Nhận định của tòa khi tuyên cựu giám đốc BV Thủ Đức tham ô
Bị cáo Nguyễn Minh Quân là giám đốc BV, được giao quản lý tài sản, có quyền ký các ủy nhiệm chi; dòng tiền cuối cùng đều do bị cáo sử dụng nên phạm tội tham ô tài sản.
Sau hai ngày xét xử, ngày 1-12, TAND TP.HCM tuyên án đối với các bị cáo trong vụ vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, tham ô tài sản, rửa tiền xảy ra tại BV TP Thủ Đức, TP.HCM (BV Thủ Đức) và các đơn vị liên quan.
Cựu giám đốc BV Thủ Đức tham ô 102,5 tỉ đồng
Theo HĐXX, căn cứ tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng công khai tại phiên tòa, lời khai nhận tội của các bị cáo, có cơ sở xác định từ năm 2016 đến 2020, BV Thủ Đức tổ chức đấu thầu 31 gói thầu trang thiết bị y tế, trong đó có 28 gói thầu đã hoàn tất thanh toán.
Bị cáo Quân chỉ đạo Lợi thành lập bốn công ty sân sau, lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao thâu tóm 27/28 gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế, phục vụ công tác khám chữa bệnh tại BV.
Bị cáo Nguyễn Minh Quân – cựu giám đốc BV Thủ Đức tại phiên tòa sáng qua (1-12). Ảnh: TRẦN LINH
Dù biết các công ty sân sau là của bị cáo Quân giao cho Lợi điều hành, tham gia đấu thầu nhưng các bị cáo là thành viên của tổ mở thầu, tổ chuyên gia xét thầu gồm: Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Lan Anh, Ngô Trương Ngọc Bích, Nguyễn Huy Việt, Đặng Thị Hiên vẫn gian lận trong đấu thầu, thông thầu… tạo điều kiện cho các công ty này trúng thầu, chiếm đoạt tiền của BV Thủ Đức.
Quân là giám đốc, có trách nhiệm quản lý tài sản là tiền của BV Thủ Đức nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng công ty sân sau, nâng khống giá thiết bị y tế, nộp hồ sơ tham gia đấu thầu, gây sức ép nhân viên dưới quyền để cho bốn công ty sân sau do Lợi quản lý trúng thầu. Ngay sau khi BV thanh toán tiền cho các công ty sân sau, Quân chỉ đạo Lợi rút tiền mặt, nộp vào các tài khoản khác để chiếm đoạt tiền của Nhà nước.
Để che giấu số tiền đã chiếm đoạt, Quân yêu cầu Lợi chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng đứng tên Lợi nhưng do Quân sử dụng; chuyển vào các tài khoản cá nhân của bị cáo Diễm, để Diễm đứng tên sử dụng và mua nhiều tài sản.
HĐXX xác định tổng số tiền lợi nhuận của bốn công ty do Lợi quản lý là 102,5 tỉ đồng, số tiền này bị cáo Quân đã chiếm đoạt.
Video đang HOT
Căn biệt thự ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) và khu trung tâm phức hợp Sài Gòn Ba Son (TP.HCM) được đặt cọc 35% từ tiền tham ô nên phải tiếp tục kê biên để bảo đảm thi hành án.
Bị cáo Nguyễn Minh Quân là chủ mưu
HĐXX nhận định bị cáo Quân chủ mưu, điều hành toàn bộ hành vi phạm tội trong vụ án. HĐXX ghi nhận các tình tiết giảm nhẹ như bị cáo có chuyển biến trong nhận thức từ không nhận tội sang nhận tội; đã nộp một số tiền khắc phục hậu quả và các bất động sản mà CQĐT hiện kê biên của bị cáo có khả năng đảm bảo khắc phục được toàn bộ hậu quả của vụ án; bị cáo có nhiều cống hiến, bằng khen trong quá trình công tác…
Bị cáo Lợi là đồng phạm giúp sức cho Quân ở hai hành vi tham ô tài sản và rửa tiền nhưng có vai trò thứ yếu, phụ thuộc, làm công ăn lương.
Các bị cáo còn lại phụ thuộc chỉ đạo cấp trên, vai trò hạn chế và tự nguyện nộp một phần hoặc toàn bộ tiền thu lợi bất chính nên cần áp dụng chính sách khoan hồng để giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự.
Đối với quan điểm của luật sư cho rằng bị cáo Quân không phạm tội tham ô tài sản, HĐXX xét thấy: Các công ty tham gia gói thầu do Quân lập hoặc yêu cầu Lợi lập rồi nhờ người đứng tên; Lợi thực hiện theo chỉ đạo của Quân. Bản chất các công ty là do Quân lập ra để tham gia đấu thầu. Việc tham gia đấu thầu là phương thức chiếm đoạt tiền của BV.
Bị cáo Quân có chức vụ, quyền hạn, được giao quản lý tài sản và là chủ tài khoản duy nhất của BV, có quyền ký các ủy nhiệm chi khi thanh toán tiền ra khỏi BV. Các chứng từ, tài liệu trong hồ sơ đều thể hiện dòng tiền cuối cùng đều do vợ chồng bị cáo sử dụng cá nhân, mua tài sản. Do đó hành vi của Quân cấu thành tội tham ô tài sản.
Căn biệt thự ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) và ở khu trung tâm phức hợp Sài Gòn Ba Son (TP.HCM) dù đứng tên công ty nhưng bản chất là của Quân. Các tài sản này được đặt cọc 35% từ tiền tham ô nên phải tiếp tục kê biên để bảo đảm thi hành án.
Mức án của các bị cáo
HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Minh Quân (cựu giám đốc BV Thủ Đức) 21 năm tù, bị cáo Nguyễn Văn Lợi (giám đốc Công ty Nguyễn Tâm) 15 năm tù về hai tội tham ô tài sản và rửa tiền. Bị cáo Nguyễn Trần Ngọc Diễm (giám đốc Công ty TNHH Ngọc Đạo, vợ bị cáo Quân) ba năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội rửa tiền.
Sáu bị cáo phạm tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại BV Thủ Đức lãnh án từ hai năm sáu tháng đến ba năm sáu tháng tù.
Về trách nhiệm dân sự, bị cáo Quân có trách nhiệm bồi thường cho BV Thủ Đức 102,5 tỉ đồng.
Cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức vung tiền sắm biệt thự, chi 60 tỷ 'chạy án'
Cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức Nguyễn Minh Quân giao người quản lý hơn 100 tỷ thu lợi bất chính, khi cần mua bất động sản, xe ô tô hoặc tiêu dùng.
Như VietNamNet đã đưa, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức, TP.HCM và các đơn vị liên quan, đề nghị truy tố cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức Nguyễn Minh Quân và 7 người khác về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
CQĐT xác định, đối với khoản lợi nhuận từ việc trúng 27 gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế vào Bệnh viện TP Thủ Đức, số tiền này sau khi trừ đi chi phí trả lương cho nhân viên, chi phí phục vụ hoạt động của nhóm các công ty thì đều chuyển về cho ông Quân và vợ là bà Nguyễn Trần Ngọc Diễm.
Tổng số tiền hưởng lợi của vợ chồng ông Quân đối với 27 gói thầu là 103,6 tỷ đồng, được xác định là tiền thu lợi bất chính, cần phải thu hồi.
Ông Nguyễn Minh Quân, cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức. Ảnh: Bộ Công an
Tại CQĐT, ông Quân khai, Công ty Ngọc Đạo là của vợ chồng bị can thành lập. Sau khi được bổ nhiệm PGĐ Bệnh viện TP Thủ Đức từ năm 2006, ông Quân rút tên khỏi công ty, bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Lợi làm PGĐ, bổ nhiệm vợ là bà Nguyễn Trần Ngọc Diễm đứng tên Giám đốc, người đại diện theo pháp luật.
Các công ty Nguyễn Tâm, Trung Dũng, Hải Đăng, Thanh Vương SG, Y Đức đều là công ty do ông Lợi thành lập, điều hành theo chỉ đạo của ông Quân với mục đích để những công ty này tham gia đấu thầu mua bán thiết bị, vật tư y tế cung cấp cho Bệnh viện TP Thủ Đức, vì ông Lợi là chỗ tin tưởng.
Theo lời khai của ông Quân, toàn bộ số tiền vốn kinh doanh của các công ty trên đều là tiền của bị can đưa cho ông Lợi. Cựu Giám đốc BV Thủ Đức giao cho ông Lợi quản lý toàn bộ tiền của mình, khi nào cần thanh toán hoặc mua bất động sản, xe ô tô hoặc tiêu dùng, ông Quân sẽ chỉ đạo ông Lợi chuyển tiền thanh toán hoặc đưa tiền mặt.
Quá trình điều tra vụ án, CQĐT đã kê biên các tài sản liên quan đến ông Nguyễn Minh Quân gồm: Căn biệt thự du lịch nghỉ dưỡng thuộc Dự án Vinpeal Golf land Resort & Villas, ở Hòn Tre, Nha Trang, Khánh Hòa; Căn biệt thự song lập tại Dự án Khu trung tâm phức hợp Sài Gòn- Ba Son (Vinhome Golden River) ở quận 1 TP.HCM.
Kết quả điều tra đến nay xác định, nguồn tiền mua 2 căn biệt thự trên là của Công ty Nguyễn Tâm, Ngọc Đạo và Trung Dũng (các công ty của ông Nguyễn Minh Quân) trúng các gói thầu trang thiết bị y tế tại Bệnh viện TP Thủ Đức, liên quan trong vụ án.
CQĐT còn kê biên 2 căn nhà tại quận 10, TP.HCM mà vợ chồng ông Nguyễn Minh Quân đứng tên; kê biên thửa đất có diện tích 11.523,1m2 tại huyện Củ Chi, TP.HCM do vợ ông Quân đứng tên.
Tịch thu sung công tiền "chạy án"
Vào đầu năm 2021, khi biết CQĐT Bộ Công an "sờ gáy", do lo sợ những hành vi sai phạm của mình bị phát hiện xử lý hình sự nên ông Quân đã liên hệ và đưa tiền cho ông Bùi Trung Kiên, cựu cán bộ Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu và luật sư Bùi Thị Hồng Giang để nhờ "chạy án".
Cuối năm 2021, thấy CQĐT vẫn tiếp tục kiểm tra, xác minh làm rõ các sai phạm của mình nên ông Quân đã đòi lại tiền "chạy án".
Đến ngày 6/11/2021, cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức bị khởi tố và bắt tạm giam vì vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức. Lúc này ông Quân đã làm đơn tố cáo hành vi nhận tiền "chạy án" của những người liên quan.
Theo cáo buộc, từ tháng 3-7/2021, ông Quân đã nhiều lần đưa tiền cho ông Bùi Trung Kiên và 2 người khác hơn 2,6 triệu USD (tương đương hơn 59 tỷ đồng) với mục đích, thông qua những người này đưa hối lộ cho người có thẩm quyền để giúp ông Quân không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các hành vi sai phạm trong hoạt động đấu thầu tại Bệnh viện TP Thủ Đức.
Tuy nhiên, sau đó ông Bùi Trung Kiên đã lừa đảo chiếm đoạt của ông Quân số tiền 1,05 triệu USD (tương đương 23,5 tỷ đồng).
Tại phiên tòa xét xử những người cầm tiền để "chạy án" cho ông Quân, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Quân cho rằng, trong vụ án này, cựu Giám đốc Bệnh viện Thủ Đức được xác định là người bị hại. Vì vậy, việc đại diện VKS đề nghị tịch thu số tiền 1,05 triệu USD là không xác đáng.
Đại diện VKS cho rằng, trong vụ án này, ông Quân không bị xem xét tội Đưa hối lộ nhưng bị đại diện VKS đề nghị tịch thu toàn bộ số tiền đưa hối lộ sung công quỹ Nhà nước là đúng quy định của pháp luật. Việc không xem xét ông Quân tội Đưa hối lộ đã là chính sách khoan hồng của pháp luật rồi.
Về số tiền ông Quân dùng để "chạy án", HĐXX đưa ra phán quyết tịch thu sung công.
Truy tố 2 cựu cán bộ Công an TP.HCM buôn lậu Cáo trạng của Viện KSND TP.HCM xác định, 2 cựu cán bộ Công an TP.HCM và 24 đồng phạm buôn lậu tổng giá trị tài sản hơn 217 tỉ đồng. Viện KSND TP.HCM đã hoàn tất cáo trạng, chuyển hồ sơ sang TAND TP.HCM để xét xử 2 cựu cán bộ Công an TP.HCM Hoàng Duy Tiến (cựu cán bộ Đội chống buôn...