Nhập khẩu thịt lợn đông lạnh không đơn giản, Trung Quốc đã đặt mua giá cao
Việc nhập thịt lợn không đơn giản vì dịch bệnh nên tổng đàn lợn giảm 12% toàn cầu. Trong khi đó Trung Quốc giảm hơn 50% tổng đàn và họ cũng phải đặt trước các hợp đồng 3 – 5 tháng với giá cao.
Trả lời trên Báo Điện tử Chính phủ liên quan đến tình hình cung – cầu thịt lợn , Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) Phùng Đức Tiến cho biết, việc nhập khẩu thịt lợn đông lạnh không có “quota”, Cục Thú Y (Bộ NN&PTNT) cũng hết sức tạo điều kiện để việc thông quan được thuận lợi. Tuy nhiên việc nhập thịt lợn cũng không phải đơn giản vì do dịch bệnh nên tổng đàn lợn giảm 12% toàn cầu. Trong khi đó Trung Quốc giảm hơn 50% tổng đàn và họ cũng phải đặt trước các hợp đồng 3 – 5 tháng với giá cao nên tìm được nguồn hàng phù hợp với chúng ta cũng rất khó khăn.
Tuy nhiên, với sự nhanh nhạy của doanh nghiệp cùng sự vào cuộc của các Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, chúng ta cũng đã nhập được hơn 93 nghìn tấn thịt đến thời điểm này. Về lợn sống, chúng ta cũng đã đàm phán với Thái Lan nhập được 70 nghìn con lợn.
Hiện giá thịt lợn đã hạ còn 78 nghìn đồng – 88 nghìn đồng/kg.
Để giảm giá thịt lợn đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng và cả người chăn nuôi, Thứ trưởng Tiến cho biết, trước tiên phải nói đến việc phòng chống dịch bệnh. Đến nay sau gần 1 năm dịch bùng phát, chúng ta đã cơ bản kiểm soát được dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).
Đến giờ dịch bệnh chỉ còn lại ở một số địa phương nhỏ lẻ, Bộ cũng thường xuyên có văn bản nhắc nhở các địa phương làm tốt công tác an toàn sinh học. Đến giờ có khoảng 98% số xã đã qua 21 ngày không phát sinh ổ dịch mới.
Video đang HOT
“Có thể nói đã có nhiều bước tiến trong đảm bảo dịch bệnh đến giai đoạn này. Tuy chúng ta chưa sản xuất được vaccine phòng chống DTLCP nhưng cũng đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận để khống chế dịch như việc nghiên cứu ra bộ kit phát hiện sớm bệnh, đặc điểm dịch tễ virus, tiếp tục có các tiến triển trong nghiên cứu vaccine, xử lý môi trường để cắt đứt nguồn lây; nghiên cứu các dòng lợn có sức miễn kháng…”, Thứ trưởng Tiến nói.
Thứ trưởng Tiến dẫn báo cáo từ các địa phương đến cuối tháng 6/2020 đạt 24,9 triệu con lợn, trong đó có hơn 2,8 triệu con nái … 16 doanh nghiệp lớn có tốc độc tăng đàn 66,35%, cả nước khoảng 5%. Tổng đàn như vậy bằng 85% so với cuối năm 2018.
“Tuy nhiên cũng phải nói rõ, việc tái đàn cần có thời gian. Từ tháng 5 đến tháng 9/2019 khi dịch lên cao chúng ta phải liên tục tiêu hủy lợn với số lượng rất lớn. Trong thời gian này hầu như không cơ sở, doanh nghiệp nào dám cho phối giống. Đến khoảng tháng 9-10/2019 mới bắt đầu khởi động lại việc này và đến đầu năm 2020 mới có lợn giống. Cũng phải mất 6 tháng sau khi có lợn giống thì thị trường mới có sản phẩm từ việc tăng đàn này. Chúng tôi dự kiến cuối năm nay “cung – cầu” về thịt lợn mới có thể cân bằng”, ông nói.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp để đảm bảo nguồn cung thịt lợn nói riêng và lương thực thực phẩm nói chung, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, ngành nông nghiệp vẫn đang nỗ lực sản xuất để đảm bảo các chỉ tiêu đã đề ra.
Ông dẫn chứng về sản phẩm lúa gạo, ngoài việc đảm bảo an ninh lương thực trong nước, Việt Nam nỗ lực đạt 7 triệu tấn gạo xuất khẩu.
