Thủ tướng Nhật Bản đặt nhiều hi vọng vào nội các mới
Với gần 2/3 nội các là những gương mặt mới, trong đó có 5 bộ trưởng là nữ, cuộc cải tổ nội các ngày 13/9 của Nhật Bản cho thấy quyết tâm của Thủ tướng Fumio Kishida trong việc làm mới hình ảnh về một chính phủ cân bằng, gần gũi và hướng đến nhân dân nhiều hơn.
Japan Times đưa tin, nội các mới của Nhật Bản sẽ thay thế 13 trong số 19 bộ trưởng với sự tham gia của 11 gương mặt mới, trong đó nổi bật là việc nữ cựu Bộ trưởng Tư pháp Yoko Kamikawa được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng và ông Minoru Kihara, người từng giữ chức cố vấn đặc biệt cho cựu Thủ tướng Yoshihide Suga, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Ảnh: Reuters
Đáng chú ý, đây cũng là lần đầu tiên nội các Nhật Bản có tới 5 bộ trưởng là nữ. Bên cạnh tân Ngoại trưởng, 4 gương mặt nữ giới còn lại trong nội các lần này gồm Bộ trưởng An ninh kinh tế Sanae Takaichi, Bộ trưởng Phụ trách các chính sách liên quan đến trẻ em Ayuko Kato; Bộ trưởng Phụ trách phục hồi khu vực Hanako Zimi, và Bộ trưởng Tái thiết sau thảm họa Shinako Tsuchiya.
Các vị trí gồm Chánh Văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno, Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki, Bộ trưởng Kỹ thuật số Taro Kono và Bộ trưởng Công nghiệp Yasutoshi Nishimura tiếp tục giữ nguyên chức vụ trong lần cải tổ nội các này. Theo Giáo sư Shinichi Nishikawa thuộc Đại học Meiji, việc giữ lại những gương mặt cũ trong nội các là nhằm duy trì tính ổn định và sự an toàn cho các chính sách mà ông Kishida đang triển khai, ngăn chặn các rủi ro trong tương lai.
Trước đó, vào sáng cùng ngày, trong phiên họp đại hội bất thường, Thủ tướng Nhật Bản, Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền Fumio Kishida đã quyết định thay đổi một số vị trí quan trọng trong đảng. Theo đó, ông Moriyama, người đang giữ chức Chủ tịch ủy ban chiến lược bầu cử LDP, được bổ nhiệm làm chủ tịch tổng vụ LDP.
Video đang HOT
Nữ nghị sĩ Yuko Obuchi, con gái 49 tuổi của cố Thủ tướng Keizo Obuchi, được bổ nhiệm làm Trưởng ban chiến dịch bầu cử. Việc lựa chọn nữ nghị sĩ Obuchi được cho là rõ ràng nhằm trẻ hóa hình ảnh của đội ngũ điều hành vốn do các chính trị gia nam chiếm ưu thế. Các vị trí Phó chủ tịch đảng Aso Taro, Tổng thư ký Toshimitsu Motegi và Trưởng Ban chính sách Koichi Hagiuda tiếp tục tại vị, trong một động thái được cho là nhằm ưu tiên ổn định nền tảng quyền lực nội bộ đảng.
Theo giới quan sát, Chánh Văn phòng nội các Matsuno, Bộ trưởng Công nghiệp Nishimura và Trưởng ban chính sách LDP Hagiuda là những thành viên chủ chốt của phái lớn nhất trong đảng, từng được lãnh đạo bởi cố Thủ tướng Shinzo Abe, thủ tướng tại vị lâu nhất của Nhật Bản. Vì thế, việc ông Kishida giữ nguyên chức vụ cho hầu hết nhân vật chủ chốt trong nội các và ban lãnh đạo đảng là để đảm bảo sự phân bổ quyền lực cân bằng.
Trên thực tế, cuộc cải tổ nội các lần này được cho là nhằm thúc đẩy sự năng động trong chính phủ trong việc thực hiện các chính sách phát triển Nhật Bản tại thời kỳ có nhiều biến động hiện nay. Cuộc cải tổ diễn ra trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ nội các của ông Kishida tiếp tục giảm, một phần do những trục trặc của hệ thống định danh “My Number” và sự thất vọng của người dân về tình trạng giá cả tăng nhưng lương không tăng.
Theo cuộc thăm dò mới nhất do đài truyền hình quốc gia NHK công bố hôm 11/9, sự ủng hộ của công chúng dành cho chính phủ của ông Kishida ở mức 36%. Cuộc thăm dò của báo Yomiuri tháng trước cũng cho thấy đa số cử tri không hài lòng với chính sách của chính phủ về giải quyết lạm phát.
Trước đó, ngày 18/8, chính phủ Nhật Bản công bố số liệu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) – thước đo lạm phát chính của nền kinh tế – đã tăng 3,1% trong tháng 7 so với năm trước. Nguyên nhân phần lớn do giá hàng hóa và dịch vụ trong nước tăng mạnh. Đồng yen yếu hơn cũng đã đẩy chi phí nhập khẩu tăng cao, làm tăng giá cả tiêu dùng. Chuyên gia Daisuke Iijima từ Teikoku Databank dự báo giá thực phẩm sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới, dễ dẫn tới những căng thẳng và áp lực trong đời sống người dân.
