Nhà sư đứng đầu hội Phật giáo Trung Quốc bị “tố” quấy rối nhiều ni cô
Một nhà sư có chức sắc cao trong Giáo hội Phật giáo Trung Quốc đã bị cáo buộc có những hành vi quấy rối tình dục đối với các ni cô, thậm chí cưỡng ép họ quan hệ bằng cách “điều khiển suy nghĩ”.
Nhà sư Xuecheng là một trong những nhà sư có chức sắc cao nhất tại Trung Quốc (Ảnh: BBC)
Theo báo Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc), hai nhà sư Shi Xianjia và Shi Xianqi từ chùa Longquan ở Bắc Kinh đã tiết lộ trong báo cáo gửi các cơ quan chức năng của chính phủ Trung Quốc rằng sư trụ trì Xuecheng, trụ trì chùa Longquan, đã có hành vi quấy rối tình dục các ni cô, bao gồm việc gửi tin nhắn tới các ni cô này và ép họ quan hệ tình dục.
Tuy nhiên, đại diện của chùa Longquan đã “tố ngược” hai nhà sư trên “ngụy tạo chứng cứ, xuyên tạc sự thật và truyền bá thông tin sai lệch” nhằm lừa dối dư luận. Trong thông báo trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, chùa Longquan cũng đề nghị các nhà chức trách thành lập một nhóm điều tra để làm rõ vụ việc, đồng thời cho biết sư trụ trì Xuecheng đã phủ nhận các cáo buộc nhằm vào mình.
Theo thông tin do hai nhà sư tiết lộ, sư trụ trì Xuecheng đã tìm cách dụ dỗ hoặc đe dọa ít nhất 6 ni cô để buộc họ có quan hệ tình dục và đã chiều theo ý muốn của ông này. Ngoài ra, sư trụ trì Xuecheng cũng bị cáo buộc sử dụng các tin nhắn để “điều khiển suy nghĩ” của các ni cô, cho rằng tình dục là một phần trong quá trình các ni cô học giáo lý nhà Phật.
Hai nhà sư tố cáo cho biết họ bắt đầu điều tra các hành vi của sư trụ trì Xuecheng sau khi một ni cô cho họ xem những tin nhắn gạ tình được gửi từ sư trụ trì vào tháng 12/2017.
Video đang HOT
“Chùa Longquan đang bị ông ấy thao túng. Xuecheng đã tự tạo ra các quy định để phục vụ cho “đế chế Phật giáo” của ông ấy”, nội dung báo cáo cho biết.
Nhà sư Xianqi đã xác nhận với BBC rằng ông là một trong hai người viết bản báo cáo, nhưng ông không biết bằng cách nào mà các thông tin bị rò rỉ trên mạng và khẳng định ông có ý định công khai những thông tin này. Shi Xianqi và Shi Xianjia thậm chí còn xin tư vấn từ các chuyên gia của Bộ Công an Trung Quốc để đảm bảo chắc chắn rằng các tin nhắn mà các ni cô nhận được là từ sư trụ trì Xuecheng.
Bộ tài liệu dài 95 trang cũng tiết lộ rằng một trong số các ni cô từng trình báo cảnh sát hồi tháng 6 về việc bị sư trụ trì Xuecheng lạm dụng tình dục. Thời báo Hoàn cầu dẫn một nguồn thạo tin cho biết trước khi bị rò rỉ trên mạng, báo cáo về vụ việc của sư trụ trì Xuecheng ban đầu chỉ được gửi cho các cơ quan chức năng và những người hoạt động trong giáo hội Phật giáo. Một nguồn tin tiết lộ sư trụ trì Xuecheng đã bị các cơ quan chức năng thẩm vấn vài ngày trước song đã được thả sau đó.
Sư trụ trì Xuecheng hiện là người đứng đầu Giáo hội Phật giáo Trung Quốc và là người trẻ nhất từng nắm giữ vị trí này. Ông cũng là cố vấn chính trị cho chính phủ Trung Quốc. Sư trụ trì này hiện có hơn 1 triệu người theo dõi trên Weibo.
Shi Zewu, phó chủ tịch Hội Phật giáo Trung Quốc, cho biết ông chưa nghe được bất kỳ thông tin nào về vụ việc của sư trụ trì Xuecheng.
Sư trụ trì Xuecheng là nhân vật có chức sắc mới nhất bị cáo buộc có cách hành vi quấy rối tình dục theo phong trào #Metoo đang ngày càng lan rộng tại Trung Quốc. Phong trào này nổ ra tại Mỹ từ năm ngoái, trong đó hối thúc các nạn nhân lên tiếng tố cáo những kẻ từng quấy rối tình dục mình.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Trung Quốc nói quốc tế không nên can thiệp vào nội bộ Campuchia sau bầu cử
Ngoại trưởng Trung Quốc nói rằng các quốc gia nước ngoài không nên can thiệp vào chính trị nội bộ của Campuchia, sau cuộc bầu cử hồi cuối tháng 7 vừa qua.
Thủ tướng Hun Sen đi bầu cử ngày 29/7 (Ảnh: Reuters)
Reuters đưa tin, trong cuộc gặp bên lề một diễn đàn khu vực ở Singapore ngày 1/8, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gửi lời chúc mừng tới Ngoại trưởng Campuchia Prak Sokhon về cuộc bầu cử mà Bắc Kinh đánh giá là đã diễn ra suôn sẻ hôm 29/7 vừa qua, đồng thời nhấn mạnh rằng nước ngoài không nên can thiệp vào tình hình chính trị nội bộ của Phnom Penh hậu bầu cử.
Cuối tuần qua, 8,3 triệu cử tri trên khắp Campuchia đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội khóa VI, bầu ra Chính phủ mới giai đoạn từ nay đến năm 2023. Ngày 30/7, Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đã chiến thắng trong cuộc bầu cử. Kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy CPP dường như sẽ nắm giữ toàn bộ 125 ghế trong quốc hội nước này.
Ông Vương Nghị cho rằng kết quả trên đã phản ánh sự tín nhiệm và tin tưởng của nhân dân Campuchia với sự lãnh đạo của đảng CPP. "Trung Quốc luôn luôn ủng hộ nỗ lực của Campuchia trong việc bảo vệ chủ quyền, độc lập và ổn định, và phản đối bất cứ quốc gia nước ngoài nào can thiệp vào chính trị nội bộ Phnom Penh", ông Vương Nghị nói, cam kết Bắc Kinh sẽ hỗ trợ Campuchia hết mình trong mục tiêu duy trì sự ổn định và phát triển.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Prak Sokhon nói rằng cuộc bầu cử 29/7 đã diễn ra đúng trật tự và minh bạch và người dân Campuchia đã đi bỏ phiếu vì hòa bình, ổn định và phát triển.
"Trung Quốc là người bạn thân thiết đáng tin cậy nhất của nhân dân Campuchia", ông Sokhon nói.
Thông báo của Ủy ban Bầu cử Quốc gia Campuchia (NEC) cho biết tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu tại Campuchia là 82,71%, cao hơn nhiều so với con số 69,61% trong cuộc bầu cử năm 2013. NEC đánh giá đây là kỳ bầu cử thành công.
Trước đó, Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP), đối thủ chính của đảng CPP cầm quyền, đã bị Tòa án tối cao Campuchia ra phán quyết giải tán hồi năm 2017. Từng nhận được nhiều sự ủng hộ từ các cử tri trẻ với mong muốn thay đổi, đảng CNRP từng để thua sít sao trong cuộc bầu cử năm 2013.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Straits Times
Philippines chỉ trích Trung Quốc liên tục cản trở trên Biển Đông Philippines bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc ngày càng tăng cường việc cảnh báo các tàu và máy bay của Philippines qua sóng radio khi các phương tiện này hoạt động gần các đảo nhân tạo do Bắc Kinh bồi đắp trái phép trên Biển Đông. Ảnh vệ tinh chụp đá Gaven thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hồi...