Thị trường thịt lợn bắt đầu hạ nhiệt
Sau khi nhiều loại thịt lợn đông lạnh, thịt lợn sống nhập khẩu vào Việt Nam, nguồn cung thịt lợn đã dồi dào hơn. Giá thịt lợn đã bắt đầu hạ nhiệt, kể cả thịt lợn hơi và thịt lợn thành phẩm bán tại chợ truyền thống.
Thịt lợn là loại thực phẩm phổ biến tại Việt Nam, tác động đến 70% người tiêu dùng, đặc biệt là người nghèo, công nhân, nông dân. Do đó, những biến động của giá thịt lợn trên thị trường không chỉ ảnh hưởng đến chi tiêu của nhiều gia đình mà còn tác động đến giá cả các mặt hàng khác.
Trước tình trạng giá lợn hơi và thịt lợn trên thị trường tăng cao do nguồn cung giảm sút, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã áp dụng nhiều biện pháp như cho phép nhập khẩu thịt đông lạnh và lợn sống để kéo giá thịt lợn trong nước xuống.
Thịt lợn tươi sống giảm giá nhẹ
Từ ngày 12/6, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã cho phép nhập khẩu lợn sống để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Sau khi các doanh nghiệp đăng ký nhập khẩu gần 1 triệu con lợn sống từ Thái Lan, giá lợn hơi đã hạ nhiệt do nguồn cung thịt dồi dào hơn.
Giá lợn hơi tại miền Bắc phổ biến ở mức 88.000-92.000 đồng/kg. Tại miền Nam, thịt lợn hơi có giá từ 84.000-90.000 đồng/kg (giảm khoảng 10.000 đồng/kg so với mức giá cuối tháng 5).
Giá thịt lợn tại chợ Mai Động (Hà Nội) đang ở mức 150.000 đồng/kg
Giá thịt lợn thành phẩm tại các chợ truyền thống cũng đang có xu hướng giảm nhẹ từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng/kg. Tại chợ Mai Động, Hà Nội, giá thịt lợn đang ở mức 150.000 đồng đối với các sản phẩm thịt nạc vai, sườn non, nạc mông. Tại chợ Ngọc Hà, Hà Nội, giá thịt lợn mức 140.000 đồng - 180.000 đồng/kg, tùy theo từng loại.
"So với giá 2 tuần trước, ở mức 170.000 đồng - 190.000 đồng/kg, thịt lợn đã giảm hơn. Nhưng lượng thịt lợn tiêu thụ còn chậm, sức mua giảm nhiều"- chị Trần Thị Huyền, tiểu thương tại chợ dân sinh, phố Hoàng Hoa Thám, Hà Nội cho biết.
"Thịt lợn giá cao nên bán chậm nhưng người bán cũng không có công, không có lãi. Giá lợn nạc vai hiện là 150.000 đồng/kg, nạc mông là 140.000 đồng/kg. Giá thịt có giảm nhiều so với trước nhưng lượng bán vẫn chậm", bà Trang cho biết.
Thêm nhiều điểm bán thịt lợn đông lạnh giá bình ổn
Dù có giảm, nhưng thịt lợn tại chợ truyền thống vẫn ở mức cao. Trong khi đó, dù có hàng ngàn tấn lợn đông lạnh nhập khẩu từ Nga, Canada..., nhưng người tiêu dùng vẫn khó tiếp cận và mua được sản phẩm.
Hiện nay, tại Hà Nội, có nhiều điểm bán thịt lợn nhập khẩu được tổ chức, với mục đích giúp người tiêu dùng, đặc biệt là các hộ nghèo, khó khăn dễ dàng mua được thịt nhập khẩu với giá bán bình ổn.
Người tiêu dùng có thêm lựa chọn với các điểm bán thịt nhập khẩu giá bình ổn
Tại một điểm bán do Hội LHPN phường Mai Động phối hợp cùng công ty thực phẩm sạch Sfood tổ chức tại đường Lĩnh Nam (Hà Nội), thịt lợn nhập có nguồn gốc từ Nga, Canada, Mỹ được bán với giá từ 60.000 đồng/500g, tương đương 120.000 đồng/kg.
Chị Quỳnh Hương, người khởi xướng chương trình bán thịt nhập khẩu bình ổn cho biết, hiện nay, chương trình đã mở được hơn 10 điểm bán tại nhiều nơi ở Hà Nội, để người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn.
Tăng nguồn cung thịt lợn từ nhập khẩu Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết gần 1.500 tấn thịt lợn từ Nga đã về đến Việt Nam. Báo cáo của Cục Thú y ngày 25/3 cho biết, tập đoàn Miratorg (Nga) từ đầu tháng 2 đến nay đã làm các thủ tục xuất khẩu trên 3.465 tấn thịt lợn thông qua 15 doanh nghiệp...