Nhận biết các dấu hiệu đau ở thận
Nếu bạn gặp các cơn đau ở phần giữa lưng dưới thì rất có thể đó là do đau ở thận gây ra.
Những cơn đau ở thận có thể xuất phát từ bệnh sỏi thận, bệnh thận hoặc nhiễm trùng thận…
Dưới đây là một số nguyên nhân, triệu chứng của những cơn đau này.
Thận là cơ quan hình hạt đậu nằm ở phía sau của bụng, ngay dưới cơ hoành. Nếu cơ quan quan trọng này bị chấn thương hoặc rối loạn trong hoạt động thì có thể dẫn đến đau. Cơn đau thường xuất hiện ở lưng dưới và do rối loạn thận gây ra, thường được gọi là đau thận.
Trong nhiều trường hợp, đau thận dễ bị nhầm lẫn với đau lưng hoặc đau dạ dày. Đó là do các cơn đau thường xảy ra cả ở lưng và háng. Vì vậy, rất nhiều người thường không lưu ý và không biết là mình bị đau thận.
Đau thận thường kèm theo một số triệu chứng khác. Vậy nên, bạn cần chú ý những dấu hiệu dưới đây để tránh bỏ qua cơ hội phát hiện bệnh này sớm. vào
Ảnh minh họa
Cùng với cơn đau nhói ở phía sau lưng, các triệu chứng đau thận có thể bao gồm:
- Rối loạn tiết niệu
- Buồn nôn
- Ói mửa
- Mất cảm giác ngon miệng
Video đang HOT
- Sốt
- Đau ở vùng háng
- Sưng ở tay và chân
Hai nguyên nhân chính gây ra đau thận bao gồm: bệnh sỏi thận và viêm bể thận.
1. Bệnh sỏi thận
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra những cơn đau nghiêm trọng ở lưng và bụng dưới. Các chất như acid uric, canxi, hoặc cystine dư thừa, không được loại bỏ sạch ra khỏi cơ thể sẽ tích lũy trong bàng quang và được chuyển thành sỏi. Những viên sỏi này bị mắc kẹt trong niệu quản và ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu. Nó gây ra sưng thận và dẫn đến đau nghiêm trọng. Mất nước là nguyên nhân phổ biến nhất của sỏi thận.
Các triệu chứng khác khi bị sỏi thận bao gồm:
- Có sự bất thường trong nước tiểu như có máu trong nước tiểu, nước tiểu có màu lạ…
- Nôn và buồn nôn vì có chất thải được tích lũy trong máu.
- Sưng trên tay, chân hoặc thậm chí trên mặt.
Điều trị:
Chụp X-quang bụng, bụng CT cắt lớp, MRI, siêu âm thận… có thể giúp trong việc phát hiện sỏi thận. Có những kỹ thuật khác nhau có sẵn để điều trị sỏi thận. Tùy thuộc vào kích thước và mức độ nghiêm trọng của sỏi, các bác sĩ quyết định phương pháp điều trị phù hợp nhất với bệnh nhân. Đau thận có thể điều trị bằng cách phẫu thuật loại bỏ sỏi.
Ảnh minh họa
2. Viêm bể thận (nhiễm trùng thận)
Viêm bể thận là một loại nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) gây ra do vi khuẩn. Sự lây nhiễm vi khuẩn thường dẫn đến viêm và đau thận. Nhiễm trùng thận có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Những bệnh nhân bị sỏi thận sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng thận cao. Tình trạng nhiễm trùng có thể làm cho thận sưng lên và có cơn đau rất rõ ràng. Cơn đau chủ yếu xuất hiện ở lưng, sườn va bụng…
Một số triệu chứng khác khi bị viêm bể thận bao gồm:
- Rối loạn tiết niệu như đi tiểu đau, đi tiểu thường xuyên, tiểu đêm…
- Các triệu chứng khác như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, buồn nôn và nôn… kèm theo chán ăn, giảm cân đột ngột…
Điều trị:
Xét nghiệm máu và nước tiểu khác giúp phát hiện vi khuẩn trong thận. Dựa vào tình trạng nhiễm trùng thận mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. trong trường hợp nặng, nếu cần thiết, thậm chí bác sĩ sẽ phải làm phẫu thuật để điều trị.
Ngoài 2 bệnh đề cập ở trên, những thương tích và bệnh thận (như suy thận cấp tính hoặc mãn tính…) cũng có thể gây đau thận. Suy thận thường được gọi là một “căn bệnh thầm lặng” bởi vì nó hầu như không có triệu chứng ban đầu rõ ràng. Vì vậy, khi bị suy thận, người bệnh có thể không cảm thấy đau. Những nguyên nhân khác gây đau thận có thể là ung thư thận, lao thận và u nang thận…
Trong trường hợp bị rối loạn thận, người bệnh cần phải được chẩn đoán và điều trị ngay lập tức để ngăn chặn biến chứng hơn nữa. Người bệnh cần có một chế độ ăn uống lành mạnh và uống đủ lượng nước mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa các rối loạn về thận ở mức độ lớn hơn
Theo VNE
Bí quyết giúp thận khỏe mạnh hơn trong năm mới
Trong dịp Tết, thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để lọc chất độc cả khỏi cơ thể bạn. Hãy đọc và tìm hiểu về một số cách có thể giữ thận khỏe mạnh hơn trong năm mới như dưới đây nhé.
Theo dõi huyết áp
Thận sản xuất renin, là một loại enzyme giúp kiểm soát huyết áp của bạn. Nếu huyết áp của bạn không nằm ở mức bình thường, có thể đó là một dấu hiệu cho thấy thận của bạn không hoạt động đúng mức. Sử dụng máy đo huyết áp tại nhà để theo dõi và liên hệ với bác sĩ nếu bạn cảm thấy lo lắng về tình trạng huyết áp của mình.
Bệnh cao huyết áp cao đã trở thành một nguy cơ của xã hội hiện đại. Một nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp là do áp lực quá lớn trong công việc và cuộc sống gây ra. Từ đó, gián tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của thận. Nguyên nhân này rất thường xuyên gặp ở người trẻ. Vì vậy, việc quan trọng là cần phải kiểm soát tâm trạng, tránh áp lực để ảbo vệ thận của mình.
Tránh tự ý dùng thuốc
Nếu dùng vitamin C với lượng khoảng 1.000mg/ngày thường xuyên, vì có nguy cơ lắng đọng oxalat trong cơ thể. Ngoài ra bạn cũng không được tự ý dùng nhiều một số loại thuốc như kháng sinh và kháng viêm cũng có thể gây hại thận. Vì vậy, việc dùng thuốc phải theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, đối với người bị bệnh tiểu đường và cao huyết áp thì càng cần được theo dõi thường xuyên. Ổn định đường huyết cũng như giữ mức huyết áp ổn định là góp phần hạn chế biến chứng suy thận.
Ảnh minh họa
Ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống cân bằng là một trong những cách đơn giản để giữ cho thận khỏe mạnh. Nên bổ sung những thực phẩm lành mạnh bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc và sữa ít béo để giúp thận có thể hoạt động bình thường, tăng khả năng lọc thải độc tố của thận. Bạn cũng nên cắt giảm bớt lượng muối trong khi chế biến thực phẩm. Bởi lượng khi ăn quá mặn, lượng muối dư thừa sẽ không được đào thải ra ngoài sẽ gây gánh nặng cho thận và sinh ra các bệnh huyết áp, tim mạch...
Bạn nên hạn chế các loại đồ lòng như gan, tim, cật... vì chúng chứa nhiều cholesterol không tốt cho tim mạch đồng thời lại chuyển hoá thành axit uric, nếu ăn nhiều và thường xuyên dễ có nguy cơ tạo sỏi urate, nhất là khi không uống đủ lượng nước.
Tập thể dục
Tập thể dục bảo vệ sức khỏe của bạn theo nhiều cách. Tập thể dục cũng có thể thúc đẩy thận khỏe mạnh vì vậy bạn cần đưa 30 phút tập thể dục vào thói quen của bạn mỗi ngày. Một tin tốt là bạn không cần thiết phải tập liên tục trong 30 phút . Tập thể dục 10 phút/lần và một vài lần trong ngày cũng là một ý tưởng tuyệt vời. Đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe là một trong những lựa chọn để giúp thận khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau
Sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên không phải là một ý kiến hay, nhất là khi bạn đang có nguy cơ nhiễm các bệnh liên quan đến thận. Tất cả các sản phẩmthuốc giảm đau có thể gây hại cho thận của bạn nếu sử dụng một cách thường xuyên.
Theo VNE
5 thói quen đơn giản mà gây hại thận Cả nam và nữ giới đều có nguy cơ mắc bệnh về thận nếu không biết ngăn ngừa và phóng chống những thói quen ăn uống cũng như sinh hoạt có thể gây hại cho thận. Dưới đây là những thói quen khá đơn giản nhưng lại gây hại cho thận nhất. Đối với nữ giới thì thận hư sẽ đẩy nhanh quá...