Thượng viện Mỹ phê chuẩn đại sứ mới tại Việt Nam
Ông Marc Evans Knapper, nhà ngoại giao chuyên nghiệp có thể nói tiếng Việt, đã được Thượng viện Mỹ phê chuẩn làm đại sứ Mỹ tại Việt Nam.
Việc phê chuẩn diễn ra khoảng 8 tháng sau khi ông được Tổng thống Biden đề cử.
Ông Marc Evans Knapper, tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam – Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ
Ngày 17-12, ông Marc Evans Knapper đã được các thượng nghị sĩ Mỹ phê chuẩn làm tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam, trong một phiên họp do lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Chuck Schumer triệu tập.
Video đang HOT
Trước đó, hồi tháng 4, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Joe Biden đã công bố ý định đề cử 9 nhà ngoại giao và vị trí đại sứ tại các nước. Đó là lần lựa chọn quan chức làm đại diện ở nước ngoài đầu tiên của ông Biden kể từ lúc nhậm chức đầu năm 2021.
Trong số các nhà ngoại giao được đề cử lúc đó, đáng chú ý là sự thay đổi đại sứ ở Việt Nam. Ông Knapper dự kiến sẽ thay thế vị trí đại sứ của ông Daniel Kritenbrink, người đã hết nhiệm kỳ sau hơn 3 năm công tác tại Việt Nam.
Ông Marc Evans Knapper là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Trước khi được phê chuẩn làm tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông là phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Nhật Bản và Hàn Quốc, trực thuộc bộ phận Đông Á và Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Trước đó, ông Knapper là đại biện tại Đại sứ quán Mỹ ở Seoul, Hàn Quốc, và kinh qua nhiều vị trí lãnh đạo trong các đại sứ quán Mỹ ở Iraq, Nhật Bản, cũng như phụ trách nhiều nhiệm vụ khác nhau ở Bộ Ngoại giao Mỹ.
Trong giai đoạn 2004 – 2007, ông Knapper từng là tham tán chính trị ở sứ quán tại Hà Nội.
Trang web của Nhà Trắng cho biết ông Knapper có thể nói được tiếng Nhật, Hàn và tiếng Việt.
Quốc hội Mỹ xem xét dự luật đưa Nga vào danh sách 'quốc gia tài trợ khủng bố'
Một nhóm thượng nghị sĩ Mỹ đã giới thiệu dự luật hỗ trợ quân sự bổ sung cho Ukraine, trong đó có điều khoản đưa Nga vào danh sách "quốc gia tài trợ khủng bố" nếu Moskva tấn công nước láng giềng Ukraine.
Một phiên thảo luận tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ. Ảnh: BalkanInsight
Dự luật được 8 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đệ trình hôm 15/7 này có tên gọi Dự luật Bảo vệ Tự chủ cho Ukraine thông qua tăng cường sức mạnh quốc phòng (GUARD). Dự luật đề cập đến một loạt giải pháp nhằm hỗ trợ cho chính quyền Kiev, trong đó có khoản viện trợ quân sự nước ngoài trị giá 450 triệu USD trong năm 2022 cũng như cam kết Mỹ sẽ liệt Nga là "quốc gia tài trợ khủng bố" nếu như xuất hiện một cuộc động binh từ Nga nhằm vào Ukraine.
John Barrasso, một trong 8 nghị sĩ tham gia trình dự luật, cho rằng Nga đang có âm mưu thống trị và kiểm soát Ukraine. Mỹ không thể để Moskva tự do thực hiện những hành động táo bạo và nguy hiểm như vậy mà không bị đáp trả. Mỹ và đồng minh cần nỗ lực hơn nữa để răn đe Nga, thông qua việc tăng mức giá mà Nga phải gánh chịu nếu quyết tâm can dự quân sự ở Ukraine.
Một thành viên khác là Jim Risch, thượng nghị sĩ cấp cao tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cho rằng Ukraine hiện phải đối diện với sức ép quân sự từ Nga áp sát biên giới. Mỹ cần phải làm mọi điều có thể ngay ở thời điểm này để ngăn chặn Nga, hỗ trợ Ukraine về nhu cầu vũ khí, quốc phòng. Theo ông, Quốc hội Mỹ không thể ngồi nhìn và chờ đợi để đưa ra phản ứng trước hành động quân sự của Nga.
Dự luật cũng kèm theo điều khoản bổ sung về tuyến đường ống Dòng chảy Phương Bắc 2 (Nord Stream 2) - tuyến đường ông dẫn khí đốt mới hoàn tất xây dựng, vận chuyển khí đốt từ Nga tới châu Âu thông qua biển Baltic. Ukraine được coi là nước bị thiệt hại nặng nề nhất trong dự án này và Kiev luôn coi Nord Stream 2 là mối đe dọa an ninh với châu Âu. Tuy nhiên, giới lãnh đạo châu Âu ngầm khẳng định tuyến đường ống này sẽ sớm đi vào vận hành một khi hoàn tất xong các thủ tục hành chính.
Tình hình trên tuyến biên giới Nga-Ukraine có dấu hiệu nóng trở lại trong vài tuần gần đây. Mỹ và Ukraine có buộc Nga có ý định "xâm lấn" thông qua bước điều chuyển, tăng cường lực lượng, vũ khí trang bị áp sát Ukraine.
Về phần mình, Điện Kremlin đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc vô căn cứ này, khẳng định hoạt động điều chuyển lực lượng của Nga nằm trong kế hoạch các cuộc diễn tập quân sự được tiến hành trên lãnh thổ Nga, nhằm ứng phó với diễn tập của NATO áp sát biên giới Nga.
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật nâng trần nợ công Ngày 14/12, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật tăng mức trần nợ công trong nỗ lực ngăn chặn kịch bản chính phủ vỡ nợ. Một phiên họp lưỡng viện Quốc hội Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Với 50 phiếu thuận và 49 phiếu chống, các Thượng nghị sĩ đã nhất trí nâng mức trần nợ công thêm 2.500 tỷ...