ không còn tồn tại nếu bất lực trong việc trì hoãn đà giảm trong sinh suất, vốn đe dọa phá hủy mạng lưới an sinh xã hội và nền kinh tế, theo cố vấn của Thủ tướng Fumio Kishida. Số phụ nữ ở độ tuổi sinh sản và số ca sinh đang giảm ở Nhật Bản. Ảnh AFP "Nếu chúng...