“Nhận học bổng khuyến học vào năm học mới con mừng lắm!”
Nhận các suất học bổng của Quỹ Khuyến học Việt Nam, nhiều em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở Bạc Liêu rất vui mừng, đặc biệt là trong thời điểm cuộc sống gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Từ ngày 12-14/10, Hội Khuyến học tỉnh Bạc Liêu đã trao hàng trăm suất học bổng từ Quỹ Khuyến học Việt Nam, Quỹ Khuyến học Võ Văn Kiệt và một số nguồn hỗ trợ khác cho học sinh ở các huyện, thị, thành phố vào đầu năm học mới 2021-2022.
Theo Hội Khuyến học tỉnh Bạc Liêu, tổng cộng là 569 suất học bổng, trong đó có 217 em học sinh Tiểu học (mỗi suất 800.000 đồng), 204 em học sinh THCS (mỗi suất 1 triệu đồng, trong đó có 131 em mỗi suất 2 triệu đồng mua máy tính), 138 em học sinh THPT (mỗi suất 1,5 triệu đồng) và 10 em khuyết tật (mỗi suất 2 triệu đồng), với tổng số tiền hơn 700 triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Quế Phượng, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Bạc Liêu, trao học bổng đến học sinh ở TP Bạc Liêu vào ngày 12/10 (Ảnh: Huỳnh Hải).
Đa số những em học sinh nhận học bổng có hoàn cảnh rất khó khăn như cha mẹ làm thuê, bị mất việc vì dịch Covid-19. Chính vì thế, suất học bổng đối với các em rất có giá trị.
Như em Thạch Quí Tài (trường Tiểu học Trần Hưng Đạo) có cha làm thợ hồ, mẹ bán vé số, dịch Covid-19 bùng phát nên cả cha mẹ đều mất việc. Thu nhập bấp bênh, đầu năm học mới gia đình em Tài không có nhiều điều kiện để lo việc học của con cái.
Được nhà trường chọn nhận học bổng khuyến học, em Quí Tài cho biết rất vui. Ngày 12/10, Tài đã được cô giáo chở đến UBND xã Hiệp Thành (TP Bạc Liêu) để nhận học bổng. Tài nói: “Con vui lắm chú ơi, có học bổng khuyến học này con hứa sẽ học tốt”.
Em Thạch Quí Tài (học sinh Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) được cô giáo chở đến nhận học bổng khuyến học (Ảnh: Huỳnh Hải).
Video đang HOT
Nhận học bổng khuyến học, nhiều em học sinh rất vui (Ảnh: Huỳnh Hải).
Bà Nguyễn Thị Quế Phượng, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Bạc Liêu, cho biết năm nay trong điều kiện tình hình dịch Covid-19 phức tạp, Hội đã vận động nhiều nguồn học bổng, số tiền tuy không nhiều nhưng là tấm lòng, sự quan tâm của các đơn vị cùng chung tay góp sức hỗ trợ các em học sinh có điều kiện mua dụng cụ học tập, giúp các em vượt qua khó khăn.
Đặc biệt, trong dịp này, hưởng ứng Chương trình máy tính cho em do Hội Khuyến học Việt Nam phát động, Hội Khuyến học tỉnh Bạc Liêu đã trích quỹ khuyến học hỗ trợ thêm cho học sinh cấp 2 mỗi em thêm một triệu đồng để các em mua thiết bị học tập.
Từ Quỹ Khuyến học Việt Nam và một số nguồn quỹ khác, các em học sinh nhận được các suất học bổng hết sức ý nghĩa (Ảnh: Huỳnh Hải).
Em Đào Minh Thông (học sinh lớp 12) chia sẻ: “Suất học bổng là món quà rất đáng quý, chứa đựng sự quan tâm của các cô chú khuyến học. Nhờ học bổng này, chúng em có thêm chi phí để trang trải việc học, chúng em tiếp hứa sẽ nỗ lực hết mình, ra sức học tập để không phụ tấm lòng vàng của các cô, chú, anh chị đã dành cho chúng em”.
Bỏ giấy khen Học sinh tiên tiến, hội phụ huynh bồi hồi: Thời 7x, 8x phấn đấu được tiên tiến thôi cũng đủ khó, thấy hãnh diện vô cùng
Một tờ giấy khen chính thức biến mất từ năm học tới gợi lại cho phụ huynh những ký ức xưa cũ.
Từ ngày 5/9/2021, sẽ không còn học sinh tiên tiến mà thay vào đó sẽ chỉ còn học sinh xuất sắc và học sinh giỏi ở cấp THCS, THPT. Đây là nội dung Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh THCS và học sinh THPT Bộ GD&ĐT đã ban hành.
Theo đó, hiệu trưởng sẽ tặng giấy khen cuối năm học cho học sinh xuất sắc và học sinh giỏi. Nếu so với các thông tư trước đây, việc khen thưởng danh hiệu "Học sinh tiên tiến" không còn tồn tại. Bộ đã đưa ra lộ trình cụ thể, năm sau chỉ áp dụng với lớp 6 và sẽ dần dần với các khối lớp khác.
Tờ giấy khen gắn liền với bao thế hệ học trò chính thức xóa bỏ. Nhiều thế hệ phụ huynh vẫn còn bồi hồi khi nhớ lại một thời phấn đấu để được.... học sinh tiên tiến.
Tờ giấy khen này chỉ còn là kỷ niệm.
Có những tờ giấy khen hơn 30 năm vẫn còn lưu giữ
Nhiều phụ huynh nhận định, chúng ta đang sống trong thời "ra ngõ gặp... học sinh giỏi", được học sinh tiên tiến có khi trở thành... cá biệt. Cứ cuối năm học, trên khắp các mặt trận mạng xã hội, phụ huynh đua nhau khoe điểm con, và học bạ nào cũng tràn ngập 10, 9. Ngày xưa, con cái được danh hiệu học sinh giỏi là chuyện hiếm. Có khi trong một năm học, cả khối khoảng 10 lớp chỉ có 1-2 em đạt xuất sắc và số xếp loại giỏi chỉ trên dưới 10 học sinh.
Không phải thời ấy học sinh học không giỏi mà việc xếp loại, xét chọn cực kỳ gắt gao và nghiêm túc. Để đạt một danh hiệu, ngoài yếu tố học lực tốt, hạnh kiểm là rất quan trọng. Bây giờ, đạt điểm 8 mới là trường hợp thiểu số, nhiều trường trên thành phố, số học sinh tiên tiến trong một lớp có khi chỉ đếm trên đầu ngón tay.
"Mình là thế hệ đầu 8x. Cứ tự tổng kết mà được trên 6,5 là có quyền ngẩng cao đầu đợi phần thưởng. Mà phần thưởng ngày đó chỉ duy nhất 3 quyển vở kẻ ngang dày 48 trang mỏng dính. Cả khóa chỉ có 1, 2 bạn được loại giỏi. Giờ công nhận các con cuối năm bạn nào cũng có giấy khen, phần thưởng nên thấy phần thưởng như là hiển nhiên ấy, không còn quý và hãnh diện như thời bố mẹ mình".
Những giấy khen trước kia luôn là niềm tự hào của học sinh, phụ huynh. (Ảnh internet)
Có phụ huynh còn hài hước: "Giờ mà cho con xem học bạ của bố mẹ thì chúng nghĩ sao bố mẹ học kém thế, toàn 6,5 với 7. Em tổng kết 6,8 mà gần nhất lớp. Thời xưa, phải học hành cật lực lắm mới được giấy khen. Bạn nào học sinh giỏi đều đúng thực lực, rất nổi trội. Giấy khen thời ấy rất quý và đáng tự hào. Thế hệ 8x nửa đầu, nhiều người mơ được tấm giấy khen này. Con giờ, các cháu em năm nào cũng nhận giấy khen nhưng không biểu hiện sự sung sướng hãnh diện, thậm chí còn quên cả khoe bố mẹ. Người lớn phải lục tìm để cất đi cho chúng".
Nhiều phụ huynh kể, họ vẫn còn giữ giấy khen 12 năm học như 1 kỉ niệm, từ năm 1987, mặc dù giấy đã đen lại nhưng vẫn thấy rất đẹp. Bởi lúc ấy, hai chữ "tiên tiến" thật đẹp thật đáng hãnh diện. Tờ giấy khen cầm về được nâng niu, có nhà còn bọc lại treo tường, dán dưới bàn kính lưu lại như một kỷ vật.
Giảm "lạm phát" giấy khen là điều cần thiết, nhưng...
Mong muốn con cái mình học hành tốt (mà giấy khen và danh hiệu là yếu tố chứng nhận thành tích ấy) là vô cùng chính đáng của phụ huynh. Giấy khen là động lực không nhỏ về tinh thần. Các em cố gắng phấn đấu 1 năm học thì xứng đáng được nhận, còn các em chưa đạt thì lấy đó làm tấm gương để phấn đấu cho năm sau. Tuy nhiên ngày nay việc nhận giấy khen đã không còn là niềm vui lớn đối với học sinh. Giấy khen đã "bùng nổ" đến mức "lạm phát" gần như "phi mã" dẫn đến phản tác dụng và có phần máy móc.
Mong muốn con cái mình học hành tốt (mà giấy khen và danh hiệu là yếu tố chứng nhận thành tích ấy) là vô cùng chính đáng của phụ huynh. Ảnh: Gia Đoàn
Bỏ một loại giấy khen có thể giảm số lượng giấy khen, tránh tình trạng khen tràn lan như nước đây. Bởi thực tế, các trường vẫn thường chạy theo tỷ lệ giỏi, khá nên học sinh giỏi và tiên tiến rất nhiều, nhưng thực chất không như vậy. Điều đó khiến học sinh ảo tưởng, sa vào tình trạng ì, không phấn đấu.
Việc đánh giá học sinh theo 4 mức Tốt, Khá, Đạt, chưa Đạt, thay thế từ "xếp loại hạnh kiểm, học lực" bằng "đánh giá kết quả rèn luyện, học tập" cũng được nhiều phụ huynh đồng tình vì cho thấy được sự tế nhị, nhân văn hơn, giúp nhiều học sinh bớt tâm lý tự ti, áp lực đè nặng lên bản thân và gia đình.
Tuy nhiên, liệu sau khi bỏ giấy khen tiên tiến, có nảy sinh một thế hệ toàn giỏi với xuất sắc hay không? Đây là câu hỏi được nhiều phụ huynh đặt ra.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho biết: Với thông tư mới, các trường không xét công nhận học sinh giỏi hay tiên tiến mà khen thưởng danh hiệu học sinh giỏi, học sinh xuất sắc dựa trên kết quả học tập, rèn luyện. Bên cạnh đó, hình thức đánh giá cũng thay đổi. Một số môn giáo viên đánh giá bằng nhận xét, một số môn kết hợp nhận xét và điểm số.
Điểm trung bình tất cả môn học cũng bị bỏ. Thay vào đó, giáo viên nhìn vào thực chất từng môn học, không phân biệt môn chính, môn phụ để đánh giá học lực của học sinh. Cụ thể, kết quả học tập ở những môn này được đánh giá theo một trong 4 mức Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
"Chúng ta không quan tâm đến số lượng mà thực chất. Cốt lõi vấn đề là học sinh học thực tế để bản thân có năng lực, phẩm chất chứ không phải ở danh hiệu học sinh giỏi hay học sinh xuất sắc", ông Thành nói.
Bình Phước điều chỉnh kiểm tra, đánh giá cuối học kỳ 2 Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Sở GD&ĐT Bình Phước đã có công văn hướng dẫn các đơn vị điều chỉnh việc tổ chức kiểm tra, đánh giá cuối học kỳ 2. Sở GD&ĐT Bình Phước đã có thông báo điều chỉnh kiểm tra, đánh giá cuối học kỳ 2. Ông Lý Thanh Tâm - Giám đốc Sở GD&ĐT...