Nhà nước đã có kinh phí tập huấn, vì sao Bộ lại quy định giáo viên đóng góp?
Theo Quyết định 404/QĐ-TTg, giáo viên không phải đóng kinh phí khi thực hiện “ tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới”.
Đào tạo giáo viên dạy môn tích hợp sao… chậm trễ vậy?
Ngày 27/3/2015, Chính phủ ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Quyết định số 404/QĐ-TTg có ghi rõ lộ trình thực hiện như sau:
“b) Giai đoạn 2 (7/2016 – 6/2018):
- Biên soạn, thẩm định, thực nghiệm, phê duyệt cho phép sử dụng và phát hành được ít nhất một bộ sách giáo khoa mới của lớp 1, lớp 6 và lớp 10.
- Biên soạn tài liệu hướng dẫn dạy học theo chương trình mới.
- Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới đối với lớp 1, lớp 6 và lớp 10.
- Biên soạn tài liệu giáo dục của địa phương.
- Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy định về chế độ, chính sách liên quan đến việc thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới.
- Tiếp tục tổ chức thông tin tuyên truyền về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới chương trình, sách giáo khoa.
c) Giai đoạn 3 (7/2018 – 12/2023):
- Từ năm học 2018 – 2019, bắt đầu triển khai áp dụng chương trình mới, sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
- Biên soạn, thẩm định, thực nghiệm, phê duyệt cho phép sử dụng và phát hành sách giáo khoa mới của các lớp còn lại.
- Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới đối với các lớp còn lại.
- Đánh giá chương trình trong quá trình triển khai thực hiện.
- Tiếp tục tổ chức thông tin tuyên truyền về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới chương trình, sách giáo khoa.”
Video đang HOT
(Ảnh minh họa: Lã Tiến)
Đúng lý ra, đến thời điểm này (tháng 8/2021) công tác “Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới” đã phải hoàn thành ít nhất giai đoạn 2 (7/2016 – 6/2018) theo Quyết định số 404/QĐ-TTg.
Thế nhưng, ngày 21/7/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Quyết định 2454 về Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Khoa học tự nhiên và Quyết định 2455/QĐ-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Lịch sử và Địa lý.
Rõ ràng công tác “Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới” đã quá chậm trễ so với lộ trình thực hiện mà Chính phủ đã phê duyệt trong Quyết định số 404/QĐ-TTg.
Ai phải chịu trách nhiệm này, khi năm học mới thực hiện ở lớp 6 chỉ còn 1 tháng nữa? Muốn đạt kết quả tốt phụ thuộc không nhỏ vào đội ngũ giáo viên, trong lúc đó giáo viên môn tích hợp chưa thực hiện được ” Chương trình bồi dưỡng này được coi là điều kiện tối thiểu để mỗi giáo viên có thể bắt đầu triển khai dạy học” môn Khoa học tự nhiên; môn Lịch sử và Địa lí như 02 Quyết định của Bộ Giáo dục yêu cầu?
Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới, giáo viên không phải đóng tiền
Quyết định 2454/QĐ-BGDĐT và Quyết định 2455/QĐ-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Khoa học tự nhiên môn Lịch sử và Địa lý được ban hành đã khiến nhiều giáo viên lo lắng, bức xúc, khi “chứng chỉ” đã, đang và tiếp tục là “giấy phép con” đè nặng trên đôi vai thầy cô giáo.
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có nhiều bài viết phản ánh vấn đề này: “Giáo viên đã khổ vì chứng chỉ lắm rồi, sao còn phải bỏ tiền học 2 môn tích hợp?”; “Giáo viên lo thiếu chứng chỉ bồi dưỡng môn tích hợp, có bị tinh giản biên chế?”; “Bộ có “mở” cho các trường sư phạm bồi dưỡng 2 môn tích hợp thu tiền giáo viên?”;
“Xin Bộ đừng để giáo viên bị “tận thu” tiền học chứng chỉ bồi dưỡng môn tích hợp”; “Thưa Bộ, giáo viên lấy tiền đâu ra để học chứng chỉ bồi dưỡng môn tích hợp?”; “Quyết định 2454, 2455 có thành “cái roi” ép giáo viên đi học chứng chỉ tích hợp?”; “Xin Bộ trưởng hãy cứu các giáo viên dạy môn tích hợp bên “bờ vực chứng chỉ”"…
Phần lớn giáo viên lo lắng bồi dưỡng “Chứng chỉ môn tích hợp” sẽ đi vào “vết xe đổ” các loại chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, chức danh nghề nghiệp; giáo viên tích hợp sẽ thành “chùm khế ngọt” cho “ai đó” “trèo hái mỗi ngày”.
