Nhật Bản, Anh nhất trí vấn đề chủ chốt trong thỏa thuận thương mại
Anh và Nhật Bản đang nỗ lực đạt thỏa thuận thương mại có hiệu lực trước cuối năm 2020, do FTA giữa EU và Nhật Bản không còn được áp dụng đối với Anh sau khi nước này rời khối ngày 31/1/2020.
Vận chuyển hàng hóa tại cảng Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Bộ trưởng Thương mại Anh Liz Truss ngày 7/8 tuyên bố Anh và Nhật Bản đã đạt được sự đồng thuận về những vấn đề chủ chốt trong thỏa thuận thương mại song phương hậu Brexit mà hai nước hy vọng về cơ bản sẽ hoàn tất trong tháng này.
Bộ trưởng Liz Truss nêu rõ: “Các cuộc đàm phán đã diễn ra một cách tích cực và hiệu quả, chúng tôi đã đạt được sự đồng thuận về các yếu tố chủ chốt trong thỏa thuận, bao gồm những điều khoản tham vọng trong các lĩnh vực như kỹ thuật số, thông tin và các dịch vụ tài chính.”
Video đang HOT
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết “trong phần lớn các lĩnh vực, chúng tôi đã đạt được sự đồng thuận đáng kể.”
Nội dung thỏa thuận thương mại Nhật Bản-Anh phần lớn giống với thỏa thuận Nhật Bản-Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực vào tháng 2/2019.
Chính phủ Anh và Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực đạt một thỏa thuận thương mại có hiệu lực trước cuối năm 2020, do thỏa thuận thương mại tự do ( FTA) giữa EU và Nhật Bản không còn được áp dụng đối với Anh sau khi nước đã rời khỏi khối vào ngày 31/1 năm nay.
Tiến trình đàm phán thương mại song phương được khởi động từ tháng 6. Nhật Bản mong muốn gỡ bỏ các khoản thuế ôtô trong thời sớm nhất trong khi London tìm kiếm một thỏa thuận có lợi cho ngành dịch vụ tài chính và công nghiệp dệt may.
Năm 2019, thương mại 2 nước đạt 38 tỷ USD. Hiện Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 11 của Anh và Anh và thị trường lớn thứ 12 của Nhật Bản.
Chiến đấu cơ Mỹ, Nhật cùng phô diễn sức mạnh
31 máy bay quân sự Mỹ và Nhật nối đuôi nhau trong diễn tập "Voi đi bộ" tại căn cứ Misawa nhằm phô diễn khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Cuộc diễn tập được tổ chức tại căn cứ không quân Misawa, đông bắc Nhật Bản, hôm 23/6. Đây là lần đầu tiên lực lượng Mỹ và Nhật cùng tham gia một cuộc diễn tập "Voi đi bộ", vốn được tổ chức để thể hiện uy lực và khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Trong màn phô diễn sức mạnh này, không quân Mỹ triển khai 12 tiêm kích hạng nhẹ F-16CM và hai vận tải cơ MC-130J, hải quân Mỹ cử đến hai tiêm kích tác chiến điện tử EA-18G, một máy bay vận tải hạng nhẹ C-12 Huron và một máy bay tuần thám P-8A. Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản đóng góp 12 tiêm kích F-35A.
Các tiêm kích, vận tải cơ tham gia diễn tập "Voi đi bộ" tại căn cứ Misawa hôm 23/6. Ảnh: USAF.
"Mục đích là mô phỏng tình huống xuất kích chiến đấu nhanh chóng mà không được báo trước. Chúng tôi học hỏi được nhiều thứ và cải thiện nội dung huấn luyện, đồng thời phô diễn khả năng chiến đấu vốn đặc biệt quan trọng khi Covid-19 vẫn đang hoành hành", thiếu tá Brannan Studley thuộc Phi đoàn tiêm kích số 35 không quân Mỹ, cho biết.
Trong các cuộc diễn tập "Voi đi bộ" được Mỹ và đồng minh tổ chức, phi công được lệnh đưa máy bay dàn đội hình trên đường băng ở khoảng cách an toàn tối thiểu và sẵn sàng cất cánh liên tục.
"Voi đi bộ" giúp chỉ huy đánh giá khả năng triển khai lực lượng tối đa trong thời gian ngắn, mô phỏng số lần xuất kích tăng đột biến trong các chiến dịch quân sự. Ngoài tiêm kích, trực thăng và vận tải cơ cũng có thể tham gia diễn tập.
Máy bay quân sự Mỹ phô diễn uy lực ở Nhật 52 tiêm kích F-35 Mỹ phô diễn uy lực 73 Trực thăng Mỹ nối đuôi cất cánh trong diễn tập 'Voi đi bộ' 26 Dàn tiêm kích F-35B Mỹ khoe sức mạnh trong diễn tập 'Voi đi bộ'
Nhật sửa tên đảo tranh chấp với Trung Quốc Hội đồng thành phố Ishigaki thông qua nghị quyết đổi tên hành chính nhóm đảo tranh chấp với Trung Quốc trên biển Hoa Đông, khiến Bắc Kinh phản ứng. Hội đồng thành phố Ishigaki ở tỉnh Okinawa, Nhật Bản hôm qua thông qua nghị quyết thay đổi trạng thái hành chính của nhóm đảo không người trên biển Hoa Đông mà Nhật gọi...