Vì thế, sau cuộc cải tổ, Thủ tướng Kishida dự kiến sẽ công bố các biện pháp kinh tế đặc biệt để đối phó với tình trạng giá cả tăng vọt cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến việc xả nước thải đã qua xử lý phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển.
Quan trọng hơn, theo Reuters, ông Kishida hy vọng việc cải tổ nội các sẽ tạo động lực cho chính quyền của ông, mở đường cho LDP giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Hạ viện tiếp theo và củng cố nền tảng chính trị của ông trước thềm cuộc đua Chủ tịch LDP vào năm 2024. Nhà bình luận chính trị cấp cao của NHK World Masuda Tsuyoshi cho rằng, xã hội Nhật Bản càng phát triển thì cử tri ngày càng mong đợi được thấy nhiều nữ chính trị gia nắm giữ các vị trí lãnh đạo hơn.
Việc bổ nhiệm các lãnh đạo nữ vào thời điểm hiện nay cho thấy sự lắng nghe người dân từ chính phủ Nhật Bản, trong bối cảnh việc tăng tỉ lệ ủng hộ cũng là điều cần thiết nếu Thủ tướng Kishida quyết định giải tán Hạ viện để chuẩn bị cho một cuộc bầu cử sớm.
Nội các mới của Nhật Bản có số lượng nữ bộ trưởng cao kỷ lục
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 13/9 chính thức công bố danh sách nội các mới của nước này, với số lượng nữ bộ trưởng cao kỷ lục.
Theo Kyodo News, trong tổng số 19 bộ trưởng, Thủ tướng Kishida đã bổ nhiệm 11 gương mặt mới trong một nỗ lực làm mới nội các của mình, song vẫn giữ lại một số nhân vật chủ chốt.
Đáng chú ý, cựu Bộ trưởng Tư pháp Yoko Kamikawa, một nữ nghị sĩ kỳ cựu, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản. Ông Minoru Kihara, người từng giữ chức cố vấn đặc biệt cho cựu Thủ tướng Yoshihide Suga, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki, Chánh văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno, Bộ trưởng An ninh kinh tế Sanae Takaichi và Bộ trưởng Công nghiệp Yasutoshi Nishimura vẫn giữ nguyên chức vụ.
Các thành viên nội các mới khác bao gồm Bộ trưởng Y tế Keizo Takemi, Bộ trưởng Tái thiết Shinako Tsuchiya và Bộ trưởng Nông nghiệp Ichiro Miyashita.
Theo Kyodo News, cuộc cải tổ nội các Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh tỉ lệ ủng hộ dành cho chính quyền của Thủ tướng Kishida tiếp tục sụt giảm, một phần do các vấn đề với hệ thống thẻ căn cước quốc gia "My Number", cũng như sự thất vọng của công chúng về tình trạng giá cả tăng cao trong khi lương không tăng.
Lần cải tổ nội các này cũng ghi nhận con số nữ bộ trưởng cao kỷ lục. Ngoài 2 vị trí Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng An ninh kinh tế, 3 gương mặt nữ giới còn lại trong nội các lần này gồm Bộ trưởng Phụ trách các chính sách liên quan đến trẻ em Ayuko Kato; Bộ trưởng Phụ trách phục hồi khu vực Hanako Zimi, và Bộ trưởng Tái thiết sau thảm họa Shinako Tsuchiya.
Đây được cho là một phần của nỗ lực tăng cường sự ủng hộ trong công chúng đối với chính phủ Nhật Bản, với việc nhấn mạnh hơn sự bình đẳng trên chính trường và trao quyền cho phụ nữ.
Sau cuộc cải tổ nội các, Thủ tướng Kishida sẽ thực hiện các giải pháp kinh tế để đối phó với tình trạng giá cả tăng vọt, cũng như chính sách nuôi dạy trẻ em, và giải quyết các vấn đề liên quan đến việc xả nước thải phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Theo Reuters, Thủ tướng Nhật Bản hy vọng việc cải tổ nội các sẽ tạo động lực cho chính quyền của ông, mở đường cho Đảng LDP giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Hạ viện tiếp theo và củng cố nền tảng chính trị của ông trước thềm cuộc đua Chủ tịch LDP vào năm 2024.
Nhật Bản thay Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng Theo kế hoạch, hôm nay (13/9) Thủ tướng Nhật Bản Kishida tiến hành cải tổ nội các, thay thế Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng và bổ nhiệm 5 phụ nữ làm Bộ trưởng. Ảnh: Reuters Tờ Mainichi và hãng NHK đưa tin, cựu Bộ trưởng Tư pháp Yoko Kamikawa, người giám sát vụ hành quyết thủ lĩnh giáo phái Aum Shinrikyo, sẽ...