Nhận biết ung thư phụ khoa
Theo livescience, ngứa ngáy vùng kín, đau lưng, đau bụng, mệt mỏi dai dẳng, tiểu gắt, đầy hơi được xem là những triệu chứng cảnh báo nguy cơ ung thư phụ khoa.
Đau bụng có thể là một triệu chứng của ung thư phụ khoa – Ảnh: Shutterstock
Cynthia Gelb, chuyên gia về truyền thông sức khỏe tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh tại Mỹ đã thực hiện một cuộc nghiên cứu trên 132 phụ nữ, tuổi từ 40 đến 60 và nhận thấy các đối tượng này chỉ lo lắng khi thấy chảy máu bất thường ở âm đạo.
Họ cho rằng đây là dấu hiệu phụ khoa nghiêm trọng, và bỏ qua các triệu chứng như: rát, ngứa hay sưng âm đạo, đau lưng, đau bụng, tiểu nhiều, mệt mỏi. Cynthia Gelb cho biết chính vì bỏ sót những dấu hiệu trên mà nhiều phụ nữ bị căn bệnh khủng khiếp này tấn công lúc nào không hay.
Theo ước tính của Viện Ung thư quốc gia Mỹ, năm 2012 đã có gần 90.000 trường hợp ung thư phụ khoa được chẩn đoán, trong đó hơn một nửa là ung thư cổ tử cung.
Hiện có năm loại ung thư phụ khoa chính, gồm: cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, âm đạo, âm hộ. Mặc dù cả năm loại ung thư trên đều nguy hiểm nhưng hiện nay mới chỉ có ung thư cổ tử cung được tầm soát.
Vì thế, phụ nữ cần nhận biết được các triệu chứng xảy ra trên cơ thể mình, phân biệt được triệu chứng nào là bình thường, triệu chứng nào là bất thường để được phát hiện sớm mà điều trị.
Video đang HOT
Phát biểu trên chuyên san Family Practice, chuyên gia Gelb cho biết không phải phụ nữ nào cũng nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa do có một số dấu hiệu xảy ra không liên quan đến cơ quan sinh dục nên dễ bị nhầm lẫn sang các bệnh khác.
Tuy nhiên, nếu thấy các triệu chứng như: đầy hơi, tiểu nhiều, mệt mỏi liên tục, đau lưng, sưng hoặc ngứa âm đạo kéo dài trên hai tuần mà không giảm thì nên đến bác sĩ ngay lập tức.
Theo VNE
Các cách phòng bệnh ở "vùng kín"
Phát ban là một bệnh rất dễ xảy ra ở vùng âm hộ (âm đạo) và có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng này.
Em năm nay 23 tuổi, chưa từng quan hệ tình dục, nhưng em lại có một rắc rối ở "vùng kín". Đó là em thường xuyên bị phát ban, ngứa ở bộ phận này.
Em không sử dụng bất kì loại hóa chất nào để vệ sinh "vùng kín", cũng không dùng băng vệ sinh hàng ngày. Thế nhưng cứ cách khoảng 1 tuần em lại bị ngứa , có lần còn bị mẩn đỏ. Mỗi lần như vậy, em thường dùng lá trà xanh để vệ sinh (em chỉ vệ sinh bên ngoài) và bôi thuốc mỡ thì thấy bệnh cũng dịu xuống.
Tình trạng này liên tục tái phát vào mùa hè khiến em vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Em rất ngại đi khám nên mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (Thảo Hiền)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thảo Hiền thân mến,
Thông thường, khi nhắc đến chứng phát ban, người ta hay liên tưởng đến hiện tượng sốt phát ban hay phát ban ở các vùng "phổ biến" trên cơ thể như mặt, cổ, ngực, tay... Tuy nhiên, trên thực tế, phát ban rất dễ xảy ra ở vùng âm hộ (âm đạo) và có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng này.
"Vùng kín" bị phát ban có thể do tiếp xúc với những chất gây dị ứng, phát ban hoặc do phát ban bị lan từ bộ phận khác sang. Trường hợp âm hộ phát ban vì "dị ứng" trong quá trình tiếp xúc: có thể dị ứng với các loại thuốc bôi điều trị viêm âm đạo hoặc thuốc đặc trị một số bệnh khác, dị ứng với bao cao su, dị ứng với chất vải trong quần áo, khăn tắm hay dị ứng với các hóa chất trong xà bông, dung dịch vệ sinh...
Đi khám bác sĩ sẽ có hiệu quả tích cực hơn rất nhiều so với việc bạn vệ sinh bằng nước trà xanh và tự ý bôi thuốc. Ảnh minh họa
Trường hợp âm hộ phát ban vì bị "lây truyền" có thể xảy ra nếu bạn đã mắc chứng sốt phát ban, sởi, dị ứng... hoặc khi giao hợp với người bị phát ban mà không kịp ngăn chặn sự lây lan xuống vùng âm đạo.
Theo như mô tả của bạn thì rất có thể bạn bị ngứa do dị ứng cơ địa hoặc thức ăn hoặc do loại bột giặt bạn dùng để giặt quần áo của mình, đặc biệt là quần chip. Nếu bị phát ban ở "vùng kín", có thể bạn sẽ thấy xuất hiện nhiều đốm hoặc mụn nhỏ li ti gây nóng rát, ngứa râm ran. Nghiêm trọng hơn, khu vực phát ban có thể sưng lên và tấy đỏ, gây co rút bụng, tức bụng, đi tiểu nhiều...
Để phòng bệnh phát ban "vùng kín", bạn nên tránh tiếp xúc với những "thứ" mà bạn biết là âm hộ sẽ dị ứng gây phát ban hay đã từng bị dị ứng một lần.
Bạn cũng cần chú ý đến những loại thực phẩm bạn ăn. Nếu loại thực phẩm nào khiến bạn dị ứng và phản ứng bằng cách phát ban trên người, tay, chân... thì rất có thể nó cũng là nguyên nhân khiến bạn bị phát ban ở "vùng kín".
Mặc dù bạn không dùng xà phòng hay dung dịch vệ sinh để vệ sinh vùng kín nhưng rất có thể loại bột giặt bạn dùng đã ngấm hóa chất vào quần chip và đó chính là "thủ phạm" gây ra tình trạng ngứa "vùng kín" nếu như cơ thể bạn không thích hợp với hóa chất có trong bột giặt đó.
Nếu nguyên nhân xuất phát từ các bệnh thì bạn cũng nên điều trị dứt điểm các căn bệnh liên quan tới sởi, dị ứng, phát ban... để chúng không có cơ hội lan đến vùng âm đạo.
Ngoài ra, việc vệ sinh âm đạo sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát (nhất là quần chip), vận động hàng ngày để rèn luyện sức khỏe cũng giúp bạn rất nhiều trong vấn đề phòng tránh chứng phát ban và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên đi khám để được điều trị thích hợp. Cách thức này sẽ có hiệu quả tích cực hơn rất nhiều so với việc bạn vệ sinh bằng nước trà xanh và tự ý bôi thuốc.
Chúc bạn sớm hết bệnh!
Theo VNE
Những lưu ý khi tiêm vắcxin ung thư cổ tử cung Mới đây một thiếu nữ đã tử vong sau tiêm vắcxin phòng ung thư cổ tử cung tại TP.HCM và Bộ Y tế cũng đã có kết luận về trường hợp này. Dưới đây là những lưu ý trước khi tiêm phòng vắcxin ung thư cổ tử cung. Theo các bác sỹ sản khoa, phương pháp tiêm vắcxin sẽ phòng bệnh bằng cách...