Nhà thầu Trung Quốc đạt được hợp đồng cho mỏ dầu ngoài khơi lớn nhất thế giới
Công ty Kỹ thuật Dầu khí Ngoài khơi Trung Quốc (COOEC) xác nhận rằng họ đã ký kết hợp đồng EPCI (tư vấn, thiết kế – mua sắm thiết bị – xây dựng, vận chuyển lắp đặt) với gã khổng lồ Saudi Aramco của Ả Rập Xê-út cho mỏ dầu Safaniyah, Upstream Online đưa tin.
Ảnh minh họa
Phạm vi công việc bao gồm các dịch vụ EPCI cho 13 chân đế (jacket) ngoài khơi được đóng tại cơ sở của COOEC ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông.
COOEC tuần này đã triệu tập cuộc họp để khởi động dự án, ấn định ngày bàn giao vào tháng 7 năm 2024.
Theo Upstream, hợp đồng cho 13 chân đế ngoài khơi có giá trị từ 240 triệu USD đến 260 triệu USD. Đây là dự án đầu tiên được Saudi Aramco trao hoàn toàn cho COOEC sau khi tập đoàn Trung Quốc trở thành nhà thầu dài hạn của công ty nhà nước Ả Rập Xê-út từ năm 2018.
Video đang HOT
Safaniyah, mỏ dầu ngoài khơi lớn nhất thế giới, là trung tâm trong chương trình mở rộng công suất của Aramco, với mục tiêu tăng công suất khai thác dầu thô lên 13 triệu thùng/ngày từ các mỏ trong nước vào năm 2027, từ mức 12 triệu thùng/ngày hiện tại.
Safaniyah có trữ lượng 37 tỷ thùng dầu và hiện có sản lượng 1,3 triệu thùng dầu/ngày, theo Aramco. Kế hoạch mở rộng nhằm mục đích tăng sản lượng đáng kể, tuy nhiên, nhà điều hành vẫn chưa tiết lộ con số cụ thể.
Tình trạng mỏ Marjan
Trong năm 2019, COOEC, cùng với công ty McDermott International của Mỹ, đã dành được Gói thấu số 1 của dự án gia tăng sản lượng của mỏ Marjan ngoài khơi Ả Rập Xê-út của Aramco.
Theo thỏa thuận này, COOEC, đứng đầu là giám đốc điều hành Wang Zhangling, và McDermott sẽ thực hiện hợp đồng EPCI của giàn tách khí được lắp đặt ở sườn phía đông của Vịnh Ba Tư, với giá trị hợp đồng là hơn 3 tỷ USD.
Tổ hợp tách khí mới đang được thiết kế để xử lý 475.000 thùng dầu, 813.000 thùng chất lỏng và gần 750 triệu feet khối khí đốt mỗi ngày.
Liu Rui, chủ tịch COOEC International, nói với Upstream rằng Trung Đông được xác định là trọng tâm chính và công ty đang tìm cách tiêu chuẩn hóa kỹ thuật cho các giàn ngoài khơi hoạt động trong khu vực này.
Các đại gia dầu mỏ Trung Quốc kỳ vọng lợi nhuận bội thu vào năm 2022
Các công ty dầu khí lớn nhất do nhà nước kiểm soát của Trung Quốc mới đây đã thông báo về mức tăng lợi nhuận ròng năm 2022 khi giá hàng hóa tăng vọt vào năm ngoái và các công ty này cũng tăng gấp đôi nỗ lực thúc đẩy khai thác trong nước.
Công ty Thăm dò và Khai thác (E&P) dầu khí lớn nhất của đất nước, PetroChina, ngày 19/1 cho biết lợi nhuận ròng sơ bộ của họ trong năm ngoái đã tăng 68% so với năm 2021, Bloomberg đưa tin.
Về phần mình, Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) cho biết số liệu sơ bộ năm 2022 cho thấy lợi nhuận ròng tăng gấp đôi năm trước đó.
Từ tháng 1 đến tháng 9 năm ngoái, PetroChina đã báo cáo lợi nhuận 16,66 tỷ USD, tăng 60% so với năm trước.
CNOOC đã báo cáo lợi nhuận ròng tăng 89,1% hàng năm trong quý thứ ba của năm 2022, được thúc đẩy bởi giá dầu và khí đốt cao hơn. Lợi nhuận ròng trong 9 tháng tính đến tháng 9 đã tăng hơn gấp đôi khi tăng 105,9%. Doanh thu của CNOOC trong quý 3 tăng 53,7%, do giá thực tế trung bình của dầu thô và chất lỏng tăng 36,1% so với cùng kỳ năm ngoái lên 95,80 USD/thùng trong quý 3 và giá khí đốt thực tế trung bình tăng 15,1%, CNOOC cho hay.
Tuần trước, CNOOC nói rằng họ sẽ tăng chi tiêu vốn cho năm 2023 và dự kiến 9 dự án mới mà họ tham gia sẽ đi vào hoạt động trong năm nay tại Trung Quốc, Guyana và Brazil.
Các công ty Trung Quốc gần đây đã báo cáo sản lượng trong nước cao hơn khi chính phủ chỉ đạo các ông lớn do nhà nước nắm giữ tăng cường khai thác dầu khí trong nước từ vài năm trước như một phần của kế hoạch tăng cường an ninh năng lượng.
Kể từ khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine, Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực thúc đẩy khai thác nhiên liệu hóa thạch trong nước. Chính sách này dẫn đến sản lượng than cao kỷ lục vào năm 2022, ở mức 4,496 tỷ tấn, tăng 9% so với năm 2021, theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc.
Dữ liệu của Trung Quốc cho thấy, sản lượng khí đốt tự nhiên của Trung Quốc cũng đạt mức cao kỷ lục 217,8 tỷ mét khối vào năm 2022, tăng 6,4% so với năm trước đó, trong khi nhập khẩu khí đốt tự nhiên giảm 9,9%.
Mỹ tính khai thác trở lại dầu khí ngoài biển Ngày 1-7, chính quyền Tổng thống Joe Biden công bố kế hoạch 5 năm về phát triển dầu khí ngoài khơi, cho phép một số hoạt động khai thác dầu khí ở vịnh Mexico và phía nam Alaska. Vịnh Mexico chiếm khoảng 15% sản lượng dầu của Mỹ - Ảnh: BLOOMBERG Kế hoạch này đề xuất ngừng tất cả hoạt động khoan mới...