Vậy, giáo viên tập huấn, bồi dưỡng để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới có phải đóng tiền?
Quyết định số 404/QĐ-TTg quy định rõ về phần Kinh phí và nguồn vốn.
“a) Nhà nước bố trí 778,8 tỷ đồng để thực hiện các nhiệm vụ:
- Xây dựng, thử nghiệm chương trình.
- Biên soạn, thử nghiệm một bộ sách giáo khoa (do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện), trong đó có sách giáo khoa song ngữ (tiếng Việt – tiếng một số dân tộc ít người) đối với một số môn học ở cấp tiểu học; biên soạn và thử nghiệm sách giáo khoa điện tử.
- Thẩm định chương trình và thẩm định sách giáo khoa.
- Tập huấn, bồi dưỡng cho người tham gia xây dựng, biên soạn, thẩm định chương trình mới, sách giáo khoa mới; xây dựng hệ thống tập huấn, bồi dưỡng giáo viên qua mạng; tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới.
- Cung cấp sách giáo khoa cho các trường vùng miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, học sinh khuyết tật.”
Bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Khoa học tự nhiên môn Lịch sử và Địa lý là tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới.
Như vậy, khi tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới, giáo viên không phải đóng tiền!
Hay nói cách khác, giáo viên đơn môn đi học Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Khoa học tự nhiên môn Lịch sử và Địa lý theo Quyết định 2454/QĐ-BGDĐT và Quyết định 2455/QĐ-BGDĐT thuộc đối tượng tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới nên giáo viên không phải đóng tiền.
Số tiền này đã nằm trong kinh phí thực hiện Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, được Chính phủ phê duyệt, chi trả theo Quyết định số 404/QĐ-TTg.
Phân công giáo viên đơn môn dạy môn tích hợp là giải pháp tối ưu hiện nay
Bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới theo Quyết định 2454/QĐ-BGDĐT và Quyết định 2455/QĐ-BGDĐ khi năm học mới chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là nhiệm vụ “bất khả thi”.
Không thể thực hiện được yêu cầu của Bộ trong 02 Quyết định trên “Chương trình bồi dưỡng này được coi là điều kiện tối thiểu để mỗi giáo viên có thể bắt đầu triển khai dạy học” môn Khoa học tự nhiên; môn Lịch sử và Địa lí; thế nhưng không thể không triển khai chương trình môn Khoa học tự nhiên; môn Lịch sử và Địa lí.
Vì vậy, giải pháp phân công giáo viên đơn môn dạy môn tích hợp là giải pháp tối ưu hiện nay; các cơ sở giáo dục thực hiện theo Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn về 2 môn tích hợp như sau: “Căn cứ tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường, hiệu trưởng phân công giáo viên dạy học các nội dung của chương trình phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên”.
Để lan tỏa tôn chỉ “sống, làm việc theo pháp luật”, làm gương cho thầy cô thực hiện theo pháp luật, cần thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, theo Quyết định số 404/QĐ-TTg, đó là: Kinh phí “tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới” do nhà nước chi trả.
Thực hiện đúng và đủ chính sách của nhà nước với giáo dục, với giáo viên là việc làm thiết thực, để thực hiện chỉ đạo “học thật, thi thật, nhân tài thật” của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tài liệu tham khảo:
- Quyết định số 404/QĐ-TTg Ngày 27 tháng 3 năm 2015 Phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
- Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH
- Quyết định 2454/QĐ-BGDĐT
- Quyết định 2455/QĐ-BGDĐT.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Bồi dưỡng giáo viên: Tự tin bắt nhịp chương trình mới
Trải qua giai đoạn bỡ ngỡ khi mới nhận nhiệm vụ dạy học theo chương trình (CT) mới, thời điểm này, nhiều thầy cô cho biết đã khá tự tin sau khi được đào sâu về CT, SGK mới qua các đợt bồi dưỡng, tập huấn.
Một buổi tập huấn thay SGK lớp 2 tại Trường Tiểu học và THCS Thụy Duyên, Thái Bình.
Nắm chắc, hiểu sâu CT, SGK mới
Khi mới nhận nhiệm vụ giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 6, cô Cao Thu Hằng, Trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết mình và đồng nghiệp khá lo lắng, bỡ ngỡ. Tuy nhiên, qua các buổi thảo luận, đóng góp ý kiến để lựa chọn SGK, tập huấn về SGK mới và tham gia các khóa học, lớp học để trau dồi kiến thức chuyên môn..., hình dung về công việc với CT mới ngày càng rõ. Các tổ nhóm chuyên môn đã triển khai xây dựng phân phối CT, kế hoạch giáo dục của tổ phù hợp với logic sắp xếp các chủ đề của CT môn học và điều kiện tổ chức dạy học của nhà trường.
"Trong điều kiện dịch bệnh, dạy thực nghiệm chưa thực hiện được, dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu (BGH), chúng tôi tiến hành xây dựng kế hoạch bài dạy một số tiết trong CT mới để trình bày trước tổ nhóm chuyên môn - BGH, qua đó học hỏi, rút kinh nghiệm và góp ý đồng nghiệp. Qua các video bài giảng dạy thử môn Khoa học tự nhiên, giáo viên (GV) trong tổ chuyên môn cùng thảo luận, học hỏi ưu điểm, khắc phục hạn chế của bài dạy mẫu. Đây cũng là cách chúng tôi dự giờ, học hỏi trực tuyến trong tình hình dịch bệnh hiện nay" - cô Hằng chia sẻ.
Chuẩn bị dạy học theo CT mới, cô Chu Thị Lụa, Trường Tiểu học - THCS Thụy Duyên, Thái Bình được bồi dưỡng trực tuyến các mô-đun 1, 2, 3 trên hệ thống LMS, tập huấn bồi dưỡng SGK lớp 2. Các hoạt động này phần nào giúp cô làm chủ phương pháp dạy học để giảng dạy theo CT mới. Theo cô Lụa, GV qua bồi dưỡng thấy được CT mới xây dựng theo hướng mở, giúp HS hình thành, phát triển những yếu tố căn bản, đặt nền móng để phát triển hài hòa về thể chất, tinh thần, phẩm chất và năng lực. GV cũng nắm được các phương pháp, kĩ thuật dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá tích cực nhằm giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho HS.
"Với tập huấn SGK, chúng tôi được giới thiệu về CT tổng thể, CT từng môn, từng phần, từng chủ điểm. Sau tập huấn mỗi môn đều có tiết dạy minh họa, giúp GV học được các kĩ năng, phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp. Qua bồi dưỡng, chúng tôi cũng nắm được cách nhận xét, đánh giá HS theo quy định mới" - cô Chu Thị Lụa cho hay.
Tại Trường THCS Phan Đình Phùng (Ea Ô, Eakar, Đắk Lắk), GV được bồi dưỡng trực tuyến 3 mô-đun về CT giáo dục phổ thông 2018, tập huấn trực tuyến SGK 6 về nội dung môn học; được cung cấp tài liệu SGK 6 để lựa chọn bộ sách phù hợp. Theo thầy Phó Hiệu trưởng Cao Tiến Tuyến, qua các mô-đun, CT tập huấn, GV của trường đã nắm được cấu trúc của SGK, mạch kiến thức của từng môn; nắm vững các phương pháp dạy học và điểm mới trong kiểm tra đánh giá HS.
Tại Trường THCS Thụy Liên, Thái Thụy, Thái Bình, GV đã nghiên cứu SGK lớp 6, tham khảo các kế hoạch dạy học mà nhóm tác giả chia sẻ để tìm ra phương pháp phù hợp nhất cho mình. Hiệu trưởng Nguyễn Tiến Dũng thông tin: CT tập huấn được triển khai từ rất sớm, bắt đầu từ CT tổng thể, rồi tập huấn trực tuyến các mô-đun từ cuối năm 2020. NXB cũng triển khai CT bồi dưỡng, tập huấn về SGK, trong đó có tiết dạy minh họa từ đầu năm 2021 đến tháng 6/2021... Các hoạt động trên giúp GV hiểu rõ, nắm vững nội dung CT, SGK, cách thiết kế và tổ chức dạy học hiệu quả.
Tập huấn về SGK mới tại Trường THCS Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Tiếp tục chuẩn bị hành trang
Để dạy học hiệu quả theo CT mới, cô Ngô Thị Huyến, Trường Tiểu học Thụy Sơn, Thái Bình cho rằng, mỗi GV cần tiếp tục đọc, nghiên cứu để hiểu thấu đáo về nội dung CT, SGK mới; chủ động tự học, từ trau dồi kiến thức chuyên môn. Cô Huyến mong muốn trong các buổi tập huấn, phần giảng giải lý thuyết của chuyên gia ngắn gọn hơn, có minh họa trích đoạn cụ thể nội dung bài dạy. Cùng với đó, có nhiều tiết dự giờ mẫu ở các địa phương, vùng miền khác nhau; có chuyên gia về trường dạy mẫu.
Ở vị trí lãnh đạo nhà trường, theo thầy Nguyễn Tiến Dũng, cần sớm có đủ SGK, sách GV, đầu tư trang thiết bị dạy học cho nhà trường đáp ứng yêu cầu của CT mới. Các tác giả viết SGK đã tích cực tương tác, trao đổi, chia sẻ với GV, điều đó rất hữu ích. Tuy nhiên, do thời lượng buổi bồi dưỡng có hạn, nên mong tác giả tiếp tục trao đổi, chia sẻ với thầy cô trong xây dựng kế hoạch giáo dục và thiết kế bài soạn, cũng như các video các bài dạy minh họa...
Góp ý cho CT bồi dưỡng, cô Chu Thị Lụa nhắc đến việc cần quan tâm đặc điểm vùng miền, phát triển giáo dục của từng địa phương; tăng cường bồi dưỡng về nhân cách, đạo đức sư phạm cho đội ngũ nhà giáo. Đồng thời, kết hợp 2 hình thức bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng trực tuyến để tăng kỹ năng thực hành cho GV.
Nhấn mạnh vai trò tự học, tự bồi dưỡng, cô Lụa cho rằng: GV cần nắm vững CT, SGK mới lớp 2; đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS; bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, đồ dùng, phương tiện dạy học; nắm chắc quy định kiểm tra, đánh giá HS tiểu học. GV cũng cần lập kế hoạch, chuẩn bị môi trường lớp học, giảng dạy với tinh thần trách nhiệm cao. "Để dạy học theo CT mới hiệu quả, thầy cô cần được trang bị đầy đủ thiết bị đồ dùng dạy học, học liệu điện tử phong phú, đa dạng" - cô Chu Thị Lụa chia sẻ.
Để đảm nhiệm giảng dạy CT mới, đặc biệt là môn học mới Khoa học tự nhiên, GV phải chuẩn bị rất nhiều việc. Trong đó có trau dồi nghiệp vụ sư phạm (bao gồm cả kiến thức chuyên môn, phương pháp giảng dạy); xây dựng phân phối CT, kế hoạch giáo dục của GV và kế hoạch bài dạy. Nhấn mạnh điều này, cô Cao Thu Hằng cũng lưu ý GV phải chuẩn bị tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới, tiếp cận CT mới, từ đó chủ động thực hiện công việc được giao.
"Bên cạnh CT tổng thể, chúng tôi mong được tập huấn chuyên sâu từng bài học, đơn vị kiến thức trong CT. Với đặc thù của môn khoa học thực nghiệm, chúng tôi cần được hỗ trợ về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học. Trong quá trình giảng dạy, GV rất cần sự đồng hành từ nhà trường, sở/phòng GD&ĐT đội ngũ tác giả viết sách" - cô Hằng nêu.
Sẵn sàng triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 Năm học 2021-2022, cả nước tiếp tục triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018 đối với lớp 2 và lớp 6. Thời điểm hiện tại, 21 quận, huyện và TP Thủ Đức (TPHCM) đang triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo nguồn lực thực hiện chương trình mới. Giáo viên lớp 2 ở TP Thủ Đức tham gia...