Nhật Bản bắn 21 loạt đại bác chào mừng Chủ tịch Nước Trần Đại Quang
Trưa 29.5, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân đã tới thủ đô Tokyo, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản từ ngày 29.5-2.6.
Lễ đón Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và Phu nhân tại sân bay Quốc tế Haneda, thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: TTXVN
Nhà nước Nhật Bản đã dành nghi thức cấp cao nhất chào đón Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và Phu nhân đến thủ đô Tokyo. Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và Phu nhân bước ra cửa chuyên cơ trong tiếng âm vang của 21 loạt đại bác chào mừng.
Ra đón Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và Phu nhân tại sân bay quốc tế Haneda về phía Nhật Bản có Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Nhật Bản Kazuyuki Nakane; Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Kunio Umeda và Phu nhân; cùng các quan chức Cục Lễ tân Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Lễ tân Hoàng cung, cán bộ Bộ Ngoại giao và Hoàng cung Nhật Bản – theo TTXVN.
Video đang HOT
Về phía Việt Nam có Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường và Phu nhân; Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Osaka Vũ Tuấn Hải; Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka Nguyễn Phương Hồng; cùng đông đảo nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và đại diện sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản.
Ngay sau khi tới Nhật Bản, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đi thăm tỉnh Gunma, địa phương hiện có khoảng 3.000 người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc.
Theo chương trình, sáng 30.5, lễ đón chính thức Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và Phu nhân sang thăm Nhật Bản cấp Nhà nước sẽ được tổ chức trọng thể tại Hoàng cung ở thủ đô Tokyo. Nhà vua Nhật Bản Akihito chủ trì lễ đón.
Theo Laodong
Đài Loan tuyên bố 'không chịu đựng Trung Quốc nữa'
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn thể hiện sự tức giận với Trung Quốc sau khi bị quốc gia Tây Phi thứ 5 cắt đứt quan hệ ngoại giao.
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn phát biểu trước truyền thông tại Đài Bắc hôm 24.5 sau khi Burkina Faso cắt đứt quan hệ ngoại giao. Ảnh: Reuters.
"Trung Quốc đã chạm đến giới hạn chịu đựng của xã hội Đài Loan. Chúng tôi sẽ không chịu đựng thêm nữa và sẽ càng quyết tâm vươn ra thế giới", bà Thái Anh Văn nói hôm 24.5, vài giờ sau khi Burkina Faso tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao, theo Reuters. Đài Bắc cho rằng chính Bắc Kinh đứng sau việc này.
Bà Thái khẳng định động thái của Bắc Kinh diễn ra sau "những tiến bộ gần đây về quan hệ kinh tế và an ninh của Đài Loan với Mỹ và các nước cùng chí hướng khác". Bà cũng khẳng định Đài Loan sẽ không sử dụng phương thức "ngoại giao đôla" để cạnh tranh với Trung Quốc đại lục.
Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Joseph Wu cũng bị đề nghị từ chức và phải chịu trách nhiệm về việc để mất đồng minh Tây Phi này. Hiện chưa rõ Burkima Faso và Bắc Kinh có thiết lập quan hệ ngoại giao hay không nhưng Wu khẳng định đó chỉ là điều "sớm hay muộn" và "mọi người đều biết Trung Quốc" đứng sau sự việc này.
Burkina Faso là quốc gia thứ hai trong những tuần gần đây và là quốc gia thứ 5 cắt đứt quan hệ với Đài Loan kể từ khi bà Thái Anh Văn đắc cử, trước đó là Cộng hòa Dominica, Gambia, Sao Tome và Principe và Panama. Hiện Đài Loan chỉ còn 18 đồng minh ngoại giao trên thế giới, trong đó có một đồng minh duy nhất ở châu Phi là tiểu vương quốc Swaziland.
"Chính phủ Burkina Faso hôm nay quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Từ năm 1994, Burkina Faso đã có quan hệ hợp tác với Đài Loan. Tuy nhiên hiện nay, trước những thay đổi trên thế giới, những thách thức kinh tế xã hội mà chúng ta đang phải đối mặt, chúng ta phải xem xét lại quan điểm", Ngoại trưởng Alpha Barry cho biết trong một tuyên bố ngày 24.5.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông báo tán thành quyết định của Burkina Faso. "Chúng tôi hoan nghênh Burkina Faso gia nhập hợp tác hữu nghị Trung Quốc - châu Phi sớm nhất có thể trên nền tảng nguyên tắc 'Một Trung Quốc'", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lục Khảng nói.
Trung Quốc xem Đài Loan là một phần lãnh thổ cần phải thống nhất, kể cả bằng vũ lực. Quan hệ giữ Trung Quốc Đài Loan trở nên căng thẳng hơn sau khi Thái Anh Văn nhậm chức vào tháng 5.2016. Chính quyền của bà từ chối thừa nhận Đài Loan là một phần của chính sách "Một Trung Quốc". Hai bên thường xuyên cạnh tranh ngoại giao ở các nước đang phát triển trong những năm qua.
Hỗ trợ kinh tế và viện trợ thường được Trung Quốc đại lục và Đài Loan sử dụng như một công cụ thương lượng để công nhận ngoại giao. Đầu tháng 5, Đài Bắc tố Bắc Kinh hứa hẹn cấp cho Cộng hòa Dominica một gói đầu tư, viện trợ tài chính và vay lãi suất thấp trị giá ít nhất 3,1 tỷ USD để cắt đứt quan hệ ngoại giao kéo đài 75 năm với hòn đảo.
Theo Huyền Lê (VnExpress)
Tiết lộ vụ tướng Trung Quốc làm gián điệp cho Đài Loan trong khủng hoảng tên lửa Truyền thông Đài Loan đã tiết lộ rằng một thiếu tướng Trung Quốc, người bị Bắc Kinh xử tử vào năm 1999 vì tội làm gián điệp, thực sự là một trong những gián điệp của hòn đảo này trong cuộc khủng hoảng tên lửa xuyên eo biển Đài Loan giai đoạn 1995-1996, Thời báo Hoa nam Buổi sáng đưa tin. Ông Liu...