Nhà sản xuất smartphone đang ‘mắc kẹt’ với màn hình
Các hãng điện thoại được cho là đang mắc kẹt trong màn hình khi nỗ lực phát triển smartphone với màn hình tràn viền, cuộn, gập, co giãn…
Nếu coi điện thoại gập, cuộn là cuộc cách mạng tiếp theo, nhiều nhà sản xuất sẽ đồng ý. Samsung đã cho ra đời Galaxy Fold, Huawei giới thiệu Mate X trong khi Motorola tái sinh dòng Razr với màn hình gập. TCL đang sản xuất điện thoại có thể cuộn lại. Các nhà sản xuất phụ kiện như ốp lưng đang phải tính toán việc chế tạo case cho một chiếc điện thoại có màn hình linh hoạt.
Màn hình smartphone liên tục được đầu tư và cải tiến. Thế nhưng, liệu việc tập trung thay đổi công nghệ màn hình có đưa người tiêu dùng đến với cuộc cách mạng điện thoại thông minh tiếp theo. Đa số các phim khoa học viễn tưởng đẩy kỳ vọng của con người xa hơn so với việc đóng khung trong các màn hình.
Tương lai nằm ở công nghệ hiển thị
Điểm nhấn của smartphone chính là màn hình. Trong khi đó, giới công nghệ tin rằng, điều làm nên smartphone tương lai nằm ở công nghệ hiển thị và tương tác, không đơn thuần là màn hình vật lý. Màn hình gập không phải là giải pháp bởi chúng vẫn tập trung vào các thao tác trên màn hình cụ thể.
Video đang HOT
Công nghệ hiển thị, không phải màn hình vật lý, sẽ quyết định hình dáng smartphone và thiết bị thông minh tương lai.
Theo một số nhà phân tích, khi di chuyển trên đường, con người không nhất thiết phải giao tiếp với thế giới thông qua thiết bị cầm tay, mà có thể qua thiết bị đeo hay thậm chí gắn vào nhãn cầu.
“Hãy chuẩn bị cho cái ngày thiết bị thông minh mà chúng ta biết đến không còn tồn tại, thay vào đó là một thứ hoàn toàn khác so với những gì chúng ta sử dụng hôm nay, như kính đeo mắt hay kính áp tròng AR thông minh, với trung tâm là các ứng dụng xoay quanh camera”, Vadim Nekhai, Giám đốc điều hành công ty chuyên về AR Banuba, nói.
Theo ông, các công ty công nghệ nên suy nghĩ vượt ra khỏi màn hình vật lý. Điện thoại thông minh đưa cả thế giới vào trong tầm tay của người sử dụng, nhưng đã đến lúc thay đổi cách con người tiếp cận và tương tác với thế giới đó.
Nhiều hãng đang tham gia vào cuộc đua phát triển công nghệ hiển thị kiểu mới cho smartphone, hay tìm kiếm thiết bị thay thế smartphone. Chẳng hạn, Google phát triển kính Google Glass, nhưng chưa thành công do được cho đi trước thời đại quá sớm. Microsoft đầu tư vào kính Hololens tương tác qua công nghệ AR. Facebook mua lại Oculus vì tin rằng AR chính là thế hệ điện toán tiếp theo sau PC và smartphone
Cuối tuần trước, chuyên gia phân tích Ming-Chi Kuo cho biết Apple sẽ triển khai các sản phẩm AR và VR theo ba giai đoạn. Giai đoạn đầu là thiết bị đeo VR vào năm 2022, kính mắt AR năm 2025 và kính áp tròng thông minh từ năm 2030 đến 2040.
Theo Kuo, tương tác thực tế ảo (AR) và thực tế hỗn hợp (MR) sẽ là “công nghệ quan trọng tiếp theo xác định giao diện người – máy sáng tạo của các sản phẩm điện tử”. Trong khi các thiết bị VR sẽ dần bị thu hẹp và chỉ phục vụ thị trường ngách, phần cứng AR và MR sẽ sớm trở thành xu hướng chủ đạo.
Oppo trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất Trung Quốc
Báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint Research cho biết, Oppo đã lần đầu tiên trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất Trung Quốc.
Oppo lần đầu tiên trở thành thương hiệu số 1 tại Trung Quốc
Theo GSMArena , đó là kết quả từ hai yếu tố: sự trỗi dậy của Oppo và sự suy giảm của Huawei. Cụ thể, vào tháng 1.2021, Oppo chiếm 21% thị trường Trung Quốc và dẫn đầu thị phần. Thương hiệu Vivo cùng Huawei đứng sau với 20%. Các vị trí tiếp theo thuộc về Apple và Xiaomi khi đều ở mức 16%. So với tháng 12.2020, thị phần Oppo đã tăng 33%, trong khi tăng 25% so với tháng 1.2020.
Counterpoint cho biết smartphone 5G là động lực tăng trưởng chính của các hãng sản xuất tại Trung Quốc. Vào quý cuối cùng của năm 2020, doanh số smartphone 5G chiếm 65% tổng doanh số smartphone ở Trung Quốc. Điều này cũng giải thích cho sự sụt giảm của Huawei.
Huawei có thể cung cấp chip 4G, nhưng đối với điện thoại 5G, họ phải dựa vào các chip mà họ dự trữ trước khi các hạn chế thương mại có hiệu lực. Vì vậy, Huawei đã chuyển trọng tâm sang thị trường cao cấp, nơi tỷ suất lợi nhuận cao hơn nhưng doanh số bán hàng thấp hơn.
Điều này tạo cơ hội cho Oppo chiếm được thị trường mà Huawei bỏ lại. Các nhà phân tích chỉ ra rằng Reno5 tầm trung và dòng A giá phải chăng đều mang lại thành công cho Oppo. Cả hai dòng sản phẩm này đều có các mẫu 5G với nhiều mức giá khác nhau.
Sự suy giảm của Huawei cũng có lợi cho Xiaomi. Điều thú vị là Xiaomi và các thương hiệu con của BBK đang tiến đến các mặt trận khác nhau, với Xiaomi tiến sâu vào mảng kinh doanh trực tuyến của Huawei, còn Oppo và Vivo đang làm tốt ở mặt trận bán hàng truyền thống.
Ngoài ra, việc bán bộ phận Honor cũng khiến thị phần Huawei sụt giảm mạnh. Trước đó, các nhà phân tích đã theo dõi doanh số bán hàng kết hợp giữa Huawei và Honor.
Samsung dẫn trước trong cuộc chiến 'vương quyền' với Huawei Dù vẫn là nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, Samsung chưa bao giờ bị Huawei thách thức cướp mất "ngôi vương" lớn như năm qua. Huawei sở hữu dải sản phẩm phong phú, từ điện thoại, máy tính bảng giá rẻ, tầm trung tới các mẫu cao cấp có khả năng chiếm thị phần của Samsung tại một số thị trường...