Nhà Trắng cẩn trọng bất thường để đảm bảo Tổng thống Biden không mắc COVID-19
Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp các thống đốc tại Nhà Trắng mới đây, ông là người duy nhất có nước uống.
Theo tờ Dailymail, đội ngũ Nhà Trắng sợ nếu đưa nước cho cả những người khác, họ sẽ tháo khẩu trang để uống và có thể phát tán virus SARS-CoV-2.
Tổng thống Biden là người duy nhất có nước uống trong cuộc họp. Ảnh: AP
Tổng thống Biden cũng được xếp ghế ngồi cách mọi người hơn 3m.
Lúc ông Biden vào phòng họp, có một nhân viên Nhà Trắng đang đeo khẩu trang y tế và ngay lập tức người này được phát khẩu trang N95.
Trước cuộc họp, Tổng thống và Đệ nhất Phu nhân đã dự tiệc tối với Hiệp hội Thống đốc Quốc gia nhưng ông Biden chỉ phát biểu, không ở lại ăn tối.
Đây chỉ là một số nỗ lực bất thường của Nhà Trắng để ngăn Tổng thống không bị nhiễm COVID-19, mặc dù ông đã tiêm cả liều vaccine cơ bản và mũi tăng cường.
Không có gì lạ khi Nhà Trắng thực hiện các biện pháp bất thường để bảo vệ Tổng thống. Tuy nhiên, đề phòng COVID-19 quá mức có thể gây tác dụng ngược, làm giảm nỗ lực của chính quyền Mỹ trong truyền tải thông điệp với người dân rằng họ có thể tiến gần hơn tới cuộc sống bình thường trong bối cảnh làn sóng Omciron bùng phát.
Video đang HOT
Trong nhiều tháng, các trợ lý của Tổng thống Biden đã lo lắng rằng những người được bảo vệ nhiều nhất trước COVID-19 lại là những người thận trọng nhất. Họ coi đây là lực cản đối với sự phục hồi kinh tế và tâm lý của quốc gia.
Khi biến thể Omicron có khả năng truyền nhiễm cao xuất hiện, ông Biden nói rằng đó là nguyên nhân để quan ngại, không phải nguyên nhân gây hoảng sợ.
Các thống đốc đều đeo khẩu trang trong cuộc họp. Ảnh: AP
Trong những tuần gần đây, các trợ lý và cố vấn khoa học của ông đã nhấn mạnh khả năng bảo vệ mạnh mẽ của vaccine COVID-19 trước Omicron và trấn an những người đã tiêm chủng rằng họ có thể tiếp tục cuộc sống hàng ngày.
Trong một cuộc họp báo ngày 19/1, ông Biden tuyên bố: “Chúng ta có các công cụ như vaccine, mũi tiêm tăng cường, khẩu trang, xét nghiệm, thuốc để cứu sống mạng người và giữ cho các doanh nghiệp và trường học mở cửa”.
Kể từ trước khi ông Biden được bầu làm tổng thống, các trợ lý của ông đã dốc toàn lực để bảo vệ chính trị gia 79 tuổi trước khả năng lây nhiễm bệnh.
Ông đã dành phần lớn thời gian trong chiến dịch tranh cử năm 2020 để tổ chức các sự kiện từ xa từ một studio ở tầng hầm nhà mình, di chuyển trong “bong bóng” khép kín chỉ gồm các trợ lý thường xuyên được xét nghiệm và chịu một loạt biện pháp phòng dịch.
Sự thận trọng đó vẫn tiếp diễn sau khi ông Biden được tiêm phòng đầy đủ và sống tại Nhà Trắng.
Tổng thống đã tin tưởng vào các hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh.
Khi chiến dịch tiêm chủng và ứng phó với virus của Mỹ ngày càng bị chính trị hóa, các quan chức Nhà Trắng đã bày tỏ quan ngại chính sách và chính trị về khả năng ông Biden mắc COVID-19.
Mặc dù vaccine có hiệu quả cao, nhưng một trường hợp mắc COVID-19 sau tiêm cũng có thể làm xói mòn niềm tin của công chúng vào các mũi tiêm chủng và được sử dụng như một mục tiêu chính trị chống lại ông Biden – người được bầu để chấm dứt đại dịch.
Khi chủng Delta tăng mạnh vào mùa thu năm ngoái, Nhà Trắng đã tăng cường các quy trình xét nghiệm cho tất cả những người thân cận với ông Biden. Sau đó, những biện pháp này đã được giảm bớt khi các phụ tá được tiêm phòng đầy đủ và số ca mắc bắt đầu giảm trên toàn quốc.
Sau đó, các cuộc gặp trực tiếp một lần nữa bị hạn chế. Các trợ lý bắt đầu giãn cách ông Biden với cả những người đã được tiêm chủng và xét nghiệm.
Vào đầu tháng 1, khi thủ đô của Mỹ dẫn đầu cả nước về các ca mắc COVID-19 tính theo đầu người, thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nhấn mạnh rằng Nhà Trắng đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa rất nghiêm ngặt để giữ an toàn cho Tổng thống Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris. Người tiếp xúc với họ phải đeo khẩu trang bắt buộc và xét nghiệm hàng ngày.
Bà Psaki cũng cho biết Nhà Trắng đã hạn chế các cuộc tụ tập xuống dưới 30 người và chính quyền sẽ thực hiện thêm các biện pháp phòng ngừa bất kỳ khi nào Tổng thống Biden cởi khẩu trang để nói chuyện với một nhóm người nào đó.
Vụ sập cầu tại Pittsburgh phản ánh tình trạng xuống cấp của gần 44.000 cây cầu tại Mỹ
Cầu Fern Hollow khoảng 50 năm tuổi bị sập ở thành phố Pittsburgh trong ngày 28/1, ngay trước chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden, đã phản ánh tình trạng xuống cấp của phần lớn cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Mỹ vốn cần kinh phí tu sửa và gia cố lên tới hàng nghìn tỷ USD trong những năm tới.
Hiện trường vụ sập cầu tại Pittsburgh, Pennsylvania, Mỹ, ngày 28/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo danh mục kiểm kê quốc gia năm 2021 của Bộ Giao thông Mỹ, tương tự gần 44.000 cây cầu trên cả nước, cầu Fern Hollow được đánh giá xuống cấp nghiêm trọng.
Giới chức sở tại cho biết 10 người bị thương nhẹ khi cây cầu bị tuyết trắng bao phủ này sập xuống một khu vực nhiều cây cối vào khoảng 6h sáng cùng ngày theo giờ địa phương (18h chiều theo giờ Việt Nam). Một số ngôi nhà gần đó đã tạm thời được sơ tán sau khi cầu sập dẫn tới vụ rò rỉ khí đốt lớn. Vụ rò rỉ này cho đến nay đã được kiểm soát.
Trong chuyến thị sát hiện trường, Tổng thống Biden nêu rõ Fern Hollow là 1 trong 31 cây cầu ở Pittsburgh đang xuống cấp, đồng thời tuyên bố tất cả những cây cầu này sẽ được tu sửa. Ông chủ Nhà Trắng có mặt tại Pittsburgh theo kế hoạch trước đó nhằm gặp gỡ người dân thành phố để quảng bá cho những nỗ lực của chính quyền trong việc củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng theo gói chi tiêu trị giá 1.000 tỷ USD - khoản đầu tư lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua cho lĩnh vực này.
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNN, thành viên Hội đồng thành phố, ông Corey OConnor, cho rằng may mắn vụ sập cầu không xảy ra vào giờ cao điểm, nếu không thiệt hại sẽ lớn hơn rất nhiều.
Cầu Fern Hollow tại Pittsburgh được xây dựng vào năm 1970 với thiết kế 4 làn xe, đảm bảo lưu lượng trung bình 14.500 xe/ngày lưu thông dọc theo Đại lộ Forbes - một trong những tuyến đường huyết mạch của thành phố. Cây cầu này được kiểm tra lần gần nhất vào tháng 9 năm ngoái.
Hiệp hội Kỹ sư dân sự Mỹ nêu rõ việc xếp hạng một cây cầu xuống cấp không đồng nghĩa công trình đó có nguy cơ sập, nhưng đánh giá này đòi hỏi lực lượng chức năng cần kiểm tra tình trạng cầu thường xuyên.
Theo danh mục kiểm kê quốc gia, có khoảng 11% trong tổng số 30.000 cây cầu ở bang Pennsylvania, miền Đông Bắc nước Mỹ, đang ở trong tình trạng xuống cấp, cao gần gấp đôi so với mức trung bình của cả nước. Những cây cầu này đáp ứng khoảng 5% trong tổng lưu lượng giao thông trên toàn bang Pennsylvania. Riêng thành phố Pittsburgh, nơi hợp lưu của 3 con sông lớn, sở hữu tới 732 cây cầu, song 4% trong đó đang xuống cấp.
Thiếu hụt chíp bán dẫn khiến nhiều ngành sản xuất trọng yếu của Mỹ gặp khó Kết quả khảo sát mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 25/1 cho thấy tình trạng thiếu hụt chíp bán dẫn, nguyên liệu không thể thiếu trong hàng loạt ngành công nghiệp trọng yếu và thiết yếu, sẽ còn kéo dài tại nền kinh tế lớn nhất thế giới và buộc giới chức Mỹ phải có giải pháp khắc